Phóng viên báo Minh Huệ Net báo cáo tổng hợp tình hình Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 10-12-2013]

Tiếp theo Phần I Phần II Phần III

6. Cưỡng bức lao động quá sức

Trong số 3.653 trường hợp tử vong trong bản báo cáo điều tra này, tổng cộng có 6% học viên Pháp Luân Công tức là 221 trường hợp mà trong lần bức hại cuối cùng đến chết đã phải chịu lao động quá sức. Trong số 221 học viên Pháp Luân Công bị bức hại bằng lao động quá sức này, tổng cộng có 49 người vì thế mà tử vong, tỷ lệ tử vong của cưỡng bức lao động quá sức là 22%.

Trong 221 học viên Pháp Luân Công bị bức cưỡng bức lao động quá sức, chúng tôi thống kê được 114 tài liệu có ghi chép lại các thủ đoạn lao dịch mà ĐCSTQ đã sử dụng, kết quả như sau:

47% học viên Pháp Luân Công vào lần bức hại cuối cùng đến chết bị cưỡng bức lao dịch trên 10 tiếng mỗi ngày.

32% học viên Pháp Luân Công vào lần bức hại cuối cùng đến chết thì thân thể bị ĐCSTQ bức hại đến mức cực kỳ suy nhược hoặc lâm vào tình trạng bệnh tình nghiêm trọng, nhưng vẫn bị cưỡng bức lao dịch.

Theo thống kê chưa hoàn chỉnh của chúng tôi, 25% học viên Pháp Luân Công vào lần bức hại cuối cùng đến chết bị bức ép tham gia lao động thể lực, 6% tham gia vào công việc liên quan đến hóa chất loại độc hại cho thân thể, 5% tham gia vào các công việc thủ công.

Trường hợp 1: Giống như trong phim “Bắt lính”: Nhạc Khải (nam, 29 tuổi), học viên Pháp Luân Công làm việc ở công ty vận chuyển hành khách tại thành phố Du Thụ tỉnh Cát Lâm. Ngày 10 tháng 02 năm 2000, Nhạc Khải cùng vợ là Lý Thụ Ảnh đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, Nhạc Khải bị bắt vào trại lao động cưỡng bức Vi Tử Câu, người vợ Lý Thụ Ảnh bị đưa đến trại cải tạo Hắc Chủy Tử ở Trường Xuân. Khoảng tháng 05 năm 2000, hồ Ca Luân ở Trường Xuân có một bãi tắm thiên nhiên cần làm sạch, việc này do trại lao động Vi Tử Câu bao thầu. Trại lao động Vi Tử Câu đã phái Nhạc Khải và đại đội số 1 và đại đội số 4 tập trung các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ đi đảm nhận trách nhiệm dọn dẹp. 5 giờ sáng bắt đầu làm việc, 7 giờ tối  nghỉ, một tay xách một sọt đầy đá sông chạy tới lui, chân của Nhạc Khải và các học viên Pháp Luân Công khác bị sọt cọ vào đến mưng mủ mà vẫn không được nghỉ ngơi. Trời mưa cũng không được nghỉ ngơi. Buổi tối mỗi ngày trước khi nghỉ làm, quần áo của các học viên đều mang đến bên hồ để giặt một chút, nhưng chưa kịp giặt xong, vắt khô thì lính canh đã ở trên bờ chửi mắng ầm ĩ, động tác chậm một chút là bị đánh đập. Tình cảnh lúc đó so sánh với tình cảnh trong bộ phim “Bắt lính” của những năm 70 thậm chí còn ghê gớm hơn. Trước khi đi làm, sau khi làm xong các học viên Pháp Luân Công còn bị bắt phải quét nhà, lau nhà, đổ rác, v.v. Việc dọn sạch hồ Ca Luân làm được nửa tháng, hai chân của Nhạc Khải bị thương đầy sẹo, còn hai cánh tay và bàn tay thì bị phồng giộp đến sưng tím đen, mưng mủ chảy nước, chân tay, các bộ phận khác trên thân thể đều mang đầy mụn ghẻ. Việc ở hồ Ca Luân vừa làm xong, lại lập tức phải bắt đầu đi đúc tấm xi măng, mỗi ngày phải thức khuya đậy sớm để làm. Sớm nhất là 3 giờ sáng đã phải thức dậy, muộn nhất là 11 giờ đêm mới được nghỉ. Thân thể của Nhạc Khải bị lao dịch tàn phá đến mức đúng là không trụ được nữa, thì trại lao động mới gọi gia đình đến đưa về. Không lâu sau thì tạ thế một cách oan ức.

Trường hợp 2: Lao dịch thời gian dài đến mức bệnh viện cũng không dám nhận điều trị: Lý Dương Phương (nữ, 53 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở thị trấn Vạn Xuân, khu Ôn Giang, thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Tháng 06 năm 2003, Lý Dương Phương bị bắt và đưa đến trung đội 7 thuộc trại cưỡng bức lao động nữ Nam Mộc Tự, huyện Tư Trung, tỉnh Tứ Xuyên, bị phân vào trung đội sản xuất, lao dịch khổ sai trong thời gian dài đến mức nhìn không ra hình người nữa, phần bụng và cẳng chân sưng lên. Trong một lần lao động, Lý Dương Phương đột nhiên ngất xỉu, nghỉ ngơi nửa ngày đã bị ép làm việc cật lực. Tháng 02 năm 2005, Lý Dương Phương lại bị ngất tại xưởng, được cõng đến bệnh viện kiểm tra, tình huống cực kỳ nghiêm trọng. Trại lao động vội vàng thông báo cho chính quyền huyện Vạn Xuân đưa bà về nhà. Lúc này Lý Dương Phương đã gầy như cái que, phần bụng bị sưng lên, giống như phụ nữ mang thai tám, chín tháng, toàn bộ hai chân đều sưng to, chân thì chảy nước suốt ngày, bệnh viện địa phương đều không nhận điều trị, không lâu sau thì tạ thế một cách oan ức.

Trường hợp 3: 65 tuổi vẫn bị ép tham gia lao dịch độc hại: Úc Đông Huy (nam, 68 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở thành phố Liêu Nguyên tỉnh Cát Lâm, vì kiên trì tu luyện Pháp Luân Công nên năm 2008 bị kết án chín năm tù, giam tại nhà tù Tứ Bình làm nô dịch. Trước Lễ Giáng Sinh năm 2009, trại giam đã ép Úc Đông Huy lúc đó đã 65 tuổi và những người đang bị giam khác cùng dán vòng ngọc trai. Bởi vì độc tính của keo dán hạt ngọc trai rất mạnh, mấy chục người chen chúc ở trong phòng giam nhỏ hẹp để làm việc, hệ thống thông gió không tốt, cũng không có thiết bị bảo hộ nào, khắp phòng đều là mùi keo dán hăng cay, rất nhiều người xuất hiện triệu trứng trúng độc, mặt đỏ sưng lên, nôn mửa, chảy nước mắt, nước mũi, da dẻ xuất hiện mụn đỏ. Nhưng Úc Đông Huy và các học viên Pháp Luân Công đa số bị bắt đảm nhận quá trình dán keo, độc hại còn lớn hơn, cuối cùng khiến Úc Đông Huy và nhiều học viên Pháp Luân Công khác bị viêm màng phổi, có triệu chứng phổi kết hạch. Ngày 11 tháng 08 năm 2011, nhà giam cho Úc Đông Huy, lúc đó đã trong tình trạng nguy cập, tại ngoại để chạy chữa; ngày 17 tháng 12 Úc Đông Huy đã tạ thế một cách oan ức.

(7) 27 kiểu nhục hình

Trong số 3.653 trường hợp tử vong trong bản báo cáo điều tra, chúng tôi thống kê được 375 trường hợp (chiếm 10%) trong lần bức hại cuối cùng đến chết đã phải chịu nhục hình hủy hoại thể xác. Tư liệu về 375 trường hợp chịu bị nhục hình hủy hoại thân thể này đều ghi lại việc ĐCSTQ vì để bức hại các học viên Pháp Luân Công “chuyển hóa” mà sử dụng các thủ đoạn nhục hình. Chúng tôi đã tiến hành thống kê phân loại những thủ đoạn nhục hình này, có tất cả 6 loại lớn và 27 loại nhỏ, cụ thể tổng kết thống kê như sau:

50% học viên Pháp Luân Công bị nơi giam giữ sử dụng hình thức huấn luyện kiểu quân sự, như ngồi xổm, quỳ, bò, chạy, đứng, v.v. Trong thời gian dài để tiến hành bức hại thể xác, trong đó đặc biệt chủ yếu là đứng thời gian dài, đến 28% học viên Pháp Luân Công đã phải chịu bức hại bằng hình thức phạt đứng;

37% học viên Pháp Luân Công bị nơi giam giữ lợi dụng điều kiện khí hậu để tiến hành tra tấn thể xác: đứng dưới trời mưa, dưới nắng gắt, dưới tuyết, đứng trên băng và trong các điều kiện khí hậu khắc nghiệt khác, ĐCSTQ đã sử dụng các thủ đoạn trói, gông cùm để khiến các học viên Pháp Luân Công ở ngoài trời và chịu đựng điều kiện thời tiết khắc nghiệt hủy hoại thân thể;

22%  học viên Pháp Luân Công phải chịu tra tấn bằng nước lạnh, tỷ lệ bị dội nước lạnh trong mùa đông là cao nhất (13%); trong đó, 9% học viên Pháp Luân Công trong trời đông lạnh giá phải chịu hình thức nhục hình “qua cầu nước”;

21% học viên Pháp Luân Công phải chịu nhục hình ngồi trong thời gian lâu;

12% học viên Pháp Luân Công phải chịu hình thức bức hại căng người, trong đó những người phải chịu loại nhục hình kiểu “lái máy bay” là cao nhất (8%);

4% học viên Pháp Luân Công bị bức hại bằng nhục hình “gõ bóng đèn”, ”kéo tai”, ”kéo mi mắt” và các loại nhục hình khác.

BẢNG SỐ LIỆU 19: THỐNG KÊ CÁC THỦ ĐOẠN NHỤC HÌNH
Số lượng mẫu: 375
Nhục hình khí hậu37%Nhục hình vận động50%Nhục hình căng người12%
Ngâm mưa1.6%Huấn luyện kiểu quân sự3.7%Căng người3.7%
Phơi nắng10.7%Phạt ngồi xổm7.2%Lái máy bay7.5%
Nằm trên băng1.1%Phạt quỳ3.7%“Xem TV”0.3%
Đông lạnh1.6%Phạt bò0.5%Nhục hình “ngồi trên ván”21%
Nhục hình nước lạnh mùa đông22%Phạt chạy3.5%Nhục hình lên các bộ phận thân thể4%
Nhục hình dội nước12.8%Phạt đứng28.0%Kéo mi mắt0.3%
Nước chảy đá mềm0.5%Học bước đi0.3%Gõ bóng đèn1.9%
Qua cầu nước9.1%Xoạc chân0.3%Kéo tai0.5%
Ngâm nước1.9%Nhảy ếch0.5%Vặn bàn tay0.3%
Tắm thẩm mỹ1.3%Vẽ đất làm chuồng1.9%Nước sôi và vật khác trên đỉnh đầu0.5%
Tổng cộng:134%

Đông lạnh: Vào mùa đông, nhiệt độ khoảng âm 20, 30 độ C, ép các học viên Pháp Luân Công chỉ mặc quần áo lót và chịu hành hạ ngoài trời lạnh giá, thậm chí bị bắt đi chân không trên tuyết lạnh. Hoặc vào mùa đông không cho mặc áo khoác, sau đó mở hết cửa sổ ra, ban đêm nằm ngủ trên sàn bê tông, không có chăn mền, hoặc chỉ mặc quần áo lót, rồi còng tay lên cây bắt chịu lạnh, v.v. Học viên Pháp Luân Công Lý Thuận Phong ở huyện Phủ Tùng tỉnh Cát Lâm (nữ, 57 tuổi), ngày 08 tháng 02 năm 2001 đến Bắc Kinh thỉnh nguyện, đã bị Cục Công an Bắc Kinh dội nước lên toàn thân sau đó lôi ra bên ngoài cho chịu lạnh mà chết.

Nằm trên băng: Trên nền sân bê tông, hoặc là trên nền bê tông dội nước cho đóng băng, bắt học viên Pháp Luân Công nằm lên băng, hai tay duỗi thẳng, dùng sức nóng của thân thể học viên Pháp Luân Công ở trên băng mà tạo thành hình người. Học viên Pháp Luân Công Trương Chí Bân ở cửa hàng bách hóa Cục Thương nghiệp huyện Thanh Long thành phố Tần Hoàng Đảo tỉnh Hà Bắc (Nữ, 32 tuổi), vì đến Bắc Kinh thỉnh nguyện đã bị giam tại huyện Thanh Long, phải chịu loại bức hại như vậy.

“Qua cầu nước” và “Tắm thẩm mỹ”: Còn gọi là gậy băng lạnh, chính là vào mùa đông dùng nước mát dội từ đầu đến chân, dội từ từ, đến khi không còn cảm giác gì nữa. Nếu như trong quá trình dội nước còn dùng cây lau nhà, chổi, gậy, băng ghế nhỏ xát vào người, dùng cả chậu nước dội lên thân học viên, lên giường, dùng cây lau nhà quét nước lên đầu, lên mặt, lên thân học viên Pháp Luân Công, thì gọi đó là “tắm thẩm mỹ.” Học viên Pháp Luân Công Lưu Thuật Xuân từ huyện Xương Ấp thành phố Duy Phường tỉnh Sơn Đông  (nam, 38 tuổi), ngày 03 tháng 01 năm 2001, vì cự tuyệt “chuyển hóa” ở trại lao động cưỡng bức Xương Đông, nên bị cảnh sát dùng cả nhục hình “qua cầu nước” và “tắm thẩm mỹ” để bức hại. Lúc đó đúng vào khoảng mùng mười tháng Chạp, thời tiết lạnh nhất trong năm, dùng nước lạnh từ vòi nước máy dội lên thân, rồi lại mở cửa sổ cho gió Tây Bắc thổi vào, sau một giờ, mới để Lưu Thuật Xuân lết về nằm trên nền bê tông của căn phòng đối điện nhà vệ sinh, nằm trần truồng ở đó, cuộn tròn thành một khối. Lưu Thuật Xuân đã qua đời ngày hôm đó.

Phạt đứng: Đại đa số học viên Pháp Luân Công đều đã từng chịu hình thức bức hại phạt đứng trong thời gian dài. Học viên Pháp Luân Công Hứa Cơ Thiện công tác ở Công ty xây dựng xưởng thạch hóa, thuộc thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang (nam, 41 tuổi), năm 2005 đã bị nhà tù Hồng Vệ Tinh, tỉnh Đại Khánh ép đứng trong sảnh lớn bảy ngày bảy đêm, còn không cho nhắm mắt.

Ngồi trên ván: Phải làm theo tư thế tiêu chuẩn, mỗi ngày ngồi im bất động trên mặt đất trong thời gian dài hàng mười mấy giờ đồng hồ, thân thể chỉ hơi lay động là lập tức bị đánh, đến khi mông bị thối rữa, đóng vảy, thậm chí thân thể bị liệt một bên. Trong trại tạm giam thì thông thường ngồi trên giường ghép, do vậy gọi là “ngồi trên ván”, ở trại lao động cải tạo hoặc trong tù thì thông thường ngồi trên một cái ghế dài, do vậy lại gọi là “ngồi trên ghế dài”; có một số ghế là có cuộn dây điện ở trên; có một số ghế có cạnh rộng không đến một đốt ngón tay, có một số ghế là cạnh mỏng bằng thép, có một số ghế dài có bề mặt được đặc chế gồm những hình vuông nhỏ. Bởi vì tư thế ngồi và ghế ngồi có nhiều loại mà có nhiều biến tướng, ví dụ như tư thế ngồi giống quân nhân thì được gọi là “tọa quân tư.”

Vẽ đất làm chuồng: Một loại của nhục hình “ngồi trên ván”. Học viên Pháp Luân Công Lưu Đức Thanh làm việc tại viện Y tế thành phố Hải Luân tỉnh Hắc Long Giang (nữ, khoảng 60 tuổi), vì kiên trì tu luyện Pháp Luân Công nên đã bị giam giữ tại đại đội 9, Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang. Cảnh sát vẽ trên mặt đất để tạo ra một cái chuồng, ép bà ngồi trên một tấm gạch, thò ra ngoài biên là bị đánh tàn bạo. Khi còn sống bà nói: 1 tấm gạch 50 x 50, từ 5 giờ sáng đến 9 giờ tối, ngồi trên một cái ghế nhỏ cao năm tấc không cho phép thò ra khỏi viền của tấm gạch, tay đặt trên đùi, gọi là “Mã quân”

Căng người: Còn gọi là nhục hình “lái máy bay”, thông thường hai chân banh ra, mông vểnh về phía sau. Đại đa số là đầu quay vào tường. Nếu như eo và chân tạo thành góc 90 độ, hai tay duỗi thẳng về phía trên, giống như máy bay, thì gọi là “lái máy bay”. Nếu như mông hướng lên trên, thì gọi là “dốc ngược”. Nếu như ngón tay và ngón chân bị đan vào nhau, thì gọi là “đầu rồng chạm đuôi rồng”. Nếu như gập người và đối diện với bô nước tiểu, thì bị gọi là xem ti vi. Học viên Pháp Luân Công Tô Cúc Trân đến từ huyện Tuy Trung, thành phố Hồ Lô Đảo tỉnh Liêu Ninh (nữ, 49 tuổi) đã bị cảnh sát bức ép “căng người” ở trạo lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, chỉ cần Tô Cúc Trân lấy tay đỡ đầu gối thì “bao giáp” liền lấy gậy đánh bà, ngay cả đi vệ sinh cũng không cho bà thẳng eo, mỗi lần như vậy là đứng bảy ngày bảy đêm sau đó để bà ngồi xổm, mỗi ngày ngồi từ sáng sớm đến 9 giờ đêm, ròng rã như vậy suốt một tháng. Trại lao động cưỡng bức dùng hình thức trừng phạt bằng ngồi xổm nhưng vẫn không thể nào khiến bà Tô Cúc Trân “chuyển hóa”, họ liền chuyển sang dùng dùi cui điện. Toàn thân bà bị giật điện đễn nỗi không còn chỗ nào lành lặn, mu bàn tay cũng bị điện giật cháy khét. Trại lao động thấy dùng dùi cui điện cũng không thể “chuyển hóa” bà, thế là lại bắt bà đứng tấn, được vài ngày lại đổi thành “đầu rồng chạm đuôi rồng”, cho đến khi Tô Cúc Trân nằm trên giường như người thực vật

(8) 16 kiểu ngược đãi

Trong số 3.653 trường hợp tử vong trong bản báo cáo điều tra, chúng tôi tổng kết được 622 trường hợp (chiếm 17% ) vào lần bức hại cuối cùng đến chết đã phải chịu ngược đãi thậm tệ, trong đó có 556 tư liệu văn bản ghi lại việc ĐCSTQ vì để bức ép học viên Pháp Luân Công “chuyển hóa” mà đã sử dụng các thủ đoạn ngược đãi. Chúng tôi đã tiến hành thống kê phân loại những thủ đoạn ngược đãi này, tổng cộng có 16 loại, kết quả thống kê như sau (Bảng số liệu 20):

39% học viên Pháp Luân Công phải chịu ngược đãi không được ngủ trong thời gian dài;

27% học viên Pháp Luân Công dù thân thể xuất hiện bệnh nghiêm trọng hoặc thân thể bị tổn thương nghiêm trọng, nhưng không những không được thả ra, mà còn bị cố ý trì hoãn cứu chữa, tăng cường bức hại;

18% học viên Pháp Luân Công đã từng chịu ngược đãi không được ăn cơm, không được uống nước.

11% học viên Pháp Luân Công đã từng chịu hình thức ngược đãi là không cho đi đại tiểu tiện ở toilet, cuối cùng chỉ có thể đi ra quần.

9% học viên Pháp Luân Công bị cưỡng chế bôi, rót, ăn những thứ như phân, nước tiểu, đờm, nước ớt cay, nước xà phòng và các loại chất bẩn khác;

8% học viên Pháp Luân Công vì đọc thuộc kinh văn, hô Pháp Luân Đại Pháp hảo v.v mà bị dùng bít tất, giẻ lau, quần áo hôi thối bịt miệng, hoặc dùng băng dính dính miệng lại;

5% học viên Pháp Luân Công bị làm nhục lột sạch quần áo;

4% học viên Pháp Luân Công  phải chịu hình thức ngược đãi là đeo bảng tên diễu hành bêu riếu và đấu tố giống thời Cách mạng Văn hóa;

4% học viên Pháp Luân Công phải chịu hình thức ngược đãi là không được cười hoặc không được ngẩng đầu lên mà đi đường, không được nói chuyện, không được tiếp xúc với người khác;

BẢNG SỐ LIỆU 20: CÁC THỦ ĐOẠN NGƯỢC ĐÃI
Số lượng mẫu: 556
Đeo biển diễu phố theo kiểu Cách mạng Văn hóa3.6%
Chim ưng thức đêm38.5%
Không cho ăn/uống18.0%
Cấm đi vệ sinh11.0%
Cưỡng chế bôi, rót, ăn những thứ bẩn thỉu9.4%
Bịt miệng/dán miệng7.7%
Cấm cười, cấm ngẩng đầu khi bước đi, cấm nói chuyện với người khác3.6%
Làm nhục lột sạch quần áo4.5%
Tùy ý mắng chửi0.2%
Bị cưỡi lên lưng1.4%
Nhổ lông0.2%
Túi vũ trụ1.6%
Cho côn trùng cắn0.5%
Âm thanh hành hạ0.2%
Lột quần (dính đầy máu và da do bị lở loét)0.2%
Cố ý trì hoãn chữa trị26.6%
Tổng cộng127.3%

Ngoài ra, chúng tôi vẫn chưa tổng kết đầy đủ các vật phẩm mà ĐCSTQ sử dụng để ngược đãi học viên Pháp Luân Công, đủ các loại khác nhau, bao gồm nhưng không hạn chế những thứ sau: khăn lau chân, tất thối, dấm, phân, rắn độc, mù tạt, ớt, giẻ lau, nước tiểu, túi nylon, đờm, dây kẽm, giấy vệ sinh, muỗi, muối, quần áo, chuồng lợn.

Chim ưng thức đêm: Không phân biệt ngày đêm liên tục trong thời gian dài không cho học viên Pháp Luân Công ngủ, có trường hợp kéo dài đến 38 ngày. Ngủ là nhu cầu sinh lý của con người, chịu đựng đến khi không mở được mắt nữa, thì sẽ không tự chủ mà ngủ đi, lúc này ”bao giáp” sẽ đá cho một cái rất mạnh, hoặc cấu cho một cái thật mạnh, hoặc trực tiếp dùng tay banh mí mắt của học viên ra, thậm chí bôi dầu, nước ớt và các thứ nước kích thích khác lên mắt học viên.

Trường hợp 1: Cảnh đấu tố bêu riếu theo kiểu Cách mạng Văn hóa đã lại xuất hiện: Sáng sớm ngày 31 tháng 01 năm 2002, học viên Pháp Luân Công Tôn Tuyết Diễm (nữ, 72 tuổi) ở thị xã Bắc Phiếu, tỉnh Liêu Ninh, đi ra ngoài phát tài liệu giảng chân tướng, bị cảnh sát địa phương bắt và lôi ra đường cái, đúng vào lúc gió mùa đông rét thấu xương, bắt bà Tôn đứng ở ngã tư. Bên cạnh đặt một cái bảng lớn, trên đó viết đây là người dán tờ rơi Pháp Luân Công, để người đi đường nhìn thấy. Họ còn cho người của đài truyền hình đến ghi hình, phát sóng ở đài truyền hình địa phương rất nhiều lần, báo chí địa phương cũng đăng tin tức về việc bà Tôn bị bắt. Học viên Pháp Luân Công Trương Hữu Trinh ở huyện Hỗ Trợ tỉnh Thanh Hải (nam, 47 tuổi), nguyên là hiệu trưởng trường tiểu học Thủy Động xã Biên Than. Năm 2001 Trương Hữu Trinh vì kiên trì tu luyện Pháp Luân Công mà bị Phòng 610 huyện Hỗ Trợ dùng thủ đoạn theo kiểu Cách mạng Văn hóa để bức hại, bị đấu tố trước mít-tinh của toàn dân xã Biên Than và mít-tinh toàn dân của huyện: bắt đứng trên bàn, đeo gông, trước ngực đeo một tấm thẻ dài ba thước ghi “Tội phá hoại việc thực thi Pháp Luật”. Ông còn bị ép đeo biển đi diễu phố, bị bức hại như vậy trong chín tháng. Nghê Hữu Mai (nữ), học viên Pháp Luân Công huyện Công An tỉnh Hà Bắc, buổi sáng ngày 01 tháng 06 năm 2001, khi huyện Công An xử bắn phạm nhân, thì thuận tiện trói Nghê Hữu Mai toàn thân bị thương, bị trói chặt, và đeo còng, trên cổ lại đeo tấm biển. Bà Nghê Hữu Mai bị lôi lên xe tải để diễu hành thị chúng cùng phạm nhân tử hình, sau đó cùng bị áp giải đến pháp trường. Khi Nghê Hữu Mai hô lớn Pháp Luân Đại Pháp hảo, thì cảnh sát dùng giẻ nhét vào miệng bà, rồi lại dùng dây nhỏ xiết chặt cổ không để bà nói, đến mức khóe miệng bà bắt đầu chảy máu. Sau khi Nghê Hữu Mai bị chính quyền bắt đi diễu phố thị chúng thì toàn thân đã lạnh ngắt, bất tỉnh nhân sự.

Trường hợp 2: Ngược đãi vô nhân đạo: Hầu Lệ Hoa (nữ, 40 tuổi), học viên Pháp Luân Công thành phố Mẫu Đơn Giang tỉnh Hắc Long Giang, vào tháng 11 năm 2001 bị Kiều Bình, Trần Lượng, Trần Tiên Duệ v.v. Thuộc phân cục cảnh sát Ái Dân thành phố Mẫu Đơn Giang trói lên ghế hổ, sau đó rót mù tạt vào mũi của bà ấy. Nhận thấy Hầu Lệ Hoa vẫn không chuyển hóa, họ lại đút đầu thuốc lá đang cháy vào lỗ mũi, thậm chí còn chụp lên đầu của bà một cái túi nhựa, còn gọi là túi vũ trụ, để bà không thể thở được. Sau đó lại hành hạ theo kiểu “chim ưng thức đêm” trong suốt năm ngày năm đêm, chỉ cần mắt của Hầu Lệ Hoa nhắm lại, giám ngục sẽ dùng lực banh mí mắt bà ấy ra, dùng những lời dơ bẩn chửi rủa.

(9) Lạm dụng tình dục

Trong số 3.653 trường hợp tử vong trong bản báo cáo điều tra , chúng tôi tổng kết được 45 trường hợp tử vong (chiếm 1%) vào lần bức hại cuối cùng đến chết đã phải chịu lạm dụng tình dục.

Trường hợp 1: Thắt đầu tiểu tiện: Học viên Pháp Luân Công Lý Quang (nam), phóng viên, người dẫn chương trình đài truyền hình thành phố Lai Châu tỉnh Sơn Đông, vì kiên trì tu luyện Pháp Luân Công, vào năm 2004 đã bị đánh chết ở nhà tù Duy Bắc, trong đó đầu tiểu tiện của Lý Quang bị cảnh sát dùng dây thép buộc chặt không cho đi tiểu. Học viên Pháp Luân Công Lương Kim Ngọc ở vùng núi Niễn Tử Tề Tề Cáp Nhĩ, Hắc Long Giang (nam, 66 tuổi), vì cự tuyệt “chuyển hóa” nên bị nhà tù Thái Lai dùng kim đâm loạn xạ vào bộ phận sinh dục, đâm đến mức chỗ nào cũng là lỗ kim.

Trường hợp 2: Nhổ âm mao: Học viên Pháp Luân Công Vương Ngọc Cầm (nữ, 45 tuổi) ở thành phố Thường Châu tỉnh Giang Tô, vì đến Bắc Kinh thỉnh nguyện nên đã bị cảnh sát ở nhà tù nữ Cú Đông tỉnh Giang Tô cấu đầu vú, châm kim vào đầu vú, đá vào thân dưới, thúc đầu gối vào âm bộ, nhổ âm mao, nhét giấy vào âm đạo, v.v. Học viên Pháp Luân Công Vương Tú Hà (nữ, 42 tuổi) huyện Tình Nguyên thành phố Phủ Thuận tỉnh Liêu Ninh, năm 2003 lập điểm sản xuất tài liệu sự thật Pháp Luân Công nên bị trại tạm giam số 2 thành phố Phủ Thuận bắt giam, ở trong đó đã bị nhổ âm mao, đến mức âm bộ bị sưng lên không đi tiểu được.

Trường hợp 3: Hủy hoại bằng cách ép uống thuốc kích thích: Học viên Pháp Luân Công Triệu Đức Văn (nữ, 50 tuổi) ở khu Bắc Thần thành phố Thiên Tân, vì tu luyện Pháp Luân Công nên bị bắt giam ở trại cưỡng bức lao động nữ Bản Kiều. Ngày 02 tháng 06 năm 2003, vì Triệu Đức Văn cự tuyệt “chuyển hóa” nên đã bị lôi ra bức hại riêng. Lúc đó trực tiếp chỉ huy có cảnh sát trại cưỡng bức lao động Khấu Na, Ân Xưởng Trường. Dưới sự chỉ huy của hai người này, ba tội phạm hút hít ma túy là Vương Đồng Hoán, Vương Huy, Thường Chí Linh cưỡng chế Triệu Đức Văn uống thuốc kích thích tình dục. Ân Xưởng Trường nói: Ta đã thử qua loại thuốc này rồi, rất lợi hại, đợi nửa giờ sau hãy lột sạch y phục của bà ấy. Nửa giờ sau, mấy kẻ côn đồ trong trại lao động cưỡng bức lột sạch y phục của Triệu Đức Văn, Vương Đồng Hoán cho tay vào trong âm đạo của Triệu Đức Văn đến quá cổ tay, cào loạn bên trong. Nỗi thống khổ của Triệu Đức Văn lúc đó không lời nào có thể tả hết, chảy rất nhiều máu.

Trường hợp 4: Nhét bình nước khoáng vào âm đạo: Vì cự tuyệt “chuyển hóa”, học viên Pháp Luân Công Vương Hồng (nữ, 39 tuổi) ở thị trấn Trường Than huyện Liêu Trung tỉnh Liêu Ninh bị trại tạm giam thành phố Trầm Dương dùng bình nước khoáng nhét vào âm đạo, tiến hành hủy hoại một cách vô nhân tính.

Trường hợp 5: Nhiều lần hủy hoại cơ quan sinh sản: Sáng sớm Lễ Phục sinh năm 2005, học viên Pháp Luân Công Tôn Bồi Thần (nam, 47 tuổi) ở trường trung học Nghênh Lan huyện Y Lan tỉnh Hắc Long Giang hô lớn Pháp Luân Đại Pháp hảo ở nhà ăn của trại lao động cưỡng bức Trường Lâm Tự, bị cảnh sát trại lao động là Triệu Sảng và vài người khác gọi đi, ra lệnh lột sạch y phục. Sau đó Triệu Sảnh dùng găng tay nhựa, tóm lấy cơ quan sinh sản của Tôn Bồi Thần mà kéo, vặn, lại dùng dùi cui điện đánh vào bộ phận mẫn cảm của cơ quan sinh dục của Tôn Bồi Thần, lại dùng bao đóng gói bọc chặt cơ quan sinh sản của Tôn Bồi Thần rồi dùng tay kéo cả người lên.

Trường hợp 6: Cụ bà 77 tuổi bị hiếp dâm tập thể và sốc điện âm đạo: Thảm kịch học viên Pháp Luân Công nữ bị cảnh sát cưỡng gian không chỉ xảy ra đối với các học viên nữ trẻ, thậm chí học viên già cũng bị cưỡng gian. Trâu Cẩm (nữ, 77 tuổi), học viên Pháp Luân Công thành phố Trường Sa tỉnh Hồ Nam. Tháng 02 năm 2001, Trâu Cẩm bị cảnh sát Lôi Chấn và một số người khác ở đồn công an tỉnh Loan Tử khu Vũ Hoa bắt cóc, giam giữ ở trại tạm giam số 1 thành phố Trường Sa. Ngày 18 tháng 11 cùng năm bị kết án 9 năm. Ở trại tạm giam trong khi bị tra tấn bức cung, hai cảnh sát đã lấy dùi cui điện để thẩm vấn bà, khi không lấy được câu trả lời, thì kéo bà lên giường, chân tay trói thành hình chữ đại, lột quần của bà đi, thú tính đại phát tác, lần lượt hiếp dâm bà. Hiếp dâm xong rồi vẫn không thôi, lại cho dùi cui điện vào âm đạo để sốc điện, ép cung bà. Bà quyết không hợp tác, cố hết sức hét to lên, đến lúc hôn mê đi, hai viên cảnh sát mới rút dùi cui điện từ âm đạo ra. Máu tươi từ âm đạo chảy ra, trong hơn một tháng sau đó bà chỉ có thể nằm, không ngừng rên rỉ một cách thống khổ.

(10) Biệt giam

Trong lao ngục thông thường sẽ có phòng biệt giam hoặc phòng nhỏ. Là một loại thủ đoạn trừng phạt tăng cường, bản thân các học viên bị giam vào trong ngục đã mất đi quyền tự do thân thể; còn nếu như bị giam vào phòng biệt giam hoặc phòng nhỏ, thì ắt là tương đương với bị giam vào “lao ngục trong lao ngục”, khổ không thể tả hết, do vậy chúng tôi gọi loại cực hình này là “lao ngục trong lao ngục”. “Chuyển phòng giam” là để chỉ việc mang những học viên Pháp Luân Công cự tuyệt “chuyển hóa” từ lao ngục này chuyển sang một lao ngục khác để tiếp tục bức hại.  Sau khi học viên bị “chuyển phòng giam” đến lao ngục mới, thông thường đều phải đối mặt với bức hại càng tàn khốc hơn, do vậy chúng tôi cũng xếp việc “chuyển phòng giam” vào loại “lao ngục trong lao ngục”. Những trường hợp đã hạn được phóng thích, nhưng vì học viên Pháp Luân Công cự tuyệt “chuyển hóa” mà bị gia tăng thời gian giam giữ, trì hoãn việc phóng thích, đoạn thời gian kéo dài thêm này cũng tương đương với “lao ngục trong lao ngục”.

Trong số 3.653 trường hợp tử vong trong bản báo cáo điều tra, tổng cộng có 8% học viên Pháp Luân Công 292 trường hợp vào lần bức hại cuối cùng đến chết là bị bức hại “lao ngục trong lao ngục”, cụ thể kết quả thống kê như sau (Biểu đồ 16):

54% học viên Pháp Luân Công chịu bức hại biệt giam, giam trong phòng nhỏ;

47% học viên Pháp Luân Công sau một thời gian bị bức hại trong lao ngục, lại bị chuyển đến một lao ngục khác tiếp tục một đợt bức hại mới;

11% học viên Pháp Luân Công bị trì hoãn ngày phóng thích;

Trường hợp 1: Bị giam và phun thuốc trừ sâu: Học viên Pháp Luân Công Thi Trung Linh (nữ) ở khu Cổ Uông thành phố Từ Châu tỉnh Giang Tô, vào tháng 10 năm 2000 đến Bắc Kinh thỉnh nguyện, bị bắt cóc đến lớp bức hại tẩy não ở xã Lộc Trang khu Cổ Uông trong vòng bảy tháng, sau đó vào ngày 25 tháng 07 năm 2001 lại bị chuyển đến lớp tẩy não huyện Tuy Ninh để tiếp tục bức hại. Thời gian này vì Thi Trung Linh cự tuyệt “chuyển hóa” nên đã bị giam năm tháng. Bởi vì phòng giam rất nhỏ, một cái chiếu nhỏ cũng không trải ra được, nhiệt độ cực cao, lúc mở cửa thì hơi nóng trong phòng giam xông ra đến cả nhân viên Phòng 610 cũng không dám đến gần. Nhân viên Phòng 610 từ ngoài đã phun thuốc trừ sâu 666 vào Thi Trung Linh. Để không cho khí bên trong phát tán ra ngoài họ còn lấy đất bít hết khe cửa lại.

Trường hợp 2: Hô lớn Pháp Luân Đại Pháp hảo bị gia tăng thời gian bức hại: Diêu Tam Trung (nam, 34 tuổi), học viên Pháp Luân Công thành phố Loa Hà tỉnh Hà Nam, là giáo viên, nghệ sĩ của thành phố Loa Hà, vì kiên tu Đại Pháp nên bị bắt giam ở trại lao động cưỡng bức Hứa Xương. Ngày 21 tháng 03 năm 2001, trại lao động mở mít-tinh vu khống phỉ báng Pháp Luân Công. Diêu Tam Trung và nhiều học viên Pháp Luân Công ở phía dưới liền hô lớn Pháp Luân Đại Pháp hảo! Trại lao động đã ép Diêu Tam Trung viết bản kiểm điểm nhận sai nhưng anh đã cự tuyệt. Kết quả là anh bị kéo dài thêm 10 tháng giam giữ. Đến lúc toàn thân Diêu Tam Trung bị sưng phù thì trại lao động sợ phải chịu trách nhiệm, vào cuối tháng 12 năm 2002 khiêng anh ấy ra ngoài vứt ở bên đường ngoài trại lao động. Sau khi người nhà biết tin thì ngay lập tức đưa đi bệnh viện cấp cứu, nhưng vì tình trạng bị thương quá nặng nên vào trung tuần tháng 01 năm 2003 đã tạ thế một cách oan ức.

Trường hợp 3: Chuyển phòng giam bốn lần: Lữ Nhân Thanh (nam, 39 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở thôn Mã Giá Tử huyện Tân Tân thành phố Phủ Thuận tỉnh Liêu Ninh. Ngày 01 tháng 07 năm 2002, Lữ Nhân Thanh vì giảng chân tướng ở thành phố Phủ Thuận, bị công an Phủ Thuận bắt giam ở trại tạm giam số 2 thành phố Phủ Thuận trong bốn tháng. Sau khi kết án thì bị đưa đến giam ở nhà tù Đại Bắc Thẩm Dương. Vào tháng 12 cùng năm, lại bị chuyển đến giam ở nhà tù Hoa Tử – Liêu Dương. Ở nhà tù Hoa Tử được vài năm, vì anh cự tuyệt “chuyển hóa”, nên bị đánh đập nhiều lần, bị bắt ngồi xổm trong phòng nhỏ, bức thực v.v. Hai xương sườn của anh bị đánh gãy, không thể đi lại. Ngày 09 tháng 12 năm 2007, Lữ Nhân Thanh dù tính mệnh đang bị đe dọa vẫn bị chuyển đến giam ở nhà tù Cam Tỉnh Tử thành phố Đại Liên. Lúc đó bệnh tình của Lữ Nhân Thanh đã vô cùng nghiêm trọng, nhà tù Cam Tỉnh Tử vẫn bức ép anh ấy xuống công xưởng làm việc. Vì anh ấy không thể đi lại, cảnh sát nhà tù bảo hai phạm nhân khiêng anh ấy xuống chỗ làm việc, vì thế anh ấy đã tuyệt thực trong tám ngày. Cuối tháng 12 năm 2007, Lữ Nhân Thanh lại bị chuyển đến giam ở nhà tù Thiết Lĩnh tỉnh Liêu Ninh. Ở nhà tù Thiết Lĩnh thì được bác sĩ kiểm tra, phát hiện trong phổi của Lữ Nhân Thanh xuất hiện một lỗ rất to, bất cứ lúc nào cũng có thể nguy hiểm đến sinh mệnh, bệnh viện hai lần gửi thư xuống thông báo bệnh tình nguy kịch nhưng nhà tù vẫn không thả người. Mãi đến ngày 10 tháng 03 năm 2008, do yêu cầu quyết liệt của  người nhà, mới để Lữ Nhân Thanh từ nhà tù Thiết Lĩnh đưa thẳng đến bệnh viện lao phổi thành phố Thiết Lĩnh để cấp cứu. Cuối cùng vì bị bức hại quá nặng anh đã tạ thế một cách oan ức vào ngày 19 tháng 04.

(11) 8 kiểu bức hại tư tưởng

Một loạt các công văn trước và sau ngày 20 tháng 07 năm 1999 nêu rõ việc ĐCSTQ chính thức bức hại Pháp Luân Công đã bắt đầu. Căn cứ theo yêu cầu của công văn, việc cưỡng ép các học viên Pháp Luân Công “chuyển hóa” để từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công đã trở thành mục tiêu bức hại trọng yếu nhất của ĐCSTQ, trở thành chủ đạo của toàn quá trình bức hại. Từ Trung ương đến tổ dân phố ở địa phương và các đơn vị cấp thôn, đều có nhiệm vụ chính trị “chuyển hóa” cụ thể, hơn nữa trở thành chỉ tiêu trọng tâm để đo lường thành tích chính trị của địa phương. Từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 01 năm 2001, Bộ trưởng Bộ Tư pháp lúc đó là Trương Phúc Sâm tại hội nghị các đơn vị tư pháp toàn quốc đã bố trí triển khai công tác “chuyển hóa” học viên Pháp Luân Công. Ngày 25 tháng 04 năm 2001, Bộ Tổ chức Trung ương ĐCSTQ phát hành tài liệu kinh nghiệm đấu tranh trong việc tiến hành “chuyển hóa” học viên Pháp Luân Công của thành ủy thành phố Thất Đài Hà tỉnh Hắc Long Giang, đảng ủy cục lao động cải tạo thành phố Bắc Kinh, và đảng ủy trại lao động cải tạo Mã Tam Gia tỉnh Liêu Ninh. Kết quả là, những học viên Pháp Luân Công ảnh hưởng đến “tỷ lệ chuyển hóa” lần lượt bị giữ lại, bị đưa đến lớp tẩy não (còn gọi là lớp học pháp luật), trại lao động cưỡng bức, bị kết án, ngoài ra còn tiến hành các loại cực hình bức hại và cưỡng ép học viên Pháp Luân Công viết tam thư chuyển hóa (bảo chứng thư, hối cải thư, yết phê (vạch trần) thư)

ĐCSTQ vì để “chuyển hóa” học viên Pháp Luân Công đã sử dụng mọi thủ đoạn cực hình, trừ những loại cực hình đã đề cập ở trên, còn có nhiều loại hình thức bức hại tư tưởng. Trong số 3.653 trường hợp tử vong trong bản báo cáo điều tra này, chúng tôi thống kê được 170 trường hợp (chiếm 5%) vào lần bị bức hại cuối cùng đến chết đã phải chịu bức hại tư tưởng, kết quả như sau (Bảng số liệu 21):

Pháp Luân Công lấy Chân – Thiện – Nhẫn làm tiêu chuẩn, ĐCSTQ vì để “chuyển hóa” học viên Pháp Luân Công đã cố ý đánh lừa dư luận. Điều tra cho thấy, 79% học viên Pháp Luân Công bị cưỡng bức học và xem các tiết mục, bài báo, sách vở vu khống Pháp Luân Công của ĐCSTQ và tham gia các hội nghị, khóa giảng vu khống Pháp Luân Công;

Các học viên Pháp Luân Công tuân theo tinh thần Trung Quốc truyền thống tôn sư trọng đạo, ĐCSTQ vì để “chuyển hóa” học viên Pháp Luân Công, đã không ngại cưỡng ép học viên Pháp Luân Công đi ngược lại với truyền thống. Điều tra cho thấy, 15% học viên Pháp Luân Công đã từng bị cưỡng bức nhục mạ Sư phụ Lý, hoặc cưỡng bức dẫm đạp, xé nát, xúc phạm hình chân dung Sư phụ Lý v.v.;

Học viên Pháp Luân Công không hút thuốc, không uống rượu, tránh xa các nhạc điệu đồi trụy. Điều tra cho thấy, ĐCSTQ vì để “chuyển hóa” học viên Pháp Luân Công, đã cưỡng ép học viên Pháp Luân Công (7%) hút thuốc, uống rượu và hát nhạc đồi trụy;

Học viên Pháp Luân Công kiên tín tu luyện Pháp Luân Công là không sai, giảng rõ sự thật là không sai, toàn diện phủ định bức hại của ĐCSTQ, cho dù bị ĐCSTQ giam giữ, bắt lao động cải tạo, kết án phi pháp, cũng cự tuyệt việc thừa nhận mình là phạm nhân, do vậy rất nhiều học viên Pháp Luân Công trong khi bị giam giữ đã từ chối mặc áo phạm nhân. Để phá hủy ý chí của học viên Pháp Luân Công, ĐCSTQ không ngại sử dụng các thủ đoạn cực hình để khiến các học viên Pháp Luân Công chấp nhận thân phận phạm nhân. Kết quả điều tra cho thấy, 4% học viên Pháp Luân Công bị cưỡng ép mặc áo phạm nhân.

Học viên Pháp Luân Công lấy Chân – Thiện – Nhẫn làm tiêu chuẩn, không nói dối, không dâm ô, không ngừng đề cao phẩm chất đạo đức, nhưng ĐCSTQ vì để “chuyển hóa” học viên Pháp Luân Công, thậm chí đã cưỡng ép người tốt biến thành người xấu. Điều tra cho thấy, 2% học viên Pháp Luân Công bị cưỡng ép xem phim đồi trụy, nói lời tục tĩu;

Thậm chí có 2% học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ cưỡng ép xem cảnh học viên Pháp Luân Công khác bị cực hình hủy hoại;

Thậm chí còn bắt học viên Pháp Luân Công học tập lý luận Phật giáo đã bị xuyên tạc, bị hiện đại hóa;

Còn có học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ thông qua các phương thức ám thị tâm lý khiến học viên thừa nhận bản thân mình có chướng ngại tâm lý.

BẢNG SỐ LIỆU 21: CÁC PHƯƠNG THỨC BỨC HẠI TƯ TƯỞNG
Số lượng mẫu: 170
Ép học, xem các tiết mục, sách, báo, hội thảo, tuyên truyền của ĐCSTQ phỉ báng Pháp Luân Công79%
Ép lăng mạ Sư phụ Lý15%
Ép xem phim đồi trụy, nói lời tục tĩu2%
Ép hút thuốc, uống rượu, hát nhạc đỏ và khiêu vũ7%
Ép học các lý luận “Phật giáo” đã bị bóp méo, hiện đại hóa1%
Tâm lý ám thị1%
Ép mặc áo tù, ép nhận tội4%
Ép xem cảnh ĐCSTQ tra tấn hủy hoại các học viên Pháp Luân Công khác2%
Tổng cộng110%

Trường hợp 1: Không dẫm đạp ảnh Sư phụ Lý liền bị bắt: Thẩm Cảnh Nga (nữ, 45 tuổi), nguyên là y tá ở bệnh viện Mục Lăng thành phố Mẫu Đơn Giang tỉnh Hắc Long Giang, đầu năm 1998 vì ung thư vú chuyển thành ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối, bị bệnh viện kết luận chỉ còn sống được không quá ba tháng. Trong hoàn cảnh tuyệt vọng đã bắt đầu học Pháp Luân Công, không lâu sau thì hoàn toàn bình phục. Ngày 18 tháng 01 năm 2001, công an địa phương cưỡng ép tất cả học viên Pháp Luân Công địa phương dẫm lên ảnh Sư phụ Lý, nếu không dẫm sẽ bị bắt. Thẩm Cảnh Nga không những không dẫm, còn nhặt bức ảnh của Sư phụ Lý mà cảnh sát vứt trên mặt đất ôm vào lòng. Cô lập tức bị bắt giam, vào tháng 11 năm 2006 đã bị bức hại đến chết.

Trường hợp 2: Cưỡng bức ký tên phỉ báng Sư phụ Lý: Vương Thu Hà (nữ, 48 tuổi), học viên Pháp Luân Công thành phố Đại Liên tỉnh Liêu Ninh, vì đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, đã bị đưa đến trại lao động cưỡng bức Chu Thủy Tử thành phố Đại Liên. Ngày 19 tháng 03 năm 2001, đại đội trưởng họ Cao của trại lao động dẫn theo phó đại đội trưởng và còn có vài cảnh sát khác, dán những lời phỉ báng Sư phụ Lý và Pháp Luân Công lên cửa từng phòng giam, trên mặt đất trước mặt mỗi người còn dán một tờ phỉ báng Sư phụ Lý, để cho học viên Pháp Luân Công ký tên lên đó. Vương Thu Hà cự tuyệt kí tên và bị trại lao động lôi ra sốc điện, còn cưỡng bức lột quần áo ngoài, chỉ còn lại quần áo lót, sau đó sốc giật điện mặt, vú, âm bộ của Vương Thu Hà. Học viên Pháp Luân Công Trương Bản Phương ở thành phố Nam Kinh tỉnh Giang Tô (nữ, 55 tuổi) năm 2005 tại lớp học pháp luật thành phố Nam Kinh bị người phụ trách lớp tẩy não là Bách Chính Huy cưỡng ép dẫm đạp lên ảnh Sư phụ Lý. Trương Bản Phương không nghe theo nên đã bị Bách Chính Huy đánh đập thậm tệ.

Trường hợp 3: Vì để cưỡng ép học viên phỉ báng Sư phụ Lý, dùng cán dao cắm vào hậu môn học viên mà ngoáy: Lý Trạch Đào (nam, 24 tuổi), học viên Đại Pháp thị trấn Thạch Mô, khu Giang Tân, Trùng Khánh, vì giảng chân tướng về Pháp Luân Công đã bị đưa đến trại lao động cưỡng bức Tây Sơn Bình. Bắt đầu từ 29 tháng 05 năm 2001, ban ngày, Lý Trạch Đào bị cưỡng chế gánh phân ở tổ nông nghiệp; đến tối còn bức hại theo hình thức “chim ưng thức đêm”, còn trói hai cánh tay của anh trên cây theo hình nhữ nhất, dùng giấy báo gấp hình cái mũ cho anh ấy đội lên đầu, trên mỗi cánh tay treo một cái bô, phía sau thêm vào một cái chổi, lại viết lên bụng anh những lời ác ngôn vũ nhục Pháp Luân Công và Sư phụ Lý, cưỡng ép anh mạ lỵ Đại Pháp, Sư phụ Lý, còn bắt anh hút thuốc, bắt viết “chuyển hóa thư”. Lý Trạch Đào quyết không nghe, kết quả đã bị cảnh sát cho người dùng chuôi dao gọt hoa quả thọc vào hậu môn ngoáy… Ngày 02 tháng 06, Lý Trạch Đào đã bị trại lao động bức hại đến chết.

Trường hợp 4: Dùng âm thanh hành hạ cho đến khi thần trí bất thường: Học viên Pháp Luân Công Lý Đức Thiện (nam), giáo viên thành phố Đức Châu tỉnh Sơn Đông, vì cự tuyệt chuyển hóa, bị cảnh sát Đơn Nghiệp Vĩ, Lương Tuấn Lĩnh v.v.  của trại cưỡng bức lao động Vương Thôn bức hại theo hình thức “ngồi trên ván” và “chim ưng thức đêm” trong thời gian dài. Sau đó trong khi Lý Đức Thiện do bị bức hại theo hình thức “chim ưng thức đêm” mà không được ngủ đến mức thần trí không thanh tỉnh, thì cảnh sát lấy những lời vũ nhục Pháp Luân Công đã được chuẩn bị sẵn cho Lý Đức Thiện học niệm, lại dùng băng ghi âm ghi lại. Sau đó để anh ấy ngủ, đợi Lý Đức Thiện tỉnh dạy, trước mặt mọi người mà phát lại cho anh ấy nghe. Lý Đức Thiện không thừa nhận, cảnh sát liền lặp lại hình thức bức hại “chim ưng thức đêm”không cho anh ấy ngủ, khi thần trí không thanh tỉnh lại cho học niệm, lại ghi âm, lại phát trước mặt mọi người,… cho đến khi tinh thần Lý Đức Thiện trở nên bất thường.

Trường hợp 5: Ám thị tâm lý cho đến khi học viên uất ức mà chết: Học viên Pháp Luân Công Quách Ký Long (nam), ở thôn Vân Thành xã Kình huyện Phần Tây tỉnh Sơn Tây, ngày 28 tháng 11 năm 2010 do trưởng thôn Tào Giáp Nguyên đi cùng với một người trong thôn tên là Quách Tam Đâu, nhờ Quách Ký Long giúp họ đến xã Gia Lâu mua trâu, đã lừa Quách Ký Long đến lớp  tẩy não ở tầng hai khách sạn Dương Quang bức hại trong bảy ngày. Trong thời gian này người phụ trách Phòng 610 huyện Phần Tây là Quách Tuấn Kỳ và một vài người khác đã dùng việc bức hại Quách Ký Long làm trò tiêu khiển, nghịch ngợm v.v, đã tiến hành cái gọi là trắch nghiệm tâm lý, sau đó ám thị cho Quách Ký Long nghĩ rằng mình có chướng ngại tinh thần, sau đó dùng thủ đoạn như cái gọi là lãnh đạo phát biểu, xem video v.v. để tiến hành uốn nắn, ý đồ là muốn dụ cho Quách Ký Long vứt bỏ tín ngưỡng vào Chân – Thiện – Nhẫn. Quách Ký Long không nghe theo, kết quả là Trương Tuấn Kỳ và vài người khác liền quát mắng thậm tệ, khiến ông lão hiền hậu này không biết làm như thế nào, đứng không được ngồi cũng chẳng xong. Cuối cùng khiến Quách Ký Long vốn dĩ khỏe mạnh trở nên mất cân bằng tâm lý nghiêm trọng, ba tháng sau đã uất ức tạ thế.

Trường hợp 6: Không nhận tội bị bức hại đến chết: Thôi Chí Lâm (nam, 43 tuổi), học viên Pháp Luân Công thành phố Phụ Tân tỉnh Liêu Ninh. Thôi Chí Lâm vì lập điểm sản xuất tài liệu chân tướng Pháp Luân Công mà bị bắt, sau đó bị tòa án thành phố Phụ Tân kết án 11 năm, giam tại đại đội 5 nhà tù Nam Sơn – Cẩm Châu. Thôi Chí Lâm kiên quyết không thừa nhận phán xét của ĐCSTQ, cho rằng giảng chân tướng cho thế nhân về Pháp Luân Công là không sai, vậy nên đã kháng án. 27 tháng 07 năm 2004, nhà tù vì để cưỡng ép Thôi Chí Lâm nhận tội, tiến hành bức hại theo hình thức “chim ưng thức đêm”, đồng thời bắt Thôi Chí Lâm nhiều lần xem ảnh vũ nhục Pháp Luân Công, còng Thôi Chí Lâm vào ghế sắt đặc chế để đánh đập tàn nhẫn, bắt phải nhận tội. Lúc đầu là cảnh sát trông giữ anh ấy, hai người một ca, sau đó cảnh sát cũng không kiên trì được lâu, liền đổi cho 4 tên phạm nhân giám sát anh, cũng là hai người một ca, ban ngày hai người, ban đêm một người. Cảnh sát nhà tù Lý Tú Bình nói: Nếu Thôi Chí Lâm nhận tội vào ca của người nào, thì ghi công cho người đó. Ngày 05 tháng 08 năm 2004, Thôi Chí Lâm vì kiên quyết không nhận tội mà bị bức hại đến chết.

(12) Mổ cướp nội tạng

Trong 3.653 trường hợp tử vong bản báo cáo điều tra này, chúng tôi đã tổng kết (chưa toàn bộ) được 16 trường hợp (chiếm 0.4%) vào lần bức hại cuối cùng đến chết thì nội tạng bị mổ lấy khi còn sống hoặc bị lén lút cắt nội tạng, không rõ mang đi đâu.

Trường hợp 1: Bị mổ cướp nội tạng mà chết: Hạ Tú Linh (nữ, 52 tuổi), học viên Pháp Luân Công ở thôn Hạnh Phúc Thập khu Chi Phù thành phố Yên Đài tỉnh Sơn Đông, vì cự tuyệt “chuyển hóa” nên bị trại tạm giam Nam Giao thành phố Yên Đài bức hại đến mức chỉ còn thoi thóp. Vào ngày 08 tháng 03 năm 2004 đưa đến bệnh viện Dục Hoàng Đính (còn gọi là bệnh viện Chuyển Khu) của thành phố Yên Đài. Khoảng hơn 7 giờ sáng ngày 11 tháng 03, chủ nhiệm Lý Mỗ của Phòng 610 của khu Chi Phù thành phố Yên Đài thông báo cho chồng của Hạ Tú Linh là Từ Thành Bản nhanh chóng đến bệnh viện, nói rằng người đã chết rồi. Từ Thành Bản thông báo cho một số người thân, cùng nhau đến bệnh viện, mọi người thấy chỗ eo của Hạ Tú Linh có dải băng quấn quanh, hai mắt của bà vẫn đang rơi lệ! Người thân thấy bà vẫn còn sống, vội vã gọi bác sĩ, nhưng bác sĩ cũng không quan tâm. Cuối cùng người thân cùng đi tìm, bác sĩ mới mang điện tâm đồ đến nhà xác vào khoảng 11 giờ 30 phút. Qua trắc nghiệm, tim của Hạ Tú Linh vẫn đang đập, khi giấy điện tâm đồ chạy ra được mười mấy centimet, thì bác sĩ vội vàng xé tờ giấy điện tâm đồ rồi chạy trốn. Do không được cấp cứu nên không lâu sau đã thực sự tạ thế. Từ Thành Bản sau này biết được rằng Hạ Tú Linh trong lúc vẫn đang thở đã bị lấy mất thận, cho vào nhà xác, vậy nên ông tìm cách bảo quản thi thể của vợ lại rồi tiếp tục kiện lên trên. Cảnh sát đã ra giá 100.000 nhân dân tệ để mua chuộc Từ Thành Bản, để ông đừng kiện lên trên nữa, nhưng Từ Thành Bản đã từ chối. Nhiều lần khiếu nại không thành, hai năm sau Từ Thành Bản lên mạng đăng bài nói lên sự nghi ngờ rằng vợ bị lấy đi nội tạng khi còn sống. Hai ngày sau thì bị bắt, sau đó bị đầu độc chết, thi thể của Hạ Tú Linh cũng nhanh chóng bị cưỡng chế hỏa thiêu.

Trường hợp 2: Dù gia đình nạn nhân phản đối nhưng vẫn cưỡng chế lấy đi nội tạng của người chết: Lý Tái Cức (nam, 44 tuổi), học viên Pháp Luân Công thành phố Cát Lâm tỉnh Cát Lâm, tháng 07 năm 2000 vì cự tuyệt chuyển hóa nên bị trại lao động cưỡng bức Hoan Hỷ Lĩnh thành phố Cát Lâm đánh đến chết, huyệt thái dương bên trái bị hõm xuống, nhãn cầu mắt bị đánh lòi ra. Trong khi chưa được gia đình đồng ý, thì toàn bộ nội tạng của Lý Tái Cức đã bị lấy đi. Người phụ trách việc này của trại lao động cưỡng bức là cảnh sát Triệu Tính đã mua rất nhiều giấy vệ sinh, người nhà nạn nhân hỏi: mua giấy để làm gì? Triệu Tính nói là để cho vào bụng nạn nhân, sau đó thân nhân thấy trong bụng Lý Tái Cức nhét đầy giấy vệ sinh, khi nhấc lên thì trên thân vẫn còn nhỏ máu tươi. Người nhà phản đối họ lấy đi nội tạng, Triệu Tính nói là lấy để làm tiêu bản (trên thực tế là bán với giá cao rồi), hoàn toàn không đếm xỉa gì đến chất vấn của người nhà nạn nhân. Y phục của Lý Tái Cức đều là do cảnh sát mặc vào, không cho người nhà làm gì, sau đó vội vàng hỏa thiêu.

Trường hợp 3: Da bị lột sạch, nội tạng bị lấy hết: Hách Nhuận Quyên (nữ), người ở Trương Gia Khẩu Hà Bắc, nhà ở khu Bạch Vân, Quảng Châu, vì bốn lần đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công nên đã bị bắt. Năm 2002 sau khi bị cực hình tra tấn 22 ngày thì chết tại trại tạm giam Bạch Vân – Quảng Châu. Khi người nhà được thông báo đến nhận thi thể, thì di thể đã biến thành không còn nhận ra được nữa: nội tạng bị lấy hết, da bị lột sạch, hai mắt bị khoét mất, chỉ còn lại một đống xương, thịt, và vết máu tươi. Sau khi xem di thể hai lần, người nhà đều cho rằng đó không phải là Hách Nhuận Quyên, chỉ khi đưa con gái hai tuổi đến thử máu, cuối cùng xác nhận di thể bị biến dạng đến mức không nhận ra được kia là Hách Nhuận Quyên.

(13) Bịa đặt 64 thủ đoạn nói dối để che giấu sự thực về việc tra tấn giết hại

Đối diện với những học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ dùng cực hình sát hại trong thời gian bị giam giữ, ĐCSTQ không những không truy cứu tội ác của kẻ gây tội, mà còn dùng tất cả nguồn lực của quốc gia để che đậy sự thật về việc học viên Pháp Luân Công bị cực hình sát hại. Ngay cả trước mặt thân nhân của nạn nhân cũng thêu dệt các loại lý do tử vong nhằm che đậy sự thật của việc cực hình sát hại. Để độc giả có nhận thức rõ ràng hơn về việc ĐCSTQ thêu dệt lời lừa dối che đậy sự thật, trong số tất cả các trường hợp bị cực hình sát hại trong khi bị giam giữ, chúng tôi tổng kết được 308 trường hợp được ghi lại về việc ĐCSTQ vì để che giấu chuyện cực hình sát hại đã tạo tin giả. Kết quả tổng kết cho thấy rõ, ĐCSTQ vì để che giấu việc cực hình sát hại, tổng cộng đã tạo ra 20 loại lớn, 64 loại nhỏ các lời dối trá về nguyên nhân tử vong, cụ thể như sau:

43% học viên Pháp Luân Công bị cực hình sát hại bị chính quyền ĐCSTQ nói dối là chết vì bệnh. Trong những người bị nói là chết vì bệnh, tỷ lệ chết vì bệnh tim là cao nhất, 16% học viên Pháp Luân Công bị cực hình sát hại bị ĐCSTQ vu cho là chết vì bệnh tim. Loại bệnh tật bị ĐCSTQ dùng để thêu dệt dối trá còn có bệnh ung thư, thủng phổi, phổi kết hạch, sơ gan, cao huyết áp, chảy máu não, suy thận, bệnh tiểu đường, nhồi máu cơ tim, v.v., thậm chí nôn mửa, tiêu chảy cũng đều bị biến thành nguyên nhân tử vong;

28% học viên Pháp Luân Công bị cực hình sát hại đã bị chính quyền ĐCSTQ nói thành tự sát. Trong các lời dối trá về tự sát, tỷ lệ nhảy lầu tự sát là cao nhất, chiếm 14% số học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ vu cho là tự sát. Ngoài nhảy lầu tự sát, còn có tự sát để chạy trốn, đâm xe ô tô tự sát, treo cổ tự sát cũng được dùng để thêu dệt lời dối trá về tự sát, thậm chí còn có lời dối trá nói rằng học viên Pháp Luân Công tự mình dùng cổ mài vào bệ cửa sổ để tự sát;

5% học viên Pháp Luân Công bị cực hình sát hại bị chính quyền của ĐCSTQ vu cho là do luyện Pháp Luân Công mà chết. Trong những lời dối trá của ĐCSTQ về việc luyện Pháp Luân Công mà chết, tỷ lệ nói rằng Pháp Luân Công không cho uống thuốc tiêm thuốc mà chết chiếm tỷ lệ cao nhất. 2,3% học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ dùng cực hình sát hại đã bị ĐCSTQ vu cho vì Pháp Luân Công không cho uống thuốc tiêm thuốc mà chết; ngoài ra, còn vu oan vì luyện Pháp Luân Công mà bị tẩu hỏa nhập ma, luyện Pháp Luân Công tự sát, thậm chí còn có vu oan cho là học viên đả tọa ở ngoài trời bị lạnh mà chết. Sư phụ Lý trong sách “Chuyển Pháp Luân” đã nói rất tường tận về Tẩu hỏa nhập ma, tự sát, mắc bệnh, uống thuốc. Hoàn toàn không tồn tại tẩu hỏa nhập ma, người tu luyện Pháp Luân Công nghiêm cấm sát sinh, tự sát cũng tính là sát sinh;

4,2% học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ cực hình sát hại, sau khi bị bức hại đến chết trong khi bị giam giữ, thì đưa thi thể của học viên đến bệnh viện, uy hiếp bác sĩ làm một số động tác cấp cứu giả tạo, sau đó chế tạo ra một hồ sơ cấp cứu, lấy cái đó để che đậy chân tướng nhằm thoát tội;

3,2% học viên Pháp Luân Công bị cực hình sát hại bị ĐCSTQ vu cho là bản thân không cẩn thận mà ngã chết;

Thậm chí trong 1,9% học viên Pháp Luân Công bị cực hình sát hại , ĐCSTQ vì để che đậy chân tướng hòng thoát tội, còn vứt thi thể của học viên ra khu vực ngoại thành hoặc vứt xuống sông, sau đó coi đó như thi thể vô danh, không tìm thấy chủ mà xử lý;

Ngoài ra, còn có việc dối trá việc bị cực hình sát hại thành tử vong tự nhiên, chết không rõ nguyên nhân, chết đuối, chết vì ca hát, xe đâm chết, bản thân chóng mặt chết, bản thân không cẩn thận bị điện giật chết, thậm chí còn dám nói là không có chuyện này, người không chết, đã thả người rồi, tìm cách dựa vào đó mà phủ nhận.

Share