Bài viết từ một học viên ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-10-2013] Tháng 06 năm 2000, đối mặt với cuộc bức hại phô thiên cái địa của tà ác, tôi cùng hai đồng tu quyết định sẽ đến Bắc Kinh, đứng ở quảng trường Thiên An Môn và giơ cao dòng chữ “Chân – Thiện – Nhẫn”. Chúng tôi đã dùng hết sức mạnh của mình để hô lên “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Trả lại sự trong sạch cho Sư phụ của chúng tôi, trả lại sự trong sạch cho tên tuổi của Đại Pháp!”

Học viên A cũng hô lớn: “Chúng ta chính là Thần hộ Pháp tại nhân gian!” Khi nghe thấy những từ này, tôi lập tức giật mình: Tôi không thề nghĩ rằng bản thân mình là Thần hộ Pháp cho đến tận giây phút ấy.

Ngay lập tức, cảnh sát từ khắp nơi trên quảng trường lao về phía chúng tôi và xe của cảnh sát cũng đến.

Chúng tôi đang cùng nhau cầm các biểu ngữ. Khi cảnh sát đến, chúng giật lấy các biểu ngữ, kéo học viên A ra một bên, đẩy tôi và các học viên khác vào một chiếc xe cảnh sát.

Học viên A hét lên: “Chúng tôi đến cùng nhau mà!”

Khi chúng tôi đến đồn cảnh sát Thiên Môn, chúng tôi từ chối khai danh tính và địa chỉ, sau đó chúng tôi nhanh chóng được thả ra và trở về nhà một cách trang nghiêm

Nhờ học Pháp, tôi hiểu được rằng trước giai đoạn 20 tháng 7 năm 1999, Sư phụ đã đẩy các đệ tử đến vị trí cao nhất trong các thiên giới. Theo thể ngộ của tôi, khi học viên A hô lên “Chúng ta chính là Thần hộ Pháp tại nhân gian!” anh ấy đã ở trong trạng thái của Thần, anh ấy đã quả thực là Thần.

Sư phụ giảng rằng:

“Con người có thể làm gì được Thần? Nếu không có các nhân tố ngoại lai, thì con người dám làm gì chư Thần? (Trong Chính Pháp phải chính niệm, không được có tâm con người, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Một buổi sáng khi tôi vừa ra khỏi nhà thì bỗng nhiên tám đến chín cảnh sát mặc thường phục tấn công tôi, lấy chìa khóa của tôi và xông vào nhà tôi. Họ lấy đi máy tính, máy in, sách Pháp và cả những tài liệu khác. Họ đến trước mặt tôi và hỏi: “Cái gì đây?” Tôi trả lời “Đây là tài sản cá nhân của tôi.”

Họ cố gắng bắt tôi, tôi nói: “Tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và tôi tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, tôi không phạm tội gì hết và tôi sẽ không đi đâu cả.” Họ kéo tôi ra sân sau. Tôi liên tục hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Pháp Luân Đại Pháp hảo!”

Một chiếc xe đến. Các nhân viên cảnh sát túm lấy tôi và đẩy tôi vào xe. Sau đó họ đưa tôi đến đồn cảnh sát. Tôi từ chối hợp tác với họ và từ chối rời khỏi xe. Tôi nói: “Tôi không phạm tội gì cả. Tôi sẽ không ra khỏi xe. Tôi sẽ về nhà.” Cảnh sát lôi tôi ra khỏi xe. Dùng hết sức bình sinh, tôi hô lên: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Pháp Luân Đại Pháp hảo!”

Họ kéo tôi đến một căn phòng nhỏ, còng tay tôi vào một cái ghế sắt, và bắt đầu thẩm vấn tôi. Tôi từ chối trả lời bất kỳ câu hỏi nào. Thay vào đó, tôi giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại cho họ.

Tôi liên tục phát chính niệm và lặp lại lời giảng của Sư phụ:

“Thân ngọa lao lung biệt thương ai
Chính niệm chính hành hữu Pháp tại
Tịnh tư kỷ đa chấp trước sự
Liễu khước nhân tâm ác tự bại” (Biệt ai, Hồng Ngâm II)

Tạm dịch:

Đừng Buồn

Thân trong ngục tù đừng đau buồn
Chính niệm chính hành Pháp ở đây
Tĩnh tâm suy nghĩ bao chấp trước
Dứt được nhân tâm ác tự bại

Khi hướng nội để tìm nguyên nhân vì sao tôi bị bức hại, tôi đã tìm ra hai chấp trước căn bản: tâm tật đố và tâm sắc dục

Tâm tật đố: Tôi đã không vừa ý với một đồng tu bởi vì hành động của anh ấy. Tôi không hướng nội và chỉ nhìn vào thiếu sót của anh ấy. Một ngày, tôi không giữ vững tâm tính và đổ lỗi cho đồng tu đó. Cuối cùng khi có thể hướng nội, tôi nhận ra rằng xuất phát điểm của đồng tu đó là tốt, anh ấy đã hành động dựa trên Pháp và vì chỉnh thể. Tôi nhận ra rằng tôi ghen tị với sự ngay thẳng của anh ấy. Khi đối chiếu với Pháp, tôi thấy được chấp trước của mình. Tôi có xu hướng hay tật đố. Khi tâm tật đố bùng lên, tôi không nghĩ đến người khác hay đối xử tốt với họ, đôi khi tôi còn làm tổn thương họ nữa. Tôi thấy rất xẩu hổ.

Tâm sắc dục: Gần đây, tôi có xem một chương trình tivi. Tôi biết xem tivi không tốt nhưng tôi đã không dùng hết lý trí để ngăn chặn bản thân. Chương trình có nhiều cảnh gợi dục. Sau khi xem xong chương trình, lúc luyện công đã bị các cảnh tượng từ chương trình tivi can nhiễu không thể nhập tĩnh.

Tu luyện là việc nghiêm túc. Tâm tật đố và sắc dục là điều cấm kỵ đối với người tu luyện. Cựu thế lực đã dùi vào điểm chưa tinh tấn của tôi để lấy cớ bức hại tôi.

Khi tôi nhận ra các chấp trước của mình, tôi lập tức quy chính từng ý từng niệm của mình và phát chính niệm cường đại: “Tôi phủ nhận hoàn toàn sự an bài của cựu thế lực”.

Tôi cũng thêm vào những điều Sư phụ giảng:

“Ta là đệ tử của Lý Hồng Chí, các an bài khác thì đều không cần, đều không thừa nhận.”(Giảng giải Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào tiết Nguyên Tiêu 2003 – Phần hỏi đáp)

Tôi giữ những niệm này trong đầu tôi: “Tôi là một đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp. Cho dù tôi có những điểm chưa tinh tấn nhưng có thể từ trong Pháp mà quy chính. Không tà ác nào có thể khảo nghiệm tôi. Sứ mệnh của tôi là cứu người. Cảnh sát phải thả tôi vô điều kiện. Sách Pháp có nội hàm thâm sâu, máy tính, máy in của tôi và các tài liệu giảng thanh chân tướng là dùng để cứu người. Đây là những gì thuần chính nhất, tốt nhất và chắc chắn không thể sử dụng như “chứng cứ” để bức hại tôi. Tín ngưỡng đối với Pháp Luân Công không có tội, bức hại học viên Pháp Luân Đại Pháp là phạm tội, phải thả tôi về nhà vô điều kiện!”

Người thẩm vấn nói: “Cô không có văn hóa cao. Cô chỉ là một bà nội trợ và cô làm ra rất nhiều tài liệu đẹp. Tôi không thể không bội phục cô. Tôi muốn thả cô ra nhưng nhìn tất cả tài liệu ở nhà của cô, làm sao tôi có thể thả cô ra?”

Tôi trả lời lại: “Tài liệu chính là điều đúng đắn nhất và tốt nhất để cứu người. Chúng không phải ‘bằng chứng’. Tôi phải về nhà.”

Anh ta nói: “Tôi e rằng cô không thể về nhà.”

Tôi đáp lại: “Lời anh nói không tính, chỉ có Sư phụ tôi nói mới tính. Tôi phải về nhà.”

Tôi nhìn thẳng vào mắt anh ta. Tôi biết rằng đây tuyệt đối không phải là người đang bức hại người. Tôi nói với sinh mệnh tà ác trong các không gian khác: “Học viên Pháp Luân Đại Pháp không màng đến nguy hiểm của tính mệnh để phát tài liệu giảng chân tướng. Họ hy vọng rằng con người có thể biết sự thật để nếu một ngày đại họa có xảy đến, con người sẽ biết cách cứu chính bản thân mình. Pháp Luân Đại Pháp là Phật Pháp và những người tu luyện Đại Pháp đến đây để cứu người. Nếu anh bắt giữ các đệ tử Đại Pháp và ngăn cản họ cứu chúng sinh thì tội ác của anh quả là quá to lớn. Những học viên Đại Pháp đều là những sinh mệnh ngoài tam giới, không phải do anh quản.”

Anh ta hỏi tôi: “Vậy cô do ai quản?”

Tôi trả lời lại: “Sư phụ của tôi sẽ quản tôi.” Sau đó anh ta rời khỏi phòng.

Khoảng 05 giờ chiều, giám đốc bộ phận An ninh nội địa đã đến. Ông ta hỏi tôi: “Cô cứ mãi hét lên ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’, là có ý tứ gì?”

Tôi nói: “Tôi chỉ có một mục đích: để người có nhân duyên biết đến Phật Pháp và được đắc cứu, bao gồm cả ông nữa.”

Ông ta nói: “Nếu cô chịu ký tên, cô sẽ được thả.” Tôi từ chối.

Sau đó ông ta nói: “Cô không phải ký biên bản điều tra nhưng cô phải ký nhận những đồ cá nhân chúng tôi tịch thu được ở nhà cô.”

Tôi trả lời: “Tôi sẽ không ký bất kể thứ gì hết bởi vì tôi vô tội. Ông nên trả lại tôi những thứ đồ đó.”

Ông ta phản đối: “Nếu cô không ký thì cô không thể đi được.”

Lúc đó tôi có chút động tâm, đã nghĩ: “Có lẽ mình nên ký để được thả ra. Nếu mình không đi, chúng sẽ tăng cường bức hại.” Ngay lập tức tôi nhận ra rằng đó không phải là chính niệm – đi hay không đi là do Sư phụ định đoạt.

Sư phụ từng giảng rằng:

“Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng không hề theo yêu cầu, mệnh lệnh hay chỉ thị của tà ác.” (Chính niệm của đệ tử Đại Pháp có uy lực – Tinh tấn yếu chỉ II)

Đây là Pháp và tuân theo Pháp không bao giờ sai – không ký, không hợp tác là đúng. Tôi đã phóng hạ nhân tâm và kiên quyết từ chối ký tên mình.

Viên cảnh sát nói: “Cô muốn rời khỏi đây và chúng tôi để cô đi nhưng tại sao cô vẫn từ chối không đi?”

Tôi trả lời lại: “Tôi sẽ đi.” Sau một lúc, họ vẫn không thấy tôi ký tên nên họ đã để tôi đi. Do đó, tôi lại tham gia vào hồng lưu trợ Sư Chính Pháp.

Khi nhìn lại cuộc đối thoại với cảnh sát, khi tôi nói rằng: “Những học viên Đại Pháp đều là những sinh mệnh ngoài tam giới, không phải do anh quản”, tôi nghĩ đó nhất định là trạng thái của Thần.

Sư phụ giảng rằng:

“Con người có thể làm gì được Thần? Nếu không có các nhân tố ngoại lai, thì con người dám làm gì chư Thần?” (Trong Chính Pháp phải chính niệm, không được có tâm con người, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/10/20/面对迫害自己的一念很重要-281372.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/11/22/143347.html

Đăng ngày 18-02-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share