Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 04-09-2013] Gần đây tôi có trao đổi với một đồng tu về vấn đề an toàn cho các điểm sản xuất tư liệu Đại Pháp. Tôi có thể thấy rõ ràng những vấn đề an toàn tiềm ẩn và nghĩ rằng cần thiết phải có một vài biện pháp để phòng tránh. Tuy nhiên, cô ấy tin rằng miễn là chúng ta giữ chính niệm, Sư phụ sẽ bảo vệ chúng ta. Cô ấy cho rằng nói về vấn đề an toàn chính là biểu hiện của tâm sợ hãi. Kết quả là, cô ấy lảng tránh nói thêm về nó. Ở đây, tôi muốn chia sẻ một vài thể ngộ của mình về vấn đề này.

Đúng là nếu chúng ta giữ chính niệm mạnh và không để bất kì sơ hở nào cho tà ác dùi vào, Sư phụ sẽ bảo vệ chúng ta. Tuy nhiên, hàm nghĩa của chính niệm rất uyên thâm và rộng lớn, và không nên được hiểu nhầm là tâm lý “không biết sợ” của người thường. Chúng ta không nên đi sang cực đoan bằng cách phớt lờ điều này và quá nhấn mạnh điều khác. Thực ra, khi một người nghĩ rằng chính niệm của họ mạnh đến mức không cần thực hiện các biện pháp an ninh, thì đó chính là biểu hiện của không chính niệm. Qua hai năm tu luyện, học Pháp, và chiêm nghiệm, tôi có thể ngộ như sau về vấn đề này:

1. Việc bàn về vấn đề an toàn và thực hiện các biện pháp đúng đắn là cần thiết. Then chốt là tâm thái của chúng ta khi nói về vấn đề này. Nó cũng giống như vấn đề ăn thịt. Nếu một người không có chấp trước vào thịt, thì người đó ăn thứ gì cũng không thành vấn đề, bao gồm cả thịt. Có sự khác biệt cơ bản giữa việc nói về vấn đề an toàn hay thực hiện các biện pháp an toàn vì sợ hãi và việc nói về những vấn đề này xuất phát từ trách nhiệm với Đại Pháp, với các đồng tu, và phá vỡ những an bài của cựu thế lực. Cùng một vấn đề, khi được xử lý với các tâm thái khác nhau, có thể dẫn đến những hiệu quả khác nhau. Sư phụ chỉ nhìn vào tâm của chúng ta. Cựu thế lực cũng cố gắng dùi vào chấp trước của chúng ta để bức hại, đặc biệt là tâm sợ hãi.

2. Liên quan đến vấn đề an toàn, chúng ta cũng nên phù hợp với trạng thái của xã hội người thường. Khi Sư phụ đề cập đến việc bảo hộ người tu luyện, Ngài cũng phê bình người cầm sách Đại Pháp đi xuống phố, vừa đi vừa hét to lên rằng: “Có Lý Sư phụ bảo hộ thì không sợ xe hơi đâm”. Tôi nghĩ rằng những người không chú ý đến vấn đề an toàn, mà lại mong Sư phụ bảo hộ thì ít nhiều có cùng một vấn đề. Sư phụ nói rằng chúng ta cần phải phù hợp tối đa với trạng thái của xã hội người thường. Phật Pháp là siêu thường. Nhưng là những người tu luyện giữa xã hội người thường, trong tu luyện, chúng ta cũng cần cố gắng hết sức đề phù hợp với trạng thái của người thường bất cứ khi nào chúng ta có thể. Nếu một người cố ý hành xử như thể anh ta không sợ hãi, trong khi vẫn còn ẩn giấu rất nhiều tâm người thường như tâm tự mãn, tâm hiển thị cũng như thiếu trách nhiệm với Đại Pháp, thì làm sao Sư phụ có thể bảo hộ loại người này? Sư phụ giảng:

“Đó là phá hoại Đại Pháp, sẽ không bảo hộ loại người này; thực ra các đệ tử chân tu sẽ không làm như vậy.” (Chuyển Pháp Luân)

Do đó, chúng ta nên thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết và chủ động loại trừ bất kì nguy cơ tiểm ẩn nào. Khi cựu thế lực tà ác gây phá hoại, chúng cũng làm theo cách phù hợp với tâm lý của người thường. Ví dụ, khi bạn đang ở nhà, tà ác không thể tự nhiên treo ngược bạn lên. Nếu bạn không gọi điện cho người khác và nói rằng bạn sẽ đi thỉnh nguyện bằng chiếc điện thoại bị theo dõi, thì tà ác cũng sẽ không thể nói cho những tên côn đồ rằng bạn sắp sửa đi thỉnh nguyện và bảo họ bắt bạn, ngay cả khi chúng có thể nhìn thấy điều này ở không gian khác một cách rõ ràng. Những người không thực hiện bất kì biện pháp an toàn nào trong khi họ có thể, hoặc những người không loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn khi họ có cơ hội rất giống với người vừa đi trên đường vừa hét to rằng anh ta không sợ xe hơi đâm. Những người nghĩ rằng họ có chính niệm mạnh mẽ khi hành xử như vậy thực ra đang thể hiện rằng họ không có chính niệm mạnh mẽ. Có khả năng rằng họ có một vài suy nghĩ không chính mà họ không tự biết, và họ mong Sư phụ sẽ sử dụng huyền năng của Phật Pháp để bảo hộ cho những hành vi bất thường không phù hợp với trạng thái của người thường đó. Chẳng phải họ đang làm khó Sư phụ sao? Nếu Sư phụ bảo hộ họ, cựu thế lực sẽ nói gì?

3. Mặc dù việc thực hiện các biện pháp an toàn và chủ động tiêu trừ các nguy cơ tiềm ẩn là cần thiết, nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Đó là bởi cuộc bức hại này không phải là cuộc bức hại của con người với con người. Chúng ta nên nhìn nhận đúng về bản chất thật sự của cuộc bức hại này, và hiểu rõ nguyên nhân đằng sau nó. Đây là một cuộc bức hại mà cựu thế lực lợi dụng những người xấu bại hoại để gây ra, với bao biện rằng để khảo nghiệm Đại Pháp và các đệ tử Đại Pháp. Trước tiên, chúng ta nên hoàn toàn phủ nhận sự an bài của cựu thế lực, bao gồm cả cuộc bức hại ẩn dưới lý do rằng đệ tử Đại Pháp có sơ hở. Chúng ta nên phát chính niệm thường xuyên hơn để chủ động sử dụng thần thông tiêu diệt tất cả tà ác đang phá hoại Đại Pháp, và đồng thời chính niệm chính hành bước trên con đường của mình. Chúng ta cũng nên tiêu diệt các ý niệm bất chính các chủng các dạng, và không để tâm người thường can nhiễu. Bằng cách này, chúng ta sẽ có thể vững chắc và kiên cố bất phá trước cựu thế lực. Chính niệm có nhiều nội hàm sâu rộng; do đó, mặc dù niềm tin vững chắc là rất quan trọng, đó mới chỉ là một khía cạnh của chính niệm. Chúng ta không nên hiểu chính niệm theo một cách đơn giản như vậy. Vậy chính niệm đến từ đâu? Sư phụ giảng:

“Mà là trong khi tu luyện mà đặt định được cơ sở chắc chắn, là trường kỳ học Pháp mới đặt định được.” (Giảng Pháp luân lưu tại Bắc Mỹ)

Đã có nhiều bài học về việc không chú ý đến vấn đề an toàn. Chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp cần thiết và chủ động loại bỏ bất cứ nguy cơ tiềm tàng nào, đồng thời, giữ chính niệm mạnh mẽ để tiêu diệt tà ác và phá vỡ an bài của cựu thế lực. Chúng ta cần làm tốt ở mọi khía cạnh, và không nên đi sang cực đoan, hay nhìn nhận một chiều về vấn đề này, hoặc liễu giải Pháp của Sư phụ bằng cách đoạn chương thủ nghĩa. Chúng ta cần phải liễu giải Đại Pháp theo một cách thấu đáo và viên dung. Chỉ có vậy, chúng ta mới có thể xử lý đúng các vấn đề mà chúng ta gặp phải trong tu luyện. Việc không thể liễu giải Pháp một cách thấu đáo thể hiện rằng sự tu luyện của chúng ta chưa đủ trưởng thành, và đây cũng là một lý do mà cựu thế lực dùng để bức hại. Trong số những người bị tà ngộ, một vài người có xu hướng đi sang cực đoan. Họ cứ bám chắc lấy một câu mà Sư phụ đã giảng và từ chối nghe những lời giảng khác của Ngài. Thậm chí họ còn đi xa hơn khi sử dụng đoạn Pháp này để phủ định đoạn Pháp khác. Pháp có thể giúp chúng ta bước đi những bước chân chính, làm tốt hơn và tránh đi đường vòng, từ đó giảm bớt tổn thất cho Đại Pháp.

Gần đây, một vài học viên đã đề cập trong bài chia sẻ của họ rằng một vài đồng tu chưa bị bắt hay giam giữ thường không chú ý đến vấn đề an toàn. Tôi cũng có cảm nhận tương tự. Sư phụ giảng:

“Qua thực tế tôi đã nhìn nhận thấy rằng, đa số học viên sau khi bị bức hại, đã có thể bình tĩnh, nhận thức được tính nghiêm túc của Đại Pháp và tu luyện một cách có lý trí hơn nữa. Đồng thời cũng thấy rõ được tính nghiêm trọng của trường bức hại này, và không lại mang theo tâm người thường mà thực hiện như thời trước nữa; tâm ấy dần dần vứt bỏ, do đó những việc họ thực hiện ngày càng thuần chính hơn, ngày càng tốt hơn, ngày càng kiên định hơn, ngày càng lý trí hơn.” (Giảng Pháp Luân lưu tại Bắc Mỹ)

Sau lần tôi bị bắt và giam giữ, cá nhân tôi đã chú ý hơn đến vấn đề an toàn và đối đãi nghiêm túc với vấn đề này hơn. Tuy nhiên, tôi vẫn thường đọc các báo cáo trên Minh Huệ Net về các điểm sản xuất tài liệu bị phá hủy. Tôi cảm thấy rất buồn. Tôi hi vọng rằng những bài học mà tôi rút ra được sẽ giúp ích cho các đồng tu khác trên con đường chứng thực Pháp của họ. Tôi hi vọng rằng các đồng tu sẽ bước trên con đường chân chính khi tiến những bước tiến vững chắc hơn và tốt hơn, và không lặp lại sai lầm tương tự như tôi trước kia. Nếu chúng ta chỉ hiểu ra sự nghiêm túc của tu luyện sau khi bị bức hại, chẳng phải cựu thế lực sẽ nói rằng cuộc bức hại của chúng đã giúp chúng ta đề cao tâm tính sao?

Tôi hi vọng rằng các đồng tu ở Đại lục sẽ đối đãi với vấn đề này một cách nghiêm túc dựa trên cơ sở có trách nhiệm với Đại Pháp, có trách nhiệm với chúng sinh, có trách nhiệm với đồng tu và có trách nhiệm với bản thân chư vị, để chúng ta có thể tránh được việc gây phá hoại Đại Pháp. Chúng ta nên loại bỏ các sơ hở và phá vỡ sự an bài của cựu thế lực.

Trên đây chỉ là thể ngộ của cá nhân tôi. Xin từ bi chỉ ra những điểm còn thiếu sót.

Mời quý vị tham khảo thêm bài viết Một vài lưu ý về an toàn máy tính với các học viên Việt Nam


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2002/9/4/36059.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/emh/articles/2002/9/13/26447.html

Đăng ngày 10-01-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share