Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc 

[MINH HUỆ 24-04-2014] Ghi chú của Ban biên tập: Trong cả hai nền văn hoá phương Tây và Trung Quốc, nguyên lý quả báo, tức là mỗi người phải chịu nhận hậu quả của những việc mình làm, được chấp nhận một cách rộng rãi. Giáo lý căn bản của Pháp Luân Công là đặc tính của vũ trụ, “Chân – Thiện – Nhẫn”. Vũ trụ sẽ ban thưởng cho những hành động hoà hợp với nguyên lý này, trong khi những hành động như là đánh đập, tra tấn và giết người sẽ mang đến quả báo. Nói cách khác, hành động tốt sẽ được phúc báo, trong khi hành động ác sẽ gặp quả báo. Các bài viết như bài này là lời nhắc nhở từ bi về nguyên lý trên cho những ai đã làm điều sai trái. Trong khi nhiều người bức hại Pháp Luân Công chỉ đơn thuần là “theo mệnh lệnh”, luật vũ trụ cũng đòi họ phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình, và chỉ có cách thay đổi những việc làm sai trái thì mới có thể thoát khỏi sự trừng phạt.

Mười ba năm trước, sau khi đã làm một việc mà đáng ra không nên làm, Vương Lôi, trưởng đồn cảnh sát Mỏ Phú Lực, thành phố Hạc Cương, tỉnh Hắc Long Giang, đột nhiên bị đột quỵ và đã chết trong bệnh viện sau đó vài giờ.

Hai tháng trước khi chết, ông ta đã bắt giữ và đưa bà Lưu Phượng Cần vào trại lao động cưỡng bức. Vương đã chết ở tuổi 47, và những người chứng kiến sự việc nói rằng đó là quả báo do ông ta đã bức hại Pháp Luân Công.

Chuyện xảy ra vào tháng 08 năm 2001. Khi bà Lưu đang phân phát tài liệu giảng chân tướng, ai đó đã tố cáo bà với chính quyền và bà đã bị cảnh sát và người dân ở các văn phòng lân cận chặn lại. Bà Lưu đã giảng chân tướng Pháp Luân Công cho tổ trưởng khu phố và nói với ông rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phỉ báng và bức hại pháp môn tu luyện một cách bất công. Bà cũng cảnh báo ông rằng việc bức hại chính tín có thể phải lãnh chịu hậu quả. Người tổ trưởng khu phố đã la lên: “Tôi không tin!”

Khi Vương Lôi và các sĩ quan khác bắt giữ bà Lưu, Vương đã vừa đấm đá bà vừa la hét: “Tôi đã đợi vài giờ đồng hồ và phải bỏ cả bữa ăn mới tóm được bà!” Ông ta nhét bà Lưu vào thùng xe và gầm gừ: “Tôi sẽ cho bà chết ngạt.” Một nhân viên khác nói: “Đừng làm bà ta chết ngạt.” Vương Lôi suy nghĩ giây lát rồi sau đó lôi bà Lưu ra khỏi thùng xe.

Vương Lôi và các nhân viên khác đã tống bà Lưu vào trại lao động cưỡng bức trong ba năm. Bà đã bị tra tấn ở Trại lao động Giai Mộc Tư cho đến khi không thể đi được và đã được phóng thích vì lý do sức khỏe sớm hơn thời hạn một năm rưỡi.

Vương Lôi, người phải chịu trách nhiệm vì đã bắt bà Lưu vào trại lao động, đã chết sau đó hai tháng.

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/5/3/454.html

Đăng ngày 09-06-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share