Bài viết của phóng viên Minh Huệ từ Trung Quốc

[MINH HUỆ 09-02-2014] Anh Vương Thụ Sâm đang lâm vào tình trạng hết sức hiểm nghèo sau 12 năm bị cầm tù và tra tấn. Anh đã bị kết án 18 năm tù vì lên tiếng cho Pháp Luân Công, anh Vương đã từng bị đánh đập đến nguy kịch và đã phải nhập viện nhiều lần. Cao 1,8 m, nhưng anh bây giờ chỉ nặng gần 45 kg. Một số răng của anh đã bị rụng vì tra tấn, và lưng bị gù nặng. Mặc dù chỉ mới 48 tuổi, anh giờ trông như một cụ già.

Hàng trăm học viên đã bị bắt sau khi chương trình TV về Pháp Luân Công được phát sóng

Ngày 20 tháng 04 năm 2002, anh Vương Thụ Sâm cùng các học viên khác từ Thành phố Hạc Cương tỉnh Hắc Long Giang đã chèn tín hiệu thành công vào mạng truyền hình cáp nhà nước để phát sóng chương trình TV vạch trần chân tướng về “Vụ tự thiêu giả mạo” trên Quảng trường Thiên An Môn.

Vào ngày hôm sau, phòng công an tại địa phương đã huy động 300 cảnh sát có vũ trang tới tra xét khu vực và chặn tất cả các ngả đường. Lí Đạo Tường, trưởng đồn công an Đường Tân Kiến, đã dẫn một đám cảnh sát hung ác đột nhập vào nhà và bắt giữ anh Vương bất hợp pháp. Anh bị đưa tới Trung tâm giam giữ số 2, sau đó bị chuyển tới Trung tâm giam giữ số 1.

600 đến 700 học viên đã bị bắt giữ vào ngày hôm đó. Trong đó gồm các học viên Trương Dược Minh – bị kết án 19 năm tù, Quách Trung Quyền – bị kết án 13 năm tù, Quách Hưng Quốc – bị kết án 15 năm và cuối cùng đã qua đời vì bị tra tấn trong Nhà tù Hô Lan.

Bị tra tấn tàn bạo và nhập viện

Lính canh đã sử dụng nhiều phương pháp để tra tấn anh Vương, cố ép anh từ bỏ đức tin của mình. Các phương pháp tra tấn bao gồm treo bằng còng tay, đánh bằng gậy, đổ nước lạnh vào người, xích vào nền nhà, và tra tấn bằng ghế sắt. Thân thể anh tím bầm đầy thương tích, anh thường bị ngất xỉu và nôn ra máu. Màng nhĩ của anh cũng bị thủng.

Minh họa tra tấn: Xích vào nền nhà

Minh họa tra tấn: Treo bằng còng tay

Tại thành phố Hạc Cương vào tháng 10 năm 2002, anh Vương ban đầu bị Tòa án Quận Công Nông kết án 18 năm tù. Sau đó 2 tháng, anh bị chuyển tới Nhà tù số 3 ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, nơi anh bị tra tấn bằng lao động khổ sai, phạt đứng và cấm ngủ.

Anh Vương bị chuyển tới Nhà tù Đại Khánh vào tháng 07 năm 2004, tại đây anh bị đánh đập, bức thực ,biệt giam và không cho phép gặp gia đình. Do bị tra trấn liên tục, anh Vương thường bị bất tỉnh và phải nhập viện nhiều lần.

Bắt đầu từ tháng 08 năm 2004, anh bị các tù nhân xung quanh giám sát suốt ngày đêm, bị cấm nói chuyện, thậm chí không cho ra khỏi phòng giam.

Vợ của anh đã dẫn cậu con trai tuổi vị thành niên tới Nhà tù Đại Khánh để thăm cha vào tháng 08 năm 2007. Nhưng Dương Hữu Long, trưởng Khu vực số 10, đã không cho phép họ gặp nhau. Hai người đã phải đợi 3 ngày, nhưng không có lựa chọn nào khác ngoài việc rời đi mà không được gặp mặt anh.

Tháng 5 năm 2008, lính canh Dương Hữu Long đã tự chế ra hai cái búa gỗ dùng để đánh đập các học viên trong tù. Họ thường đổ nước bẩn lên các học viên khi đang ngủ, và sau đó bắt đầu đánh đập họ. Cách tra tấn này được tiếp diễn cho đến khi họ tống tiền được các học viên hoặc ép được họ viết ba tuyên bố từ bỏ đức tin của mình.

Một lần khác, lính canh đã thay phiên nhau đánh đập anh Vương cho đến khi tính mạng anh rất nguy kịch. Thậm chí đến lúc đó, nhà tù vẫn không cho thân nhân đưa anh về nhà.

Vào ngày 29 tháng 09 năm 2009, anh Vương đã ngất xỉu sau khi bị đánh đập tàn bạo và phải đưa tới Bệnh viện số 4 Đại Khánh. Anh đã bất tỉnh khoảng một tuần, nhưng ngay khi tỉnh lại, anh liền bị đưa trở lại nhà tù.

Tháng 03 năm 2012, anh lại nhập viện và bị chẩn đoán thiếu máu cục bộ cơ tim. Anh bị đưa trở lại nhà tù mà không được điều trị hợp lý. Các triệu chứng tương tự lại xuất hiện vào ngày 09 tháng 12 và ngày 01 tháng 01 năm 2014, nhưng chính quyền vẫn từ chối thả anh.

Trước và sau khi cuộc đàn áp bắt đầu

Anh Vương Thụ Sâm được sinh ra ở làng Giải Phóng, thành phố Dân Lạc, quận Khánh An, tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 18 tháng 11 năm 1966. Anh tốt nghiệp Đại học Mỏ Phụ Tân vào năm 1990 và sau đó làm việc tại Phòng địa trắc Mỏ Hưng An, thành phố Hạc Cương, tỉnh Hắc Long Giang.

Anh đã bị mắc nhiều bệnh nặng, bao gồm viêm màng phổi do bị lao, tràn dịch phổi, và bệnh tim. Tuy nhiên, sau khi học Pháp Luân Công vào năm 1996, các triệu chứng của anh đã biến mất, anh trở nên rất khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.

Sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, Vương Quốc Kỳ, trưởng đồn Công an Tân Kiến, quận Hưng An, thành phố Hắc Cương, đã liên tục chỉ đạo cho công an tới sách nhiễu anh Vương cùng gia đình.

Anh Vương đã tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện tới các cấp chỉnh phủ cao hơn. Trương Tư Hạ, trưởng Ủy ban dân cư đường Tân Kiến, đã tới Bắc Kinh để bắt anh. Anh Vương bị đưa trở lại thành phố Hạc Cương và bị giam giữ tại Trung tâm giam giữ thành phố Hạc Cương hai tuần.

Trước khi Trương Tư Hạ tới Bắc Kinh, anh ta đã cố tống tiền gia đình và cơ quan nơi anh Vương làm việc bằng cách đòi 1.000 nhân dân tệ tiền lộ phí, họ đã không có khả năng để trả khoản tiền đó. Trương sau đó đã thất bại khi cố gắng áp đặt một lệnh giữ lương tại nơi làm việc của anh Vương. Anh ta cuối cùng đã câu kết với Mạnh Cương, trưởng Ủy ban Chính trị và Pháp luật tại quận Hưng An, để tống tiền vợ của anh Vương.

Nhằm nỗ lực ngăn anh Vương lại tới Bắc Kinh thỉnh nguyện, Vương Quốc Kỳ, trưởng đồn Công an Tân Kiến, đã bắt giữ anh vào ngày 06 tháng 01 năm 2000 và giam anh tại Trung tâm giam giữ thành phố Hạc Cương, Trung tâm giam giữ khu vực khai thác mỏ, Trung tâm giam giữ số 1, và những cơ sở không xác định khác. Đó là các nơi mà anh bị tra tấn.

Bị suy giảm sức khỏe do ngược đãi, anh Vương được thả để điều trị y tế và được về cùng người thân.

Khi trở về nhà, anh được thông báo rằng mình đã bị công ty sa thải. Anh vẫn bị công an và quan chức tại địa phương từ đồn Công an Khu vực khai thác mỏ, Phòng An ninh, Chính quyền quận, và Phòng 610 giám sát và sách nhiễu.

Vợ của anh Vương cũng bị bức hại

Chỉ hai ngày sau khi anh Vương bị bắt giữ vào năm 2002, vợ của anh, cô Lý Hiểu Phong, cũng bị công an từ Cục An ninh Quốc gia thành phố Hạc Cương bắt giữ tại nơi làm việc. Cô đã bị giam tại Trung tâm giam giữ thành phố Hạc Cương.

Các lính canh tại Trung tâm giam giữ đã túm tóc và đập đầu cô vào tường. Tòa án quận Công Nông đã kết án bất hợp pháp cô hai năm tù, với tội danh “bảo vệ” một học viên Pháp Luân Công.

Cô đã bị ốm nặng do bị bức hại và phải nằm viện hơn một năm. Sau đó, cô bị đưa trở lại Trung tâm giam giữ số 1 để tiếp tục chịu bức hại, cho đến khi mãn hạn tù vào năm 2004.

Hai tháng trước khi được thả, cô được thông báo đã bị sa thải việc làm.

Tái hiện tra tấn: Đập đầu vào tường

Cuộc sống của cô Lý Hiểu Phong rất khó khăn vì cô phải nuôi con một mình. Con trai cô chín tuổi khi chồng cô bị đưa vào tù, và cháu đã bị tổn thương do cuộc bức hại. Cháu có các triệu chứng của bệnh co rút, nhưng gia đình không có đủ khả năng để điều trị cho cháu.

Cô Lý đã nhiều lần tới chính quyền quận để yêu cầu đi làm trở lại, nhưng mọi lần đều bị từ chối. Khi anh Vương và vợ cùng ở trong tù, cậu con trai được dì nuôi dưỡng. Suốt khoảng thời gian này, cháu thường khóc thầm trong chăn hoặc đột ngột kích động lên cơn khóc vào ban đêm.

Một phần danh sách những người chịu trách nhiệm về cuộc bức hại:

Trương Văn Tài (张文财), giám đốc Nhà tù Đại Khánh: +86-13604897999

Quách Xuân Đường (郭春堂), giám đốc Khu vực số 3: +86-13039882277

Phó Học Lâm (付学林), nhân viên Nhà tù Đại Khánh: +86-13045390999

(Để biết thêm thông tin liên hệ của các thủ phạm, xin vui lòng tham khảo bài viết gốc bằng tiếng Trung)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/2/9/插播破谎言-铁肩担道义-287479.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/3/23/146033.html

Đăng ngày 12-05-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share