Bài viết của Phi Minh

[MINH HUỆ 20-12-2013] Joseph Goebbels, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền của Hít le – chế độ Phát xít ở Đức, đã từng phát biểu rằng: “Nếu các vị lặp lại một lời dối trá đủ nhiều, người dân sẽ tin nó, và thậm chí chính các vị cũng sẽ tin nó.” Đây có thể là một lý do tại sao Hít le đã có thể thành công đánh lạc hướng quan điểm công chúng trước cuộc thảm sát.

Một vài thập kỷ sau, những chiến thuật tương tự đã được sử dụng bởi Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để tạo ra một môi trường thù địch chống lại các học viên Pháp Luân Công trong khi thực thi bắt bớ, giam cầm, và các hình thức ngược đãi khác.

Lý Đông Sinh, Trưởng Phòng 610 hiện tại, người trước đây đã từng là Thứ trưởng Bộ tuyên truyền, và sau này là Thứ trưởng Bộ công an, đã đóng vai trò chủ chốt trong việc chỉ đạo việc tuyên truyền của truyền thông nhà nước và các lực lượng cảnh sát khắp nơi.

Đường quan lộ hanh thông: Đánh lạc hướng công chúng thông qua tuyên truyền truyền thông

Lý là Phó giám đốc Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) từ giữa tháng 01 năm 1993 đến tháng 07 năm 2000. Khi Phòng 610 mới được thành lập vào tháng 06 năm 1999, ông ta được chỉ định làm Phó phòng này, chịu trách nhiệm tuyên truyền.

Để tác động tới quan niệm của công chúng, ông ta đã sử dụng “Tiêu điểm”, một chương trình tiên phong đưa tin về các vụ việc hiện tại. Trong 6 năm rưỡi từ 21 tháng 07 năm 1999 tới cuối năm 2005, chương trình “Tiêu điểm” đã phát 102 bản tin chống Pháp Luân Công, theo một báo cáo công bố năm 2013 bởi Tổ chức thế giới điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG). Riêng từ tháng 7 đến tháng 12 năm 1999, đã có tới 70 bản tin chống Pháp Luân Công, theo báo cáo trên.

Thao túng phương tiện truyền thông để cô lập các nhóm đối tượng đã được sử dụng bởi ĐCSTQ rất nhiều lần trong các chiến dịch chính trị trước đó, bao gồm cả việc duy trì Cách mạng Văn hóa vào cuối năm 1960 và đàn áp các hoạt động dân chủ vào năm 1989.

Những nỗ lực của Lý rất hiệu quả trong việc lèo lái dư luận. Một vài tháng sau tháng Bảy 2000, ông ta đã được thăng chức lên Cục phó Cục quản lý phát thanh, điện ảnh và truyền hình Trung Quốc (SARFT).

Không như các nhóm đối tượng khác trong các chiến dịch chính trị, các học viên Pháp Luân Công không có kế hoạch chính trị, làm cho ĐCSTQ khó tiêu diệt họ trong một thời gian ngắn. Thay vào đó, những nguyên lý mà nhóm người này theo đuổi là Chân, Thiện, Nhẫn, cũng như những hành xử ngay chính trong cuộc sống hàng ngày, đã để lại những ấn tượng tích cực trong công chúng.

Điều này là sự tương phản rõ rệt với điều mà các chiến dịch bôi nhọ cáo buộc về họ. Nhiều công dân bình thường đã bắt đầu chất vấn liệu cuộc bức hại có là hợp pháp, và liệu bạo lực đã được sử dụng trong quá trình – bắt bớ, câu lưu, giam cầm, lục soát nhà ở – có phải là quá mức.

Để củng cố sự ủng hộ cho cuộc bức hại, CCTV đã chiếu một cảnh tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 23 tháng 01 năm 2001 – dịp Tết Nguyên đán – và gán trách nhiệm cho Pháp Luân Công. Nhiều người Trung Quốc đã bị lừa dối bởi những lời dối trá này và trở nên thù địch với các học viên Pháp Luân Công.

Lửa giả

Do sự mâu thuẫn xã hội sâu sắc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, tự thiêu đã tồn tại ở Trung Quốc như là một phương sách cuối cùng. Nó đã được một số công dân Trung Quốc viện đến khi lợi ích của họ bị phớt lờ quá lâu hoặc vấn đề của họ mãi không được giải quyết. Tuy nhiên, những sự tình như vậy, là rất hiếm và đều bị nghiêm cấm đưa tin bởi các phương tiện truyền thông do nhà nước quản lý.

Một phóng viên báo Bưu điện Washington đã tới quê nhà của Lưu Xuân Linh, một trong những người tự thiêu, để điều tra về lý lịch của cô. Một bài báo sau đó của tờ Bưu điện Washinton đã báo cáo rằng, “không có ai đã từng trông thấy cô ta tu luyện.” Sau khi bài báo này được đăng, người phóng viên đã bị bắt khi trở lại quê nhà của nạn nhân để tiến hành điều tra thêm.

Phân tích sâu hơn hé lộ ra nhiều lỗ hổng về tính xác thực của sự kiện này. Lửa giả, một bộ phim đoạt giải đã phân tích sự kiện một cách chi tiết, và đã kết luận rằng nó được đạo diễn bởi Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc để bôi nhọ Pháp Luân Công. Tuy nhiên, thông tin này lại không tới được với nhiều người Trung Quốc.

Bởi vì vụ tự thiêu giả này xảy ra một ngày trước Tết Nguyên Đán và nó bao gồm vài nhân vật sinh động, gồm một cô bé 12 tuổi cùng mẹ, chương trình TV đã được xem bởi một lượng khán giả khổng lồ. Tin tương tự sau đó đã được đăng tải trên báo và trên các chương trình truyền hình khác và thậm chí trong cả sách giáo khoa trường học. Sự cảm thông của dân chúng dành cho học viên Pháp Luân Công đã bị chuyển thành sự tức giận và thù địch.

Vai trò của Lý trong việc đạo diễn chiến dịch tuyên truyền để thêm lửa cho cuộc bức hại đã khiến ông ta được Chu Vĩnh Khang cho thăng chức. Ông ta được thăng lên làm Thứ trưởng Bộ công an và Trưởng Phòng 610 vào tháng 11 năm 2009, một bước chuyển tiếp từ một cơ quan của ĐCSTQ chuyên biến chiến dịch tuyên truyền thành kích động thù địch sang một cơ quan khuyến khích bạo lực.

Chuyển tiếp sự nghiệp: Sử dụng bạo lực để gia tăng tẩy não

Ngoài việc hạn chế về thể chất, Phòng 610 đã ra lệnh tẩy não các học viên. Do đó, một số lượng lớn các trung tâm tẩy não đã được thiết lập để giam giữ các học viên, với một số bị bắt tại nhà hoặc cơ quan, trong khi một số khác thì bị chuyển từ nhà tù hoặc các trại lao động cưỡng bức sang các trung tâm tẩy não sau khi hết hạn giam cầm.

Chương trình CCTV “Tiêu điểm”, được sản xuất trong nhiệm kỳ Lý Đông Sinh, nằm trong số các tài liệu tẩy não

Các chi tiết về ba cá nhân bị giam tại Trung tâm tẩy não Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc đã được đăng tải trên trang Minh Huệ Net vào ngày 22 tháng 12 năm 2013. Họ là những ví dụ tiêu biểu về mức độ bạo lực được sử dụng ở các trung tâm tẩy não.

Cô Uông Diễm, một học viên 20 tuổi, đã bị giam giữ tại trung tâm kể từ tháng 11 năm 2013. Giám đốc Trung tâm là Khuất Thân biết cô không phải là người địa phương và đã ra lệnh cho lính canh đánh cô một cách tàn bạo.

Bà Thôi Hải, một nhân viên 64 tuổi từ Công ty xuất nhập khẩu hóa chất Vũ Hán, đã bị giam từ tháng 10 năm 2012, kể cả 2 tháng ở trung tâm tẩy não, nơi bà bị bức thực, bị tiêm các chất phá hủy thần kinh, cấm ngủ, gần chết vì ngạt thở, bị đổ nước lạnh lên người vào mùa đông, và nhiều hình thức tra tấn khác.

Ông Bành Tân Hoa, một giáo viên già về hưu, bị chuyển tới một trung tâm tẩy não sau khi hết thời hạn  5 năm tù giam.

Trên đây chỉ đơn thuần là ví dụ về ba cá nhân đã phải chịu tra tấn bạo lực ở trung tâm tẩy não Vũ Hán. Nhiều vụ khác từ trung tâm này có thể được tìm thấy trên trang Minh Huệ Net. Thực ra, trung tâm tẩy não Vũ Hán chỉ là một trong vô số cơ sở mà các học viên bị ngược đãi dưới sự giám sát của Phòng 610.

Sự nghiệp sụp đổ: Những ngày cuối của Lý Đông Sinh

Vào ngày 20 tháng 12 năm 2013, các cơ quan báo chí Trung Quốc đã đăng tải rằng ông Lý đang bị điều tra vì đạo đức kém, một tín hiệu báo sự bắt đầu của hồi kết sự nghiệp chính trị của ông ta.

Một tháng trước đó, Lý Đông Sinh được mời tới quận Hoài Lai, cách Bắc Kinh khoảng 120 km. Ông ta đã tới một ngôi làng với Bí thư đảng ủy quận vào ngày 05 tháng 11 và ra chỉ thị là quận phải gia tăng tuyên truyền và giám sát trực tuyến để tiến hành bức hại Pháp Luân Công.

Chuyến thăm dường như là để che đậy sự lo lắng của ông ta. Cơ quan truyền thông chính phủ không hề đưa tin gì về Lý Đông Sinh kể từ tháng 08. Khi có tin đồn rằng Chu Vĩnh Khang, người bảo trợ chính trị của ông Lý, đang bị quản thúc tại gia, ông Lý đã xuất hiện trước công chúng để đánh cược tương lai một lần nữa vào việc bức hại các học viên Pháp Luân Công, với hy vọng được cứu bởi Giang Trạch Dân. Tuy nhiên, chuyến viếng thăm của ông ta chỉ được báo cáo trên truyền thông địa phương.

Trong khi vị trí của Lý là Trưởng Phòng 610 đã được bật mí và để lộ trong phần giới thiệu công khai, “Trưởng Phòng 610” là chức danh chính thức đầu tiên được đề cập tới trong tuyên bố về việc điều tra ông ta.

Sự ngã ngựa của Lý Đông Sinh vốn là Trưởng Phòng 610 cuối cùng đã tập trung sự chú ý vào tổ chức. Sự xóa sổ ông ta có thể nhìn nhận giống như là kết quả của “đấu tranh nội bộ” trong ĐCSTQ, nhưng nó cũng là một hình thức quả báo. Người ta không thể nói rằng tất cả các quan chức hủ bại đều bức hại các học viên Pháp Luân Công, nhưng điều ngược lại luôn đúng: những kẻ bức hại Pháp Luân Công chắc chắn là hủ bại.

Với sự rớt đài của Lý, sự kết thúc của Phòng 610 có lẽ không còn xa.

Các bài liên quan:

https://www.minghui.org/mh/articles/2013/12/23/284383.html

https://www.minghui.org/mh/articles/2013/12/29/284836.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/12/25/李东生的人生轨迹-从谎言机构到暴力机构的无缝对接-284436.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/1/2/144159.html

Đăng ngày 25-02-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share