Bài viết của Long Phương

[MINH HUỆ 03-03-2014] Bà Nguyệt Nga là học viên Pháp Luân Công năm nay 70 tuổi, đến từ Đài Đông, Đài Loan. Bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 2003. Trước đây bà không biết sử dụng máy vi tính, nhưng giờ bà có thể gọi điện cho công an ở Trung Quốc một cách dễ dàng bằng máy tính để giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp. Hàng ngày từ 8 giờ sáng bà đã bắt đầu gọi điện về Trung Quốc.

Ví dụ, sau khi biết thông tin về một học viên ở Trung Quốc đang bị cảnh sát bắt giữ, bà Nguyệt Nga ngay lập tức gọi điện thoại. Khi vị cục phó cảnh sát nhấc điện thoại lên, bà nói :”Xin cục phó đừng tham gia bức hại. Các học viên Pháp Luân Công đều là người tốt.”

Ông trả lời rằng mình không tham gia, bà Nguyệt Nga liền giúp ông ấy làm tam thoái, tức là thoái khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới. Bà nói với ông ấy hãy tìm cách giải phóng các học viên đang bị giam giữ.

Bà nói với chúng tôi: “Qua giọng nói của ông ấy, tôi cảm nhận được trước đây ông ấy đã từng được nghe về chân tướng của Pháp Luân Đại Pháp và đã minh bạch rồi.”

Bà Nguyệt Nga đã học cách sử dụng máy vi tính

Bà Nguyệt Nga (bên phải) tham gia luyện công tập thể cùng cháu gái của bà

Bà Nguyệt Nga (bên trái) tận dụng thời gian ngày Chủ nhật để nói về Pháp Luân Đại Pháp cho người Trung Quốc ở các điểm du lịch

Đã 7 năm nay, Bà Nguyệt Nga hàng ngày đều gọi điện thoại, nhưng chỉ 3 năm trước đây mới bắt đầu giảng chân tướng cho cảnh sát. Dù trước đây bà từng là người nhút nhát nhưng bà đã có được can đảm và tự tin hơn.

Hưởng lợi ích từ việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

Trước khi được em gái Nguyệt Cầm giới thiệu môn tu luyện này và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2003, bà Nguyệt Nga có sức khoẻ không tốt. Giờ đây, sức khoẻ của bà đã tốt hơn vì bà học Pháp và luyện công thường xuyên mỗi ngày.

Bà nói bà từng phải chịu ốm đau bệnh tật, cảm thấy người khó chịu và cứ vài ngày lại phải đi bệnh viện cấp cứu. Giờ bà cảm thấy khoẻ hơn nhưng vẫn lo lắng về sức khoẻ của mình.

Học cách độc lập bước đi trên con đường của mình

Năm 2005, chồng bà Nguyệt Nga qua đời đột ngột vì bệnh tật. Do vậy, bà chuyển đến Đài Đông ở với con trai.

Bà Nguyệt Nga đi xe đạp tới điểm luyện công và học Pháp nhóm. Sau một thời gian tu luyện, bà đã sẵn sàng giúp con dâu làm ba bữa ăn một ngày, lau dọn nhà cửa và chăm sóc cháu gái của mình. Con trai và con dâu không chỉ ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp mà còn bắt đầu tu luyện.

Nhờ hưởng lợi ích từ Pháp Luân Đại Pháp, bà Nguyệt Nga cũng muốn làm ba việc. Bà quyết định nói cho người Trung Quốc về Pháp Luân Đại Pháp và giúp họ nhận ra những lời vu khống mà ĐCSTQ đang dùng để lừa dối người dân.

Thời khoá biểu hàng ngày của bà Nguyệt Nga rất dày đặc. Bà dậy lúc 4 giờ rưỡi sáng để luyện công và bắt đầu gọi điện thoại lúc 8 giờ sáng. Buổi trưa bà ăn uống rất nhanh rồi lại tiến hành gọi điện thoại. Bà bắt đầu chuẩn bị bữa ăn tối lúc 4 giờ chiều và theo dõi cháu gái làm bài tập. Buổi tối, bà đọc các sách Pháp Luân Đại Pháp.

Pháp Luân Đại Pháp khai mở trí huệ cho bà

Bà Nguyệt Nga cảm giác trí huệ của mình được khai mở từ việc học Pháp. Bà không chỉ ngộ ra nhiều nguyên lý của Pháp mà còn có thể nói chuyện với người khác về Đại Pháp.

Bà Nguyệt Nga nói: “Trong quá khứ, tôi không biết cách động não suy nghĩ. Giờ tôi phải học cách suy nghĩ.” Bà in các nội dung giảng chân tướng mà các học viên khác gửi, lựa chọn những nội dung phù hợp, và vận dụng chúng linh hoạt trong khi gọi điện.

Bà kể với mọi người ở tuổi 70, bà vẫn có thể học sử dụng máy vi tính: “Bạn sẽ học được nếu không sợ phiền phức.”

Cứu các học viên và những người bị ĐCSTQ lừa dối

Sau khi giao lưu với các đồng tu, bà Nguyệt Nga nhận ra để làm tốt việc giải cứu các học viên đang bị giam giữ, bà phải đọc kỹ mọi chi tiết về các trường hợp bị bức hại. Việc giảng chân tướng cần hướng đến những đơn vị và những người đang thực hiện bức hại.

Với bà, nỗ lực cứu người không chỉ dừng ở việc giải cứu đồng tu mà còn quan trọng ở chỗ nói cho người đang thực hiện bức hại về cuộc đàn áp và đánh thức lương tâm của họ. Bà biết rằng các quan chức cảnh sát bị đầu độc bởi những lời dối trá của ĐCSTQ và mất đi bản tính của mình.

Một học viên ở Trung Quốc từng bị bức hại, bà Nguyệt Nga đã gọi cho quan toà để nói về chi tiết trường hợp đó. Quan toà hỏi: “Sao bà biết chuyện này?” Bà trả lời: “Thông tin này đã được đẳng tải trên mạng. Tôi gọi điện chỉ vì muốn tốt cho ông. Xin đừng đừng phạm tội.”

Người đó giải thích rằng ông ấy chỉ tuân theo lệnh của cấp trên để thực thi sự việc này. Bà Nguyệt Nga đáp: “Hiến pháp Trung Quốc quy định việc tu luyện là hợp pháp. Bức hại là phi pháp.” Bà muốn ông ấy nói với đại diện viện kiểm sát: “Hãy bảo vệ lẽ phải và phóng thích học viên Pháp Luân Công một cách vô điều kiện. Nếu có thể thiện giải việc này, sẽ có công đức vô lượng.”

Bà cũng nói với ông ấy rằng có ít nhất vài trăm ngàn người đang tu luyện Pháp Luân Công ở Đài Loan và bà sẵn sàng giúp ông ấy làm tam thoái.

Bà nhớ lại một cuộc gọi gần đây liên quan đến một học viên đang bị bắt giữ phi pháp ở trại tạm giam. Lúc đó một người đàn ông nhấc máy. Sau khi nghe thông tin về vụ án, bà hỏi người học viên đó có đang ở trại tạm giam không. Ông ấy trả lời là đúng. Bà hỏi: “Vậy ông có thể cho cô ấy nghe điện thoại không?” Ông ấy trả lời là được.

Bà Nguyệt Nga nói chuyện với học viên rằng bà đang gọi điện từ Đài Loan và hỏi: “Cô có khoẻ không?” Người học viên đáp: “Dạ khoẻ! Khoẻ ạ! Cảm ơn chị đã hỏi thăm! Sao chị biết được em?” Bà Nguyệt Nga đáp: “Đệ tử Đại Pháp cần phải có chính niệm và chính hành.” Người đồng tu nói :” Đúng rồi ! Đúng rồi! Cảm ơn chị!”

Người đàn ông sau đó đã cúp máy nhưng cuộc nói chuyện ngắn ngủi này đã khiến bà Nguyệt Nga rất xúc động. Bà nói: “Đây là lần đầu tiên tôi nói chuyện với một học viên đang bị giam giữ.” Người học viên này đã được thả 3 ngày sau đó.

Từ gọi điện thoại đến quảng bá Thần Vận

Năm ngoái bà Nguyệt Nga đã tham gia quảng bá Biểu diễn Nghệ thuật Thần Vận. Bà không hề cảm thấy xấu hổ hay lo sợ và bất kể người nào bà gặp dù là giám đốc công ty hay hiệu trưởng, bà đều nói chuyện về buổi diễn một cách tự tin, nên nhiều người đã mua vé.

Để giúp nhiều người hơn biết được vẻ đẹp của Thần Vận, bà Nguyệt Nga đã cố gắng hiểu những điều đặc sắc của Thần vận, như múa cổ điển Trung Quốc thuần chính, phông màn động công nghệ cao, dàn nhạc giao hưởng đầy khí thế, các trang phục được làm thủ công và sự thể hiện nền văn hoá Thần truyền 5.000 năm của Trung Hoa. Bà nói: “Khi bản thân đã chân chính liễu giải được nội hàm của Thần Vận, tôi có thể làm được khi giới thiệu thì từng tế bào trong cơ thể đều tràn đầy tự tin.”

Khi Thần Vận lưu diễn thế giới trong năm 2014, bà Nguyệt Nga đã nói với bạn bè về điều này. Nhiều người cảm ơn vì nhận được thông tin về buổi diễn. Một vị hiệu trưởng sống gần nhà bà đã mua bốn vé cho gia đình và thậm chí đồng ý cho bà quảng bá Thần Vận ở trường của ông.

Năm nay bà cảm thấy hối tiếc: “Tôi đã không quảng bá Thần Vận nhiều năm trước đây vì cảm thấy quá xấu hổ khi nói chuyện.”

Bỏ những thói quen xấu

Bà Nguyệt Nga trước đây rất nóng nảy và gia đình bà đã phải chịu đựng điều này. Có lần bà nhận ra mình luôn tranh cãi để mọi thứ theo ý bà, từ đó bà cố gắng chú tâm từ bỏ tật xấu này. Bà nghĩ mình đã từ bỏ được khoảng 70% tật xấu đó: “Người tu luyện giảng Nhẫn. Bây giờ tôi cần luôn giữ tâm nhẫn nại và phải tu khẩu.”

Bà Nguyệt Nga nói :”Nguyện vọng lớn nhất của tôi trong dịp năm mới là được tiếp tục đề cao tâm tính và vứt bỏ những tâm không tốt. Đồng thời, tôi muốn chăm chỉ để giúp nhiều người Trung Quốc hơn nhận ra lời dối trá của ĐCSTQ, lựa chọn điều tốt và lẽ phải, trở thành người tốt.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/3/3/劝善助人-七十岁一马当先(图)-288296.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/3/15/145896.html

Đăng ngày 10-04-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share