Phóng viên báo Minh Huệ Net báo cáo tổng hợp tình hình Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 09-12-2013]

Tiếp theo Phần I Phần II

Phần 3: Tra tấn

I. 79 loại dụng cụ đánh đập

1. Dụng cụ đánh đập

Đánh đập dã man, chỉ việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với mục đích chuyển hóa các học viên Pháp Luân Công đã sử dụng tay, chân, đầu gối, khuỷu tay hoặc các dụng cụ như gậy gỗ, vật kim loại, ghế, roi da, chai rượu để đánh, quất, tát, cấu véo, cắt, nghiền, giẫm đạp, đẩy, ném, quăng, xoắn, đâm, siết chặt, v.v. Các học viên Pháp Luân Công, gây nên các loại thương tích khác nhau, thậm chí gây tử vong. Điều tra cho thấy, trong số các trường hợp bị bắt giam bức hại đến chết, có 21% học viên Pháp Luân Công bị đánh đập dã man đến chết, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các thủ đoạn tra tấn. Để giúp độc giả nhận thức rõ hơn về thủ đoạn đánh đập này, chúng tôi đã lựa chọn ra 866 trường hợp (chiếm 24%) trong số 3.653 trường hợp tử vong do bị đánh đập dã man trong lần bức hại cuối cùng. Trong số 866 trường hợp tử vong do bị đánh đập này, theo tư liệu thành văn ghi chép được, có 233 trường hợp bị chính quyền ĐCSTQ sử dụng các dụng cụ để đánh đập. Chúng tôi thống kê phân loại các dụng cụ đánh đập này thành 10 loại lớn và 79 loại nhỏ, chi tiết như sau:

22% học viên Pháp Luân Công bị đương cục dùng dùi cui điện, dùi cui cảnh sát, còng tay, thậm chí là báng súng để đánh đập;

20% học viên Pháp Luân Công bị chính quyền đánh đập bằng côn gỗ, thậm chí là đánh bằng chùy gai;

18% học viên Pháp Luân Công bị ném mạnh vào những vật cố định như tường, lan can, cửa, hoặc ném xuống sàn, giường;

16% học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ sử dụng các dụng cụ như thắt lưng, roi da, roi tre để đánh đập, có một số loại roi làm bằng dây thép, dây điện, còn có loại làm bằng mây ngâm nước, có loại có gai ba góc;

12% học viên Pháp Luân Công bị đánh bằng gậy cao su, thậm chí một số loại gậy bên trong được đổ đầy cát (còn gọi là Tiểu bạch long), dụng cụ có tính sát thương cao nhất là gậy thép được bọc cao su bên ngoài, gậy này gây ra thương tích bên trong, không biểu lộ ra bên ngoài;

9% học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ dùng giày đá vào chỗ hiểm, dùng giày đạp lên mặt;

9% học viên Pháp Luân Công bị đánh bằng các công cụ lao động như chổi, cuốc, đòn gánh, que cời lò;

8% học viên Pháp Luân Công thậm chí bị đánh bằng các công cụ tự chế từ cuộc sống sinh hoạt thường ngày như: dùng chai nhựa đựng đầy nước để đánh, dùng sách để nện, dùng chăn sau khi ngâm nước để quất hay dùng viên gạch bọc trong áo để đánh;

6% học viên Pháp Luân Công bị đánh bằng các loại ghế như ghế băng, ghế vuông, ghế dài;

BẢNG BIỂU 13: CÁC DỤNG CỤ ĐCSTQ SỬ DỤNG ĐỂ ĐÁNH ĐẬP
CÁC HỌC VIÊN PHÁP LUÂN CÔNG
Số lượng mẫu chọn = 233
Vũ khí của cảnh sát22% Giày9%
Dùi cui điện8.6% Đế giày6.9%
Dùi cui cảnh sát8.2% Gót giày0.9%
Còng tay4.7% Lót giày0.4%
Báng súng0.9% Cả chiếc giày0.4%
Dụng cụ bằng sắt4% Ủng da0.4%
Chùy sắt0.4% Giày cao gót0.4%
Ống sắt0.4% Các vật dụng thường ngày8%
Dùi cui sắt2.1% Bàn chải0.4%
Đồ thiếc0.4% Thìa0.4%
Dây thép0.4% Chuôi bàn chải0.4%
Gậy bằng cao su12% Quyển sách0.9%
Côn bọc cao su6.9% Chai lọ0.4%
Chùy bọc cao su0.4% Chai đựng đầy nước0.9%
Ống nhựa4.7% Chai nước khoáng đựng đầy nước1.3%
Gậy bằng gỗ20% Bao tải1.3%
Chùy gai1.7% Vên gạch bọc trong áo khoác0.4%
Tấm gỗ2.1% Chăn ngâm nước1.7%
Gậy gỗ12.4% Ghế6%
Thước gỗ1.7% Ghế0.9%
Tấm gỗ vuông0.4% Ghế gỗ0.4%
Roi gỗ0.4% Ghế gỗ0.4%
Gậy tre0.9% Ghế gỗ0.4%
Thắt lưng/roi da/roi tre16% Ghế vuông0.4%
Thắt lưng da4.7% Ghế dài0.4%
Dây lụa0.9% Ghế nhỏ0.4%
Roi làm bằng dây thép0.4% Ghế nhỏ vuông0.4%
Roi làm bằng dây điện0.9% Ghế chân sắt0.4%
Dây cáp0.4% Mặt ghế0.4%
Dây băng0.4% Chân ghế0.4%
Roi da3.0% Bốn cạnh chân ghế0.4%
Roi gai ba góc2.6% Ghế tựa0.4%
Dây thừng1.3% Công cụ lao động9%
Roi mây ngâm nước0.4% Đòn gánh0.9%
Cành cây0.4% Cuốc0.4%
Ván tre0.4% Xà beng0.9%
Roi tre0.4% Cán xẻng0.4%
Các vật cố định18% Cán chổi0.4%
Cửa0.9% Chổi2.1%
Giường1.7% Gậy lau nhà0.4%
Sàn nhà3.4% Thước kẻ0.4%
Cột điện0.4% Tua-vít0.4%
Cầu thang0.4% Que cời lò1.7%
Bức tường10.7% Thùng sắt0.4%
Lan can sắt0.4% Thùng sắt0.4%
   Thùng sắt0.4%
Tổng cộng: 124%    

Tổng cộng 124%, cho thấy mỗi học viên Pháp Luân Công bị tra tấn bằng nhiều hơn một loại dụng cụ tra tấn khác nhau.

Trường hợp 1: Bị đánh chết ngay tại chỗ: Anh Trần Sương Duệ (nam, 29 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở thành phố Hoành Dương, tỉnh Hồ Nam, vì từ chối chuyển hóa nên vào 09 giờ tối ngày 11 tháng 03 năm 2003 anh đã bị Phòng An ninh Nội địa và cảnh sát thành phố Hoành Dương bắt giam tra tấn đánh đập bằng dùi cui điện, chùy sắt, sách, gậy cao su, v.v. Khiến anh vỡ xương sọ, xuất huyết não, lục phủ ngũ tạng đều bị dập nát, xương sườn, xương đòn, xương bả vai bị đánh gãy, phần bụng chảy 2,5 lít máu, dây thần kinh não bị tê liệt, sáng sớm ngày 12 tháng 03, anh qua đời tại Bệnh viện Trung tâm thành phố Hoành Dương. Ngày hôm đó cảnh sát lập tức cho gọi bố mẹ, vợ, chị em gái của anh Trần đến khách sạn Tĩnh Viên, đe dọa bắt ký đơn đề nghị hỏa táng, đồng thời điều một đội cảnh sát chống bạo động cùng với hai xe tải chứa đầy đạn dược đưa thi thể của anh Trần Sương Duệ đến đài hóa thân để hỏa táng. Vì bố mẹ anh không chịu ký, cảnh sát đã bắt giam cả gia đình, đến ngày 14 mới thả họ ra.

Trường hợp 2: Bắn đạn chào, ngũ sấm vang rền, bẻ ngược chân ra sau: Anh Bành Mẫn (nam, 27 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, vì đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công nên anh đã bị ĐCSTQ bắt giam phi pháp suốt gần một năm (từ ngày 26 tháng 02 năm 2000 đến ngày 09 tháng 01 năm 2001) tại trại tạm giam Vũ Xương Thanh Lăng. Trưởng trại giam Hùng Kế Hoa và quản giáo trực tiếp chỉ huy việc tra tấn đánh đập anh Bành Mẫn, bao gồm: kiểu “bắn đạn chào” (kẻ tra tấn hai tay ôm lấy đầu nạn nhân, dùng hết sức đập mạnh vào tường, tạo ra âm thanh nghe như tiếng súng bắn đạn chào, khiến nạn nhân đau đến ngất xỉu, hộp sọ phía sau gáy bị đập sưng lên hoặc bị đập đến mức tụ máu); ngũ sấm vang rền (kẻ tra tấn dùng nắm đấm đấm mạnh lên đỉnh đầu nạn nhân năm lần, mỗi lần đều nghe tiếng ‘uỳnh’); bẻ ngược chân ra sau (kẻ tra tấn dùng chân đá mạnh vào đầu nạn nhân bảy lần, đá vào lưng tám lần ở tư thế chân bị bẻ ra sau.) Ngày 09 tháng 01 năm 2001, anh Bành Mẫn bị tra tấn đánh đập tàn nhẫn suốt một ngày khiến xương sườn thứ năm gãy vụn, xương cổ bị bẻ gãy, toàn thân nát nhừ, ngất xỉu ngay tại chỗ, anh được đưa vào bệnh viện số 3 Vũ Hán cấp cứu, tuy có tỉnh lại nhưng toàn thân đã bị bại liệt, anh qua đời vào ngày 06 tháng 04 năm 2001.

Trường hợp 3: Ném mạnh xuống sàn: Bà Triệu Đức Văn (nữ, 50 tuổi) là học viên Pháp Luân Công tại khu Bắc Triển, Thiên Tân. Đầu năm 2001 bà bị bắt lao động cưỡng bức một năm tại trại lao động nữ Bản Kiều, thành phố Thiên Tân. Do bà Triệu Đức Văn kiên quyết không từ bỏ tu luyện nên trại lao động không chịu thả bà, đến ngày 03 tháng 06 năm 2003, trại lao động ra lệnh cho bốn tên lính nâng chân tay bà Triệu lên rồi ném mạnh xuống sàn nhà, nội tạng của bà bị hư hoại mà tử vong.

Tái hiện tra tấn: Đánh đập tàn nhẫn

Tái hiện tra tấn: Chân đạp xuyên tim

Tái hiện tra tấn: Đập vào tường

Tái hiện tra tấn: Quất bằng roi

Tái hiện tra tấn: Dùng ghế phang

Tái hiện tra tấn: Đánh bằng gậy

2. Đánh vào chỗ hiểm

Trong số 866 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị đánh đập tàn nhẫn, chúng tôi thống kê được có 217 trường hợp bị đánh vào chỗ hiểm, kết quả cho thấy, 41% bị đánh vào đầu, 35% bị đánh vào mặt/ngũ quan, 25% bị đánh toàn thân, 19% bị đánh vào chân tay, thậm chí có 4% bị đánh vào bộ phận sinh dục:

BẢNG BIỂU 14: ĐÁNH VÀO CHỖ HIỂM
Số lượng mẫu chọn = 217
Đầu41%
Mặt/ngũ quan35%
Gáy/xương gáy9%
Não bộ8%
Lưng7%
Eo/sườn7%
Phần phụ/nội tạng4%
Mông2%
Bộ phận sinh dục4%
Tứ chi19%
Toàn thân25%
Tổng cộng162%

Tổng cộng có hơn 100% phương thức đánh vào chỗ hiểm do mỗi học viên đều bị đánh vào nhiều vị trí khác nhau.

Trường hợp 1: Dùng giẻ lau bịt mồm: Bà Trương Quế Cần (nữ) – học viên Pháp Luân Công tại thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ tỉnh Hắc Long Giang, do đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công nên vào tháng 04 năm 2006 bà bị cảnh sát ở đồn công an Thiết Phong bắt giam vào Trại giam Số 1 thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ. Không lâu sau đó, khi lãnh đạo Phòng 610, đồn công an thành phố, đồn công an Thiết Phong đến trại giam kiểm tra, bà Trương Quế Cần đã hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, cảnh sát trại giam vội vớ lấy cái giẻ lau nhà điên cuồng bịt mồm bà lại, đến nỗi chảy cả máu.

Trường hợp 2: Tinh hoàn bị bóp nát: Ông Hà Hành Tông (nam, 55 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở thị trấn Tống Phụ, Ma Thành, tỉnh Hồ Bắc. Sáng ngày 08 tháng 12 năm 2001, ông đang dán biểu ngữ Pháp Luân Công lên cột điện ở gần đường cái của thôn thì bị cảnh sát đồn công an Tống Phụ phát hiện và đánh chết ông ngay bên đường. Để che giấu tội ác, cảnh sát đã đá ông vào lề đường, trước đó bọn chúng đã lấy đi hơn 100 tờ biểu ngữ Pháp Luân Công đựng trong túi áo ông Hà, sau đó còn gọi pháp y đến kiểm định, bịa đặt rằng trên thân thể nạn nhân không có thương tích gì nghiêm trọng, nạn nhân chết do gặp sự cố ngoài ý muốn trong khi đi dán truyền đơn. Nhưng người nhà khi lo hậu sự cho ông đã phát hiện ra ở cổ ông Hà có hai vết lõm rất sâu do tay cấu vào, não sau gáy bị trọng thương, tinh hoàn dưới bị bóp nát, trước cái chết thương tâm của ông Hà, người dân trong thôn đã kéo đến đồn cảnh sát để đòi lại công lý cho ông, nhưng đồn cảnh sát đe dọa nói: “Việc này các người nếu còn tìm chúng tôi, thì chúng tôi sẽ không để cho các người yên, ông ta đúng là chết do đi dán truyền đơn đấy chứ.”

II. 70 loại công cụ tra tấn

Công cụ tra tấn, chỉ các công cụ như còng tay, còng chân, xiềng xích, dây thừng, ghế cọp, giường chết, dao, lửa v.v. Mà chính quyền Trung Cộng sử dụng để tra tấn bức hại nhằm chuyển hóa các học viên Pháp Luân Công, tra tấn thể xác học viên Pháp Luân Công bằng các phương thức cố định như treo lớn, ghế cọp, cùm chết, treo nhỏ, trói chặt, khiến cho các học viên phải chịu đau đớn tột cùng về thể xác, thậm chí tử vong ngay tại chỗ. Trong số 3.653 trường hợp tử vong được báo cáo, chúng tôi thống kê được 546 trường hợp (chiếm 15%) học viên bị Trung Cộng sử dụng hình thức tra tấn tàn khốc trong lần bức hại cuối cùng dẫn đến tử vong. Trong số các trường hợp bị bức hại đến chết do tra tấn này, có 545 trường hợp theo tư liệu thành văn ghi chép bị Trung Cộng sử dụng các công cụ tra tấn bức hại. Chúng tôi thống kê phân loại ra 11 loại công cụ tra tấn lớn và 70 loại công cụ tra tấn nhỏ, chi tiết như sau (Bảng biểu 15):

49% bị còng tay và còng chân: chiếm tỉ lệ cao nhất là còng phía trước (15%) và cùm chết (14%);

28% bị tra tấn bằng cách treo lên: 17% bị treo nhỏ, 7% bị treo lớn, còn có trường hợp bị treo ngược lên.

19% bị tra tấn kiểu cố định: 4% bị trói cố định vào giường, 4% bị trói cố định vào giường chết, 4% bị tra tấn kiểu “ngũ mã phanh thây”, 3% bị trói cố định “hình chữ đại”, thậm chí còn bị trói cố định vào thân cây ở ngoài trời;

19% bị tra tấn ngồi ghế cọp;

13% bị xích cố định: 3% bị xích vào ống dẫn nhiệt, thậm chí có 2% bị xích vào mỏ neo cố định trên nền đất;

12% bị tra tấn kiểu trói chặt, thậm chí có 4% bị trói chặt bằng dây thừng;

6% bị làm bỏng;

5% bị chọc kim, trong đó bao gồm cả kim và bàn đinh;

3% bị chính quyền bức hại bằng dao hoặc súng;

2% bị tra tấn kiểu kẹp, bao gồm hình thức “dùng đũa mở khóa”, dùng kìm kẹp rút móng tay ra.

 BẢNG BIỂU 15: CÁC THỦ ĐOẠN TRA TẤN BẰNG CÔNG CỤ
Số lượng mẫu chọn = 545
Gông cùm49% Treo28% Cố định19%
Còng trước mặt14.7% Treo lên17.4% Cố định kiểu chữ đại3.1%
Còng sau lưng9.2% Treo lớn7.2% Ngũ mã phanh thây3.7%
Còng lớn sau lưng4.8% Treo cân lớn0.7% Ván cố định0.7%
Còng ngang0.2% Nướng cừu0.4% Giường chết cố định4.2%
Còng đơn0.2% Vịt nổi trên nước0.6% Giường cố định4.4%
Còng đôi sau lưng0.4% Chuồn chuồn chạm mặt nước0.7% Ghế cố định1.1%
Xích bằng dây da0.2% Xích đu0.4% Cầu thang cố định0.2%
Còng kéo căng0.2% Treo ngược0.4% Giá cố định0.2%
Còng ngón cái0.2% Ghế cọp19% Ống dẫn khí nóng cố định0.2%
Còng duỗi0.6% Khóa cố định13% Cột cố định0.2%
Còng đá0.2% Khóa cố định0.6% Tường cố định0.4%
Còng thít chặt0.2% Khóa cố định vào bàn, ghế1.5% Cột điện cố định0.2%
Còng giật0.9% Khóa cố định vào cửa sổ0.7% Cây cố định0.6%
Còng tay với chân0.2% Khóa cố định vào giường1.3% Trói chặt12%
Xích xuyên tim1.3% Khóa cố định vào ống dẫn khí nóng2.6% Trói chặt6.4%
Xích chết người14.1% Khóa cố định vào cột0.7% Trói chặt sau lưng0.2%
Xích đeo vào chân1.7% Khóa vào cái neo trên sàn2.2% Trói chặt vào giường0.4%
Dao súng động3% Khóa cố định vào cửa0.7% Trói chặt vào giường chết0.4%
Dao động1.7% Khóa cố định vào tường0.2% Trói chặt bằng thừng4.0%
Súng động0.4% Khóa cố định vào nhà tù dưới nước0.2% Y phục trói chặt0.6%
Đánh vào chỗ ghẻ0.6% Khóa cố định vào lan can1.3% Châm kim5%
Kẹp2% Khóa cố định vào cây0.9% Châm kim tiêm4.4%
Mở khóa0.9% Khóa cố định vào cột điện0.2% Châm kim0.6%
Tra tấn kiểu kẹp và rút0.4% Đóng/bịt3% Bảng đinh0.2%
Cán bột0.4%    Làm bỏng6%
Tổng cộng158%

Con số tổng cộng 158% cho thấy mỗi học viên Pháp Luân Công đều phải chịu không chỉ một công cụ tra tấn của Trung Cộng.

Gông cùm: Chỉ còng tay và còng chân. Đối với kiểu còng tay, do phương thức còng tay khác nhau nên cũng tạo nên các kiểu tra tấn với mức độ đau đớn khác nhau, thí dụ như tóm hai tay học viên gập ra phía sau còng lại gọi là còng sau lưng, tư thế gập tay ra sau khác nhau nên tạo nên các kiểu còng đại sau lưng, còng đôi…, khiến cho nạn nhân chịu đau đớn gấp nhiều lần so với kiểu tra tấn còng tay thông thường. Đối với phương thức còng tay cao thông thường, nếu như không ngừng giật còng tay (còn gọi là còng giật), hoặc dùng chân đá vào còng (gọi là còng đá), siết còng tay thật chặt vào xương (gọi là còng thít chặt), kéo mạnh còng (gọi là còng kéo), thì sẽ gây nên mức độ đau đớn gấp nhiều lần cho nạn nhân.

Còng đại sau lưng: Còn gọi là kiếm lưng, đại kiếm lưng, Tô Tần kiếm lưng, là biến tướng của phương thức còng sau lưng, kéo một cánh tay ra sau hướng từ trên vai xuống, kéo mạnh cánh tay kia ra sau lưng hướng từ dưới lên, rồi dùng còng khóa chặt hai tay lại. Bà Tôn Thục Hương (53 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở thành phố Trường Xuân tỉnh Cát Lâm, là một trong những người được luật sư nổi tiếng Cao Trí Thịnh công khai nhắc đến trong lá thư gửi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo vào ngày 12 tháng 12 năm 2005: Bà Tôn Thục Hương lúc đó 48 tuổi vì kiên định tu luyện Pháp Luân Công mà bị bắt giam phi pháp tổng cộng 9 lần trong suốt 6 năm. Ngày 22 tháng 9 năm 2009, bà Tôn Thục Hương bị Đội An ninh Nội địa thành phố Trường Xuân xông vào nhà bắt đến đồn công an thành phố, bị còng đại sau lưng và còng thít chặt, trong khi bà Tôn rên lên vì đau đớn, cảnh sát giữ 10 đầu ngón tay của bà bắt điểm chỉ từng ngón một vào tập tài liệu đã chuẩn bị sẵn, sau đó lấy những tài liệu đó làm căn cứ để bắt bà vào trại lao động cưỡng bức. Bà đã bị bức hại đến chết trong trại lao động.

Còng đôi sau lưng: Nạn nhân ở tư thế còng sau lưng thông thường bị khóa thêm một cái còng nữa vào hai khuỷu tay. Cô Dương Hải Linh (34 tuổi) là học viên Pháp Luân Công tại Đông Hải Quáng thành phố Kê Tây, tỉnh Hắc Long Giang, năm 2002 cô bị bắt vì sản xuất tài liệu giảng chân tướng Pháp Luân Công, bị trưởng đồn công an thành phố Kê Tây là Mạnh Khánh Khải, Đỗ Vĩnh Sơn ép cung, phải chịu các hình thức tra tấn còng đại sau lưng, đổ mù tạt vào mũi, bị đánh bằng khí cụ sắt. Cô Dương còn bị còng đôi khiến còng tay cắt vào da thịt, bị nhét quyển sách vào giữa lưng và cánh tay, khiến cho cánh tay bị tụ máu và sưng to. Để tăng mức độ đau đớn, bọn chúng còn đội lên đầu cô một cái mũ sắt và ném mạnh cô vào tường. Sau đó cô Dương Hải Linh bị kết án 10 năm tù. Ngày 12 tháng 04 năm 2003, cô bị bức hại đến chết tại trại giam Mật Sơn.

Còng kéo căng: Kéo căng hai chân, hai tay của học viên Pháp Luân Công ra và còng vào hai thanh sắt song song nhau, gọi là còng kéo căng. Cô Vương Cải Chi (47 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở huyện Chấn Bình tỉnh Hồ Nam, ngày 09 tháng 02 năm 2000, cô bị bắt vì đến Bắc Kinh thỉnh nguyện lần thứ hai, quản giáo trại giam đã tra tấn cô bằng hình thức còng kéo căng liên tục trong 5 ngày, đến khi thả ra thì cô chỉ còn thoi thóp, hơn 20 ngày sau thì qua đời. Học viên Pháp Luân Công – anh Y Phúc Toàn (45 tuổi) trú tại địa khu Song Thành tỉnh Hắc Long Giang, bị bắt giam tra tấn bằng hình thức còng kéo căng, bị phơi dưới trời nắng không cho uống nước.

Còng ngón cái: Phương thức này chuyên dùng để còng ngón tay cái, gây đau đớn cho nạn nhân nhiều hơn so với phương thức châm kim vào ngón tay. Bà Trần Tú Phân (61 tuổi) là học viên Pháp Luân Công tại thành phố Côn Sơn tỉnh Giang Tô. Tháng 06 năm 2000, bà bị bắt vì đến Bắc Kinh thỉnh nguyện, bị cảnh sát Phòng 610 và công an thành phố Côn Sơn tra tấn bằng hình thức còng ngón cái. Để gia tăng đau đớn cho nạn nhân, cảnh sát đã bắt bà Trần Tú Phân đứng hai tay ôm mấy chắn song sắt nhà tù, rồi còng các ngón tay cái của bà lại với nhau. Do dáng người bà Trần thấp bé mà các song sắt quá nhiều nên lúc đầu cảnh sát không thể kéo các ngón cái của bà lại với nhau được, bọn chúng liền bắt bà đứng ép toàn thân vào song sắt, hai tay ôm hai song sắt, mới có thể kéo hai ngón cái của bà khóa lại, khiến bà Trần đau đớn vô cùng. Anh Dương Tài Ngân (48 tuổi) là giáo viên trường trung học Hồng An, huyện Hồng An tỉnh Hồ Bắc, tháng 09 năm 1999 anh đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, bị cảnh sát đồn công an Thiên An Môn, Bắc Kinh bắt giam tra tấn bằng hình thức còng ngón cái, toàn thân anh bị treo lên cao trong vòng nửa giờ, khiến anh Dương Tài Ngân đau đớn ngất xỉu mà qua đời.

Xích chết người: Chỉ hình thức còng tay và xích chân cùng lúc, thường được dùng để khuất phục các phạm nhân có khả năng bị kết án tử hình, cho nên gọi là còng chết người hoặc còng tử hình. Nếu như là còng tay sau lưng thì gọi là “còng chết người dắt mũi trâu”, lúc này nạn nhân không thể tự sinh hoạt được, đau đớn tột cùng. Có một dây xích sắt nối giữa cái còng tay và xích chân, độ dài của xích sắt quyết định độ cúi người của nạn nhân, nếu bỏ đi dây xích sắt mà chỉ còng hai tay và chân lại với nhau thì thành hình thức “xích xuyên tim”, còn gọi là còng xuyên tim, còng bộ, còng liền tay chân, lúc này nạn nhân chỉ có thể gập eo đầu chúc xuống, chỉ có thể ngồi mà không nằm được, khi ăn phải nhờ người đút, đi nhà vệ sinh cũng cần người nâng lên. Cô An Tú Khôn (49 tuổi) – học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hồ Bắc là giáo viên trường tiểu học trung tâm thành phố Hoành Thủy. Ngày 21 tháng 05 năm 2000, cô đến Bắc Kinh thỉnh nguyện bị bắt giam phi pháp tại trại tạm giam Hành chính Đường Bắc. Vì cô An Tú Khôn cự tuyệt chuyển hóa, cô đã bị tra tấn bằng hình thức “còng sau lưng dắt mũi trâu” cả ngày và đêm, ăn, ngủ, đại tiểu tiện đều vô cùng khó khăn. Cô An nhục nhã, tuyệt thực mà chết. Bà Dương Mỹ Trinh (55 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở huyện Huy Ninh thành phố Từ Châu tỉnh Giang Tô, tháng 12 năm 2000 đi Bắc Kinh thỉnh nguyện, bị bắt giam phi pháp vào trại tạm giam huyện Huy Ninh. Cảnh sát dùng hình thức xích xuyên tim khóa hai chân tay bà lại với nhau trong suốt nửa tháng, đến đi vệ sinh cũng phải nhờ các tù nhân khác cởi quần, nếu bà chỉ đi chậm một chút là bị cảnh sát dùng gậy đánh đập dã man.

Tái hiện tra tấn: Làm bỏng

Tái hiện tra tấn: Xích xuyên tim

Tái hiện tra tấn: Còng đại sau lưng

Trói chặt: Chỉ việc dùng dây thừng, dây thép trói chặt học viên Pháp Luân Công trong thời gian dài không cho cử động. Cách thức trói chặt khác nhau tạo nên rất nhiều kiểu biến tướng, nếu sử dụng những bộ quần áo chuyên để trói chặt thì gọi là “y phục trói buộc”, dùng dây thừng quấn chặt thành nhiều lớp gọi là trói kiểu “thừng chết”.

Y phục trói buộc: Kiểu tra tấn này do nhà tù nam Số 03 Hứa Xương, tỉnh Hà Nam khởi xướng, gọi là y phục trói buộc. Kiểu y phục này buộc từ trước ra sau, tay áo dày khoảng 25 cm, trên tay áo có dây, chế tác từ một loại vải mềm mà dai. Cảnh sát bắt các học viên Pháp Luân Công không chịu khuất phục mặc kiểu áo này, lôi cánh tay các học viên ra sau lưng đan chéo buộc lại, sau đó lại đưa hai cánh tay qua vai lên trên đầu, rồi lại buộc hai chân, treo lên khung cửa sổ, bị cắm tai nghe bắt nghe liên tục những lời lẽ lăng mạ Đại Pháp, bị nhét giẻ vào mồm. Người bị tra tấn bằng hình thức này hai cánh tay đều bị tàn phế, đầu tiên là xương từ vai, khuỷu tay, cổ tay bị bong gân, gãy rời, người bị tra tấn thời gian lâu thì toàn bộ xương ở lưng bị gãy, cuối cùng chết vì đau đớn. Cô Tôn Sỹ Mai (hơn 40 tuổi), học viên Pháp Luân Công thành phố Hạng Thành tỉnh Hồ Nam, ngày 22 tháng 05 năm 2003, cô bị trại lao động nữ Số 18 Lý Hà tỉnh Hồ Nam dùng kiểu tra tấn này treo lên suốt một ngày một đêm, ngày 23 tháng 05 khi được thả xuống thì cô đã chết cứng, toàn thân lạnh toát. Để xóa dấu vết, trại lao động đã gọi mấy tên tội phạm Phùng Yến Bình, Phó Kim Ngọc đưa thi thể cô Tôn Sỹ Mai đến bệnh viện gần đó cấp cứu, sau đó tạo hồ sơ giả về cái chết của cô do đột ngột phát bệnh, rồi vội vã mang đi hỏa táng.

Thừng chết: Còn gọi là treo lên cao, dùng dây gai hoặc dây mảnh buộc vào cổ, sau đó buộc chặt vào hai cánh tay hoặc tứ chi, hoặc bó toàn thân, để gia tăng sự đau đớn cho nạn nhân, đầu tiên thường cởi hết y phục của nạn nhân, cởi trần hoặc chỉ mặc quần lót, thường phải cần hơn ba người phối hợp để trói. Mỗi lần trói chặt 10 đến 20 phút. Khi tháo ra, những chỗ bị thừng trói đều bị tàn phế nghiêm trọng, không nhấc nổi tứ chi, hình thức này còn phân thành mất khả năng cử động; và để lại vết tích bên ngoài một, hai năm sau mới hết. Ông Đảng Ái Dân (50 tuổi) là học viên Pháp Luân Công tại khu mỏ than Loan Triệu, Cổ Dã thành phố Đường Sơn tỉnh Hồ Bắc, từng mặc bệnh viêm cột sống nặng, bị mọi người gọi là ông gù, năm 1996 sau khi tu luyện Pháp Luân Công, cái lưng gù của ông đã thẳng lại một cách kỳ diệu. Sau ngày 20 tháng 07 năm 1999 Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công, ông Đảng Ái Dân đến Bắc Kinh thỉnh nguyện, năm 2000 ông bị cảnh sát Lý Hiểu Trung ở trại lao động Hà Hoa Khanh thành phố Đường Sơn bức hại bằng thừng chết, đầu và vai bị trói chặt bằng thừng suốt ba năm mới được tháo ra.

Tái hiện tra tấn: Trói chặt

Tái hiện tra tấn: Còng ngón cái

Tái hiện tra tấn: Thừng chết

Treo: Nạn nhân ở tư thế bị xiềng xích hoặc trói chặt, còn chịu thêm các thủ đoạn tra tấn khác tạo nên vô số kiểu tra tấn khác nhau, thí dụ, có các kiểu treo học viên Pháp Luân Công lên cao trong khi đang ở tư thế bị xiềng xích hoặc trói chặt. Cô Vương Vân Khiết – học viên Pháp Luân Công ở thành phố Đại Liên tỉnh Liêu Ninh, năm 2000 trong khi bị bức hại tại Trại lao động Mã Tam Gia, cô bị cảnh sát còng hai tay ngược lại, dùng mũ bảo hiểm xe máy đội lên đầu, sau đó xé ga trải giường thành các dây vải, bắt cô Vương khoanh chân lại dùng dây vải trói chặt tay, chân lại, trói đầu và hai chân lại với nhau, tạo thành một quả cầu, sau đó dùng còng tay treo hai tay từ phía sau lên, giống như treo một quả cầu bằng thịt.

Khi thực hiện kiểu treo này, do công cụ sử dụng để treo và phương thức thực hiện khác nhau, nên mức độ đau đớn gây ra cho thân thể nạn nhân cũng khác nhau. Ví dụ, hình thức dùng còng tay để treo hai tay lên sẽ gây đau đớn hơn rất nhiều so với dùng dây thừng để treo hai tay lên, treo lên ở tư thế còng sau lưng gây đau đớn hơn rất nhiều so với treo lên ở tư thế còng trước mặt, hai chân không chạm đất (gọi là vịt nổi trên nước) gây đau đớn hơn rất nhiều so với hai chân chạm đất (gọi là chuồn chuồn chạm mặt nước); nếu trong lúc bị treo còn liên tục lắc động (gọi là xích đu) cũng gây đau đớn hơn nhiều. Chúng tôi thống kê không đầy đủ (trong số 3.653 trường hợp) có 76 trường hợp bị treo lên, kết quả trong số này cho thấy: 57% học viên Pháp Luân Công bị treo trước mặt, 12% học viên Pháp Luân Công bị treo sau lưng, 8% học viên bị treo ở tư thế xích chết người, 7% học viên bị treo đại phía sau, 4% học viên bị treo ở tư thế trói chặt:

Treo cân lớn: Một tay bị còng treo lên cao khiến cho cả thân thể lơ lửng trong không trung, tay kia bị bó lại bằng dây da kéo mạnh về một phía, giống như một cái cân lớn, gọi là “treo cân lớn”. Treo cân lớn là một hình thức tra tấn vô cùng tàn độc, người bị treo gần như chết ngất. Ông Vương Hoài Anh (58 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở Nghi Biểu Xưởng, Hà Trạch tỉnh Sơn Đông, ngày 01 tháng 02 năm 2001, ông Vương Hoài Anh vì đi Bắc Kinh thỉnh nguyện mà bị bắt giam tại trạm kiểm soát đường Vĩnh An thành phố Nam Dương tỉnh Hà Nam, ông bị cảnh sát ở đồn công an thành phố Nam Dương tra tấn bằng hình thức treo cân lớn suốt ba, bốn tiếng, khiến ông tử vong. Khi gia đình ông Vương Hoài Anh đến Nam Dương đòi người thì thi thể của ông đã bị hỏa táng. Đồn công an Nam Dương còn ngang nhiên đòi người nhà ông nộp hơn 4.000 tệ tiền phí giám định thi thể, bị người nhà ông từ chối. Người nhà ông Vương đòi cho xem ảnh chụp giám định thi thể nhưng đồn công an từ chối cung cấp. Khi người nhà muốn mang tro cốt của ông về, đài hóa thân từ chối cấp chứng nhận hỏa táng cho ông, lấy cớ rằng đây là xác chết vô danh, một công an còn nói: “Mau đem xử lý ông ta cho nhanh, kẻo đêm dài lắm mộng.”

Treo lớn: Còn gọi là treo kiểu “chữ đại”. Rất nhiều trại lao động áp dụng hình thức tra tấn này, còng hai tay học viên Pháp Luân Công vào thành của hai chiếc giường một trên một dưới, sau đó kéo hai chiếc giường ra hai phía, giống như là xé người ra làm đôi, kéo căng hết cỡ, hai chân không chạm được xuống đất vô cùng đau đớn. Tiếp đó còn dùng dùi cui điện sốc điện khắp thân thể. Hoặc dùng còng lần lượt khóa từng tay treo lên tường. Đối với hình thức treo lớn, thông thường tay và lưng tạo thành hình chữ nhất, nếu hai tay không đan chéo vào nhau cố định thì gọi là treo chính, nếu hai tay đan vào nhau gọi là treo phản. Bà Liệu Triều Tề (57 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở thành phố Cung Lai tỉnh Tứ Xuyên, vốn là Bí thư Đảng ủy Hội bảo vệ sức khỏe phụ nữ trẻ em thành phố Cung Lai tỉnh Tứ Xuyên, trưa ngày 03 tháng 10 năm 2002, trưởng trại cai nghiện huyện Đại Ấp tỉnh Tứ Xuyên ra lệnh cho cảnh sát còng tay bà Liệu Triều Tề treo “chữ đại” lên hàng rào sắt rồi đánh đập tàn nhẫn.

Bay bán phần: Còn gọi là “chim vàng cô độc”. Ông Lý Đức Thiện (giáo viên) – học viên Pháp Luân Công ở thành phố Đức Xuyên tỉnh Sơn Đông, bị trại lao động Bảo Thôn bức hại bằng hình thức “bay bán phần”: hai tay bị kéo ngược lên còng vào cái giá sắt, thân thể bị treo một nửa trên không trung, chỉ có một chân chạm đất, giống như bay bán phần, thời gian tra tấn khoảng nửa tháng.

Nướng cừu: treo học viên Pháp Luân Công phơi dưới trời nắng, gọi là nướng cừu. Anh Lô Vận Lai (47 tuổi) là học viên Pháp Luân Công thành phố Trịnh Châu tỉnh Hà Nam, năm 2008 anh bị cảnh sát đồn công an Trịnh Châu dùng hình thức nướng cừu để tra tấn ép cung, bị nướng đến chết ngất

Tái hiện tra tấn: Treo lên

Tái hiện tra tấn: Nướng cừu

Tái hiện tra tấn: Bay bán phần

Cố định: giữ cho toàn thân ở tư thế cố định không thể cử động được trên giường, tấm ván gỗ, kiểu tra tấn này có nhiều dạng biến tướng như: giường cố định, giường chết, cố định hình chữ đại (còn gọi là định vị trí), ngũ mã phanh thây v.v.

Giường cố định và “ngũ mã phanh thây”: Giường cố định còn gọi là giường kéo căng, thông thường trên một tấm gỗ dài hai mét có gắn hai thanh thép ở hai đầu, bên trên có một dàn ống, dùng để còng cố định tay và chân lại. Ngoài chức năng kéo căng, giường chết chủ yếu có chức năng cố định. Thời gian cố định càng lâu thì người bị tra tấn càng đau đớn. Hình thức tra tấn này thường được sử dụng ở các trung tâm giam giữ nhỏ, đây cũng là một trong những phương thức tra tấn thường được nhà tù Cát Lâm sử dụng, nhà tù Cát Lâm có tổng cộng mười bảy bộ công cụ tra tấn giường cố định, các học viên Pháp Luân Công thường phải chịu tra tấn kiểu này nhiều hơn cả. Trại lao động Hà Hoa Khanh, Đường Sơn lại cho nạn nhân nằm trên giường, hai chân tách ra còng vào hai cạnh giường, hai cánh tay kéo lên trên, còng vào hai cạnh giường, thân thể không thể nhúc nhích được, thậm chí những học viên Pháp Luân Công còn phải chịu các thủ đoạn vô cùng tàn độc như bắt nằm trên giường kéo căng được trải bằng gạch vỡ, bị quất gậy vào chân, bị phạm nhân khác dẫm lên, bị dùng gậy gỗ hoặc tay chọc vào sườn… Vào mùa hè nóng bức, những học viên đang bị tra tấn trên giường kéo căng còn bị đắp thêm mấy tầng chăn bông. Ngoài ra còn có kiểu cố định bằng tấm gỗ hoặc giường, kiểu “giường chết” hay “giường chữ đại”. Anh Khâu Trí Nham (35 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở thành phố Bản Khê, tỉnh Liêu Ninh, vốn là công nhân ở nhà máy gang thép. Tháng 9 năm 1999 vì luyện Pháp Luân Công trong nhà giam Đại Bạch Lầu nên anh phải chịu hình thức tra tấn kéo căng ba lần, tổng cộng 25 ngày. Anh Vệ Triều Tông (40 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở huyện Túc Ninh, Thương Châu, tỉnh Hồ Bắc, tháng 08 năm 2001 anh bị Trại giam Số 01 thành phố Thương Châu tra tấn bằng hình thức giường cố định, sử dụng thiết bị làm cho dây đai trói anh Vệ liên tục co lại, siết chặt cơ thể anh khiến anh ngất xỉu, cánh tay phải của anh bị kéo dài hơn cánh tay trái gần 3 cm, mất khả năng cử động.

Khóa cố định và khóa vào cái neo trên sàn nhà: Khóa cố định chỉ việc dùng xiềng xích hoặc dây thừng trói nạn nhân vào ống dẫn nhiệt, song cửa sổ, chân giường, cột trụ v.v., thân thể tuy không bị trói cố định lại nhưng cũng không được tự do sinh hoạt. Trong đó có hình thức gọi là khóa vào cái neo trên sàn, nạn nhân bị khóa vào một cái vòng bằng sắt được chôn cố định trên sàn xi măng. Còn có một loại dùng xích sắt khóa hai chân, dùng khóa lớn khóa vào tấm phản bê tông, khiến nạn nhân không thể cử động được, gọi là chuỗi dây xích cố định. Anh Lý Hy Vọng (49 tuổi) – học viên Pháp Luân Công tại khu Hà Bắc thành phố Thiên Tân, năm 2011 đã bị nhà tù Cảng Bắc tra tấn bằng hình thức khóa vào cái neo trên sàn đến chết. Lúc đó cảnh sát nhà tù kéo hai chân anh Lý ra, hai chân lần lượt bị khóa vào hai cái neo trên sàn nhà.

Ghế cọp: Là một loại dụng cụ tra tấn giống như cái ghế băng hoặc ghế tựa, có loại bằng sắt cũng có loại bằng gỗ, ở một vài nhà tù cũ còn có loại ghế cọp làm bằng bê tông đúc, cao nửa mét, bên trên là một tấm phản bằng bê tông hình vuông, hai bên phản có hai cái còng để còng tay, mặt trước có một cái vòng sắt gắn vào phản, người bị xích ngồi lên ghế, chân bị kéo thẳng ra, hai chân bị xích vào vòng sắt, tư thế này khiến nạn nhân không cử động được, vô cùng thống khổ. Bà Lưu Đồng Linh (53 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở Nhượng Khu, thành phố Đại Khánh tỉnh Hắc Long Giang, bị bắt vì giảng chân tướng vào ngày 09 tháng 09 năm 2003, bà bị bắt vào trại giam Cáp Nhĩ Tân, ngày 12 tháng 10 năm 2003, bà đã chết trên ghế cọp trong tình trạng không một mảnh vải che thân.

Tái hiện tra tấn: Giường chết cố định hình chữ đại

Tái hiện tra tấn: Khóa vào cái neo trên sàn

Tái hiện tra tấn: Ghế cọp

Mở khóa và cán bột: Mở khóa còn gọi là “ăn bánh cuộn” hay “đậu ván chiên”, chỉ việc dùng những vật cứng như bàn chải đánh răng, đũa kẹp vào giữa các ngón tay hoặc chân, sau đó nắm chặt các ngón tay hoặc ngón chân, rồi kéo các vật cứng này qua lại giữa các kẽ ngón tay, chân, khiến nạn nhân đau đớn tột cùng. Anh Triệu Quảng Hỷ (42 tuổi), là học viên Pháp Luân Công ở thôn Đoàn Kết thành phố Song Thành tỉnh Hắc Long Giang, bị bắt vào năm 2000 vào trại giam Bình Phường thành phố Cáp Nhĩ Tân vì đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, anh đã bị tra tấn tàn nhẫn bằng hình thức mở khóa, trại giam kẹp bàn chải đánh răng vào giữa ngón tay trỏ và ngón giữa của anh Triệu Quảng Hỉ, sau đó nắm chặt năm ngón tay anh lại, kéo mạnh cán bàn chải giữa hai kẽ tay, ngón tay lập tức chảy rất nhiều máu. Ông Đảng Ái Dân (50 tuổi) là học viên Pháp Luân Công tại khu mỏ than Loan Triệu, Cổ Dã thành phố Đường Sơn tỉnh Hồ Bắc, năm 2000 anh bị trại tạm giam Cổ Dã dùng một cái cán bàn chải thô ráp kẹp vào giữa các ngón tay, sau đó nắm chặt các ngón tay, kéo cán bàn chải qua lại giữa các ngón tay, khiến cho da thịt ở hai bên ngón tay tróc ra lộ cả xương. Trại tạm giam hỏi: “Còn muốn luyện nữa không?”, anh Đảng Ái Dân nói: “Luyện”, lại kéo bàn chải qua lại, cho đến khi toàn bộ da thịt ở các ngón tay bị tróc ra hết. Sau đó còn dùng cây lăn bột chà vào cẳng chân anh, lại hỏi “Còn luyện nữa không?”, “Luyện”, lại chuyển sang cẳng chân bên kia. Hai cẳng chân đều sưng vù lên, trông sần sùi như đòn gánh.

Đánh vào vết ghẻ, dóc thịt và rửa nốt ghẻ: Ông Cao Thành Cát (52 tuổi) là học viên Pháp Luân Công tại thành phố Bạch Sơn tỉnh Cát Lâm, bị mắc bệnh ghẻ ở trại lao động Triều Dương thành phố Trường Xuân, khi ngồi trên ván, mủ bị ép chảy máu thấm đẫm ra ngoài quần, nốt ghẻ mọc đầy trên tay, chỉ chừa lại đầu ngón tay. Trại lao động dùng đế giầy bằng nhựa cứng đánh vào nốt ghẻ trên thân thể ông Cao, đánh đến nỗi máu thịt tróc hết, sau đó dùng thìa cào vào những chỗ da thịt bị tróc ra trên thân thể, nói rằng để chữa bệnh ghẻ cho ông, khiến ông tính mệnh lâm nguy, sau khi được đưa từ trại lao động về nhà được một tháng thì ông qua đời. Học viên Pháp Luân Công, anh Tống Xương Quang (26 tuổi) là học sinh ngành thông tin học viện Bưu điện Trường Xuân, vì đến Bắc Kinh thỉnh nguyện nên bị bắt giam vào trại lao động Triều Dương thành phố Trường Xuân, bị bệnh ghẻ lở nhiễm trùng toàn thân, diện tích da bị nhiễm trùng lên đến 60%, cảnh sát ở trại lao động ra lệnh cho người dùng tấm gỗ cứng và tấm nhựa đánh vào phần da bị ghẻ, khiến mủ bắt phọt ra, máu thịt lẫn lộn. Sau vài lần bị đánh làm cho phần da bị nhiễm trùng ngày càng lan rộng, da bị mưng mủ bong tróc toàn thân, nhất là phần mông, thấy vậy trại lao động lại ra lệnh cho người lấy cái bình hút mủ ra, khiến cho anh Tống tử vong. Bà Mạnh Hiến Chi (54 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở khu Thái Bình thành phố Cáp Nhĩ Tân tỉnh Hắc Long Giang, ngày 16 tháng 08 năm 2001 bị bắt giam bức hại tại đội 78 trại lao động Vạn Gia, khiến bà Mạnh cơ thể vốn đang rất khỏe mạnh trở thành bị nhiễm trùng toàn thân, chiều ngày 04 tháng 03 năm 2002, bà Mạnh Hiến Chi bị trại lao động cưỡng ép lôi vào nhà vệ sinh rửa vết ghẻ lở, chưa đầy 5 phút trong nhà vệ sinh, bà đã bị hôn mê và qua đời ngày hôm sau tại bệnh viện Đại Nhị.

Làm bỏng: chỉ việc làm bỏng các học viên Pháp Luân Công bằng lửa hoặc nước sôi, que cời lò nung đỏ, đầu thuốc lá đang cháy. Anh Vương Hoành Bân (39 tuổi) là học viên Pháp Luân Công tại Thạch Gia Trang tỉnh Hà Bắc, vì từ chối chuyển hóa nên bị bắt vào trại lao động Thạch Gia Trang, bị dùng bật lửa đốt cháy các móng tay.

Chọc kim và bàn đinh: Chọc kim có hai loại to và nhỏ, loại kim nhỏ có thể chọc vào da thịt mà không để lại dấu tích, không chảy máu, nhưng khiến nạn nhân đau đớn không chịu nổi, loại kim to dài có thể xuyên qua cả ngón tay. Cảnh sát dùng kim nhỏ chọc vào móng tay, móng chân, đầu ngón tay, đầu ngón chân, cổ của học viên, gây cho nạn nhân đau đớn tột cùng. Năm 2009, nhà tù Bàn Cẩm bắt giam tra tấn học viên Pháp Luân Công – ông Hoàng Thành (54 tuổi) ở Cẩm Xuyên, Liêu Ninh, hai tay ông bị còng lên tường, sau đó lấy cây kim tiêm to loại dùng trong bệnh viện chọc vào mỗi đầu ngón tay của ông, tổng cộng 10 cây kim! Kim chọc vào phần giữa thịt và móng tay làm cho máu chảy ra từ đầu kia, hoặc chọc kim từ móng tay xuyên qua phần lưng của ngón tay. Khi ông Hoàng Thành qua đời, móng tay của ông vẫn còn dấu tích bị tra tấn. Ông Lý Hoa Tự (70 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở thị trấn Dương Lâm thành phố Hán Xuyên tỉnh Hồ Bắc, năm 2000 đến Bắc Kinh thỉnh nguyện, bị bắt vào trại giam Thạch Gia Trang, cảnh sát đóng một hàng đinh trên tấm gỗ, để trồi ra 1-2 cm, sau đó đè tay ông Lý Hoa Tự lên để hàng đinh nhọn đâm vào tay.

Tái hiện tra tấn: Mở khóa

Tái hiện tra tấn: Làm bỏng

Tái hiện tra tấn: Châm kim

3. Tra tấn sốc điện

Trong số 3.653 trường hợp tử vong theo báo cáo điều tra, chúng tôi thống kê được 121 trường hợp (chiếm 3%) bị sốc điện tàn nhẫn trong lần bức hại cuối cùng dẫn đến tử vong, trong đó có 98 trường hợp tư liệu thành văn ghi chép lại việc Trung Cộng dùng dụng cụ, thiết bị sốc điện nhằm bắt các học viên Pháp Luân Công chuyển hóa. Chúng tôi đã thống kê phân loại các dụng cụ này (Biểu đồ 12), phát hiện thấy có 96% sốc điện bằng dùi cui điện, 2% sốc điện bằng ống nghe điện thoại bàn:

Ngoài ra, trong số 121 trường hợp tử vong, có 39 trường hợp bị sốc điện vào chỗ hiểm, thống kê cho thấy bị sốc điện vào bộ phận sinh dục, mặt, ngũ quan chiếm tỷ lệ cao nhất, số liệu cụ thể tại Biểu đồ 13:

18% bị sốc điện vào bộ phận sinh dục;

18% bị sốc điện vào mặt/ngũ quan;

15% bị sốc điện vào tứ chi;

10% bị sốc điện vào đầu;

10% bị sốc điện vào ngực và vú (đối với nữ);

8% bị sốc điện vào cổ, lưng;

3% bị sốc điện vào eo, sườn;

Còn có 3% bị sốc điện vào lỗ hậu môn

Trường hợp 1: Sốc điện vào mặt hủy hoại dung nhan: Cô Cao Dung Dung học viên Pháp Luân Công tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, năm 2003 bị bảo vệ học viện mỹ thuật Lỗ Tấn thành phố Thẩm Dương và Phòng 610 thành phố cùng với công an bắt giữ, bị giam phi pháp tại trung tâm giáo dưỡng Long Sơn thành phố Thẩm Dương. Cô bị cảnh sát Đường Ngọc Bảo, Khương Triệu Hoa sốc điện vào đầu suốt bảy, tám tiếng, khiến cho khuôn mặt cô bị biến dạng. Sau đó, cô Cao Dung Dung bỏ trốn, đích thân Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật La Cán đã trực tiếp ra lệnh truy nã bắt giam cô trở lại, vì thù hận trước việc bức ảnh về khuôn mặt bị hủy hoại do sốc điện của cô Cao Dung Dung được phơi bày trên toàn thế giới, chính quyền đã bí mật giam giữ cô tại trại lao động Mã Tam Gia tỉnh Liêu Ninh, cô bị bức hại qua đời vào ngày 16 tháng 06 năm 2005.

Trường hợp 2: Sốc điện vào ngực của người mẹ đang thời kỳ cho con bú: Cô Ngô Kính Hà (29 tuổi) là học viên Pháp Luân Công ở thôn Biện Cát Gia phố Phượng Hoàng khu Phường Tử thành phố Duy Phường tỉnh Sơn Đông, ngày 06 tháng 01 năm 2002 vì phát tài liệu giảng chân tướng, cô bị bắt giam vào trung tâm tẩy não khu Khuê Văn, Duy Phường. Cô Ngô Kính Hà vẫn còn đang nuôi con bú, đứa bé suốt ba ngày không được bú mẹ, bầu vú cô vốn đã tức sữa rất đau và khó chịu, cảnh sát Phòng 610 ở trung tâm tẩy não còn sốc điện vào ngực cô và đánh cô tàn nhẫn đến chết. Đến ngày thứ ba, Phòng 610 thông báo cho gia đình rằng cô Ngô Kính Hà đã treo cổ tự sát ở trung tâm tẩy não. Chiều ngày thứ năm, bố mẹ, chú và em cô Ngô Kính Hà đến bệnh viện Duy Phường, công an đứng bao vây trước cổng bệnh viện, người nhà đi đâu công an đều đi theo, còn không cho người nhà xem thi thể nạn nhân, bố mẹ và hai em cô đấu tranh quyết liệt cuối cùng mới được xem thi thể, thấy bầu vú cô đầy những vết đen do bị sốc điện, sau lưng đầy những vết xanh, tím, đen do bị đánh, hông bị đánh gãy, trên cổ còn có một vạch màu đỏ, toàn thân bị thương tích nặng nề.

Giáo dục chấn động: Chỉ việc sốc điện bằng dùi cui điện liên tục vào người nạn nhân. Anh Lôi Minh (30 tuổi) là học viên Pháp Luân Công tại thành phố Bạch Sơn tỉnh Cát Lâm. Ngày 15 tháng 03 năm 2002, anh Lôi Minh vì tham gia buổi phát sóng trên truyền hình Trường Xuân nên bị một nhóm cảnh sát ở đồn công an thành phố Trường Xuân bắt giam, anh bị bắt cởi hết quần áo, bị sốc điện vào cổ, miệng, đùi, ngực, bộ phận sinh dục, lỗ hậu môn, khiến anh Lôi Minh không ngừng kêu la đau đớn, đến khi dùi cui hết điện mới thôi. Trong lúc chờ sạc điện, cảnh sát lại chuyển sang dùng một cái túi nhựa trùm lên đầu anh Lôi Minh, không cho một chút không khí nào để thở, đến lúc anh gần như ngạt thở thì cảnh sát đột ngột tháo túi ra, anh vừa hít được mấy ngụm không khí thì lại tiếp tục trùm vào, cứ tra tấn liên tục như vậy, đến khi dùi cui sạc điện xong, lại chuyển sang sốc điện liên tục vào người anh. Cảnh sát cảm thấy sốc điện bằng dùi cui chưa đủ mạnh, liền lấy một cái tuốc nơ vít đầu dẹt đem nung nóng trong lò điện, sau đó làm bỏng cổ anh Lôi, bỏng đến mức thịt trồi ra ngoài, tiếp đó cảnh sát dùng dùi cui điện sốc vào vết bỏng của anh, lại dùng một cái gậy sắt lớn gõ mạnh, khiến anh đinh tai nhức óc. Cảnh sát thậm chí còn chọc một cái gậy gỗ vào lỗ hậu môn anh Lôi Minh, đầu kia của gậy kẹp vào thanh ngang ở sau ghế, tiếp tục sốc điện bằng dùi cui vào lỗ hậu môn, khiến anh Lôi đau đớn tột cùng.

Tái hiện sốc điện

Tái hiện sốc điện: Giáo dục chấn động

Tái hiện sốc điện: Sốc điện bằng ống nghe điện thoại bàn

4. Tra tấn bức thực

Trong số 3.653 trường hợp tử vong theo điều tra báo cáo, có 12% học viên Pháp Luân Công (442 trường hợp) trong lần bức hại cuối cùng dẫn đến tử vong đã tiến hành tuyệt thực để phản đối. Trong số 442 trường hợp học viên tuyệt thực, có 154 trường hợp bị bức thực đến chết, tỷ lệ bị bức thực chết lên đến 35%. Trong đó, 40% bị bức thực chết tại trại tạm giam, 22% bị bức thực chết tại trại lao động, 9% bị bức thực chết tại nhà tù, 4% bị bức thực chết tại đồn công an.

Trong số 154 trường hợp bị bức thực đến chết, chúng tôi thống kê có 88 trường hợp tư liệu thành văn được ghi chép lại có sử dụng các dụng cụ bức thực, chi tiết nêu tại Bảng biểu 16:

90% trường hợp bị bức thực thông qua mũi/họng/dạ dày, thậm chí có 5% bị kẻ bức thực sau khi cắm ống vào còn cố ý rút ống thức ăn lên xuống, còn có cảnh sát để tiết kiệm thời gian còn cắm ống thức ăn vào để đó một thời gian dài không rút ra, khiến cho học viên Pháp Luân Công càng thêm đau đớn, thậm chí cắm mạnh đến mức tổn thương cơ quan nội tạng, gây nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến tử vong; Trung Cộng còn sử dụng các dụng cụ banh tử cung, thìa inox, niềng kẹp răng, kìm, đũa để cưỡng ép học viên Pháp Luân Công mở miệng, sau đó dùng các dụng cụ b

Share