Bài viết của học viên vùng Đông Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-03-2014] Trong kinh văn “Giảng Pháp ở Pháp hội quốc tế miền tây Mỹ quốc năm 2013”, Sư phụ giảng:

“Hiện nay càng ngày càng nhiều đoàn du khách [từ Trung Quốc] Đại Lục, đó chính là an bài người ta thay đổi hoàn cảnh để nghe chân tướng. Kỳ thực ở các điểm chân tướng mới là tuyến thứ nhất, tuyến đầu của giảng chân tướng.”

Sau khi đọc được đoạn Pháp này, và một vài bài chia sẻ gần đây trên Minh Huệ, tôi nhận ra tầm quan trọng của việc chia sẻ kinh nghiệm giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho mọi người xung quanh trong những chuyến hành trình của bản thân mình.

Trước khi tu luyện, tôi hiếm khi đi đâu do sức khỏe kém. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 01 năm 2003, sức khỏe của tôi nhanh chóng được cải thiện. Sau đó tôi đã quyết định đi một chuyến du lịch Đông Nam Á vào tháng 04 năm 2005, cũng như một vài chuyến du lịch trong Trung Quốc sau đó.

Tôi thấy đó đều là những cơ hội rất tốt để gặp gỡ mọi người và chia sẻ với họ chân tướng về Pháp Luân Công. Tôi hy vọng kinh nghiệm của tôi có thể giúp ích được cho các học viên hải ngoại.

Du lịch Đông Nam Á: Nói chuyện với các hướng dẫn viên

Chuyến du lịch này kéo dài 15 ngày bao gồm: Hồng Kông, Macao, Singapore, Malaysia và Thái Lan. Vào lúc đó, đã có cuốn Cửu bình. Tôi tặng một vài cuốn cho các đại lý du lịch khi đặt vé và tôi cũng tìm cơ hội để nói chuyện với những người khác trong đoàn – cả khách du lịch lẫn các hướng dẫn viên.

Hướng dẫn viên du lịch ở Hồng Kông đã đưa ra một số nhận xét tiêu cực về Pháp Luân Công, nhưng tôi đã nhanh chóng chính lại cho anh. Khi tôi đến Singapore, hướng dẫn viên du lịch tại đó cũng có quan điểm tương tự và đã cảnh báo chúng tôi không nhận các tài liệu từ các học viên Pháp Luân Công. Nếu không, chúng tôi sẽ bị các mật vụ của Đại sứ quán Trung Quốc ghi lại những việc rắc rối của chúng tôi bằng hình ảnh. Những lời này làm tôi cảm thấy buồn, nhưng tôi không chắc mình phải làm gì. Sau đó, khi đoàn của chúng tôi đến một khu nghỉ mát, không có du khách nào nhận các cuốn cửu bình mà các học viên đang phân phát. Tôi đã kể cho một học viên địa phương ở đó về chuyện đã xảy ra. Anh đã nhắc tôi nên giảng chân tướng cho hướng dẫn viên để ngăn những chuyện như vậy tái diễn.

Trong thời gian nghỉ trưa, tôi đã nói chuyện với Ellen, hướng dẫn viên du lịch. Tôi nhắc lại những gì cô ấy đã nói trên xe bus và sau đó thì giảng chân tướng cho cô dựa trên những kinh nghiệm của tôi. Cô đã xin lỗi và cô nói rằng mình sẽ không lặp lại điều đó nữa.

Tương tự, tôi nói chuyện với nhiều hướng dẫn viên du lịch khác trong chuyến du lịch và kết quả thu được rất tốt.

Du lịch Đông Nam Á: Trò chuyện với khách du lịch

Tại hầu hết các nhà hàng, trung tâm mua sắm và khách sạn mà chúng tôi tới thăm, luôn có rất nhiều du khách Trung Quốc. Khi tôi phải ghi danh tại những nơi đó, tôi thường viết “Pháp Luân Đại Pháp hảo” hoặc “Thế giới cần Chân-Thiện-Nhẫn.” Tôi hy vọng nhiều người Trung Quốc hơn có thể biết chân tướng, sau khi bị các tuyên truyền kích động thù hận ở Trung Quốc Đại lục lừa gạt.

Hồng Kông

Điểm dừng đầu tiên trên chuyến hành trình là Hồng Kông. Khi chúng tôi đến một khu du lịch, một vài học viên tại địa phương chào đón chúng tôi và đưa cho chúng tôi tài liệu. Tôi giúp họ một tay và cùng hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”

Có 19 du khách trong nhóm bao gồm cả tôi. Trong các bữa ăn, mỗi lần tôi đều đến ngồi ở những chỗ khác nhau để có cơ hội nói chuyện riêng với họ, cho họ cơ hội biết chân tướng.

Thái Lan

Sau khi rời Hồng Kông, chúng tôi đến Singapore và sau đó là Thái Lan. Khi chúng tôi đến Thái Lan, các học viên tiếp cận chúng tôi để phát cửu bình và các tài liệu khác. Để khuyến khích các du khách khác, tôi lấy một cuốn và nói: “Tin tức này rất hay; chúng ta không thể đọc nó ở Trung Quốc. Chúng ta nên đọc thử xem.” Mọi người bắt đầu tò mò, và sau đó thì hầu hết họ đều nhận tài liệu.
Trong lúc nghỉ ngơi, tôi cũng nói chuyện với du khách từ các nhóm khác. Tôi nói chuyện riêng với họ, để họ không không phải lo lắng về ý kiến của những người khác và sẽ sẵn lòng nghe những gì tôi nói hơn.

Malaysia

Bởi vì tôi đã giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho các thành viên trong đoàn du lịch, nên các nhận xét tiêu cực do các hướng dẫn viên tại Singapore đưa ra không gây ảnh hưởng tới họ nhiều như khi chúng tôi đi từ Thái Lan sang Malaysia. Trong khoảng thời gian chúng tôi tới đó, thái độ của họ trở nên tích cực hơn. Ví dụ, có một cặp vợ chồng ngồi cạnh tôi và khi chúng tôi gặp các học viên địa phương tại điểm du lịch, người chồng thậm chí còn chào các học viên bằng cách nói: “Pháp Luân Đại Pháp thật tuyệt vời!” Anh ấy thậm chí còn nhận thêm tài liệu.

Chuyến đi khác

Ngoài Đông Nam Á, tôi còn đến Hàn Quốc khi con gái tôi kết hôn ở đó vào tháng 01 năm 2007. Có khoảng 40 người Trung Quốc trong đoàn và tôi đã nói chuyện với họ lúc kiểm tra hành lý, kiểm tra an ninh và trên máy bay. Sau khi nghe những tội ác của chế độ cộng sản, đặc biệt là cuộc đàn áp Pháp Luân Công, một nửa trong số họ đã đồng ý làm tam thoái.

Du lịch trong nước: Các đại lý du lịch

Tôi tiếp tục giảng chân tướng cho mọi người xung quanh tôi mỗi ngày. Đôi khi, tôi tham gia các đoàn du lịch trong nước để tìm thêm cơ hội giảng chân tướng cho mọi người.

Theo kinh nghiệm của tôi, rất ít công ty du lịch và hướng dẫn viên được nghe về chân tướng. Điều thú vị là hầu hết họ rất dễ tiếp thu và sẵn sàng thoái ĐCSTQ ngay khi họ nghe chân tướng. Đặc biệt khi tôi giảng thanh chân tướng trong các cuộc thảo luận đặt vé du lịch, các đại lý du lịch thường có thái độ rất tốt và chăm chú lắng nghe.

Du lịch trong nước: Các hướng dẫn viên du lịch

Có hai kiểu hướng dẫn viên: Những người làm việc cho các công ty du lịch, luôn đi theo các đoàn du khách; và những người chỉ làm việc tại các điểm du lịch riêng biệt. Vì đặc thù nghề nghiệp của họ, tôi tin rằng họ không có nhiều cơ hội để gặp các học viên. Mặt khác, họ khá hiểu biết và sẵn lòng nói chuyện.

Với những điểm này, tôi tin rằng có thể chủ động tiếp cận và trò chuyện với những người này. Trong lúc trò chuyện, chúng ta có thể nhắc đến nền văn hóa của họ từ đó đưa ra một số luận điểm có liên quan. Miễn là chúng ta có chính niệm mạnh mẽ và thực hiện bằng tâm của mình, mọi thứ đều sẽ tốt đẹp.

Có một lần tôi gặp một hướng dẫn viên du lịch là một người Cơ đốc giáo. Khi tôi khuyên anh thoái ĐCSTQ để có một tương lai tốt đẹp, anh nói chỉ tin vào tôn giáo của mình – không tin vào những thứ khác. Tôi nói rằng tôi tôn trọng đức tin của anh, nhưng thuyết vô thần và kích động bạo lực của cộng sản thì lại trái ngược với hầu hết các tôn giáo. Vì vậy, thoái đảng sẽ bảo đảm cho anh một tương lai tốt đẹp, sẽ là có trách nhiệm với đức tin của mình và với bản thân anh. Cuối cùng anh đã chấp nhận đề nghị của tôi.

Du lịch trong nước: Khách du lịch

Hòa hợp với những du khách và cân nhắc cho họ là rất quan trọng. Đặc biệt khi phải chung phòng với người khác. Tôi luôn để họ chọn giường mà họ thích. Xử sự như vậy để lại một ấn tượng tốt cho họ, khiến họ dễ dàng chấp nhận những lời của tôi sau này.

Tôi luôn cố gắng nói chuyện riêng với các du khách khác trong đoàn trong lúc chụp ảnh hay mua sắm, và giảng chân tướng Pháp Luân Công cho họ. Trong các trung tâm mua sắm cao cấp, tôi cũng nói chuyện với nhân viên tại các quầy hàng. Trong lúc leo núi hay các hoạt động tương tự mà thường kéo dài hàng giờ liền, tôi thường có thể gặp gỡ và nói chuyện với nhiều người.

Một lần, một học viên khác cùng tôi đã đi một chuyến 15 ngày tới miền Nam Trung Quốc. Cả hai người chúng tôi đã thuyết phục gần 300 người thoái ĐCSTQ. Chúng tôi nói chuyện với mọi người ở cả trong đoàn của chúng tôi và các đoàn khác, cũng như những người dân địa phương.

Sự khác biệt về vùng miền ở Trung Quốc

Khi đi các nơi khác nhau trong những năm qua. Tôi nhận ra một vài điểm khác biệt vùng về nhận thức của người dân đối với Pháp Luân Công:

Người dân ở khu vực nông thôn miền Nam Trung Quốc chân thành và khiêm tốn; họ nhanh chóng chấp nhận những gì tôi nói và làm tam thoái.

Ở một số vùng ở phía Đông Bắc Trung Quốc, mọi người đã biết nhiều về chân tướng. Khi tôi đến thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, tất cả mọi người mà tôi nói chuyện đã làm tam thoái rồi, chỉ trừ hai người bán dạo từ thành phố khác sang. Khi tôi giảng cho họ chân tướng, họ cũng đã đồng ý làm tam thoái.

Người dân ở một số khu vực phát triển như thành phố Thâm Quyến tỉnh Quảng Đông và tỉnh Hải Nam bị những tuyên truyền vu khống đầu độc nghiêm trọng. Khi tôi nói chuyện với một người dân địa phương gần bãi biển, phải mất gần một giờ thì anh mới đồng ý thoái đảng.

Ở tỉnh Tứ Xuyên và một số tỉnh ở phía Tây Bắc, nơi mà Đảng Cộng sản từng tập trung rất đông binh lính tại đây trong cuộc nội chiến vào những năm 1940, người dân bị đầu độc nặng bởi các tuyên truyền. Trong một khu vực đang phục hồi sau trận động đất, mọi gia đình đều có quốc kì treo trước nhà. Người dân bị ảnh hưởng tiêu cực tại đó và rất khó để thuyết phục họ.

Cũng rất khó khăn cho những người trong các ngôi chùa biết chân tướng, vì những can nhiễu đủ loại. Tình huống thường tốt hơn nhiều bên ngoài những khu vực đó.

Tôi cũng có một số kinh nghiệm đặc biệt ở Thượng Hải. Không giống những nơi khác tôi tới, hầu hết những người mà tôi nói chuyện chưa từng nghe qua về tam thoái. Tôi giảng cho họ nghe chân tướng về Pháp Luân Công, lần lượt từng người, sau đó thì hơn một nửa số người đã tiếp nhận chân tướng và làm tam thoái.

Tôi nghĩ chúng ta cần làm tốt hơn nữa trong tất cả các khu vực này.

Trong bài “Hãy vứt bỏ tâm con người và hãy cứu độ thế nhân“, Sư phụ giảng:

“Đã mang danh đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, [thì] giải thoát cá nhân không phải là mục đích tu luyện; [mà] cứu độ chúng sinh mới là đại [thệ] nguyện của chư vị khi đến [cõi người nơi] đây, và là trách nhiệm và sứ mệnh mà lịch sử đã giao phó cho chư vị; do đó, một lượng lớn các chúng sinh đã trở thành đối tượng mà chư vị [cần] cứu độ.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/3/23/在国内外旅游中对导游与身边人讲真相-289049.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/4/6/65.html

Đăng ngày 25-04-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share