Bài viết của Thường Tồn, một đệ tử Đại Pháp tại vùng Đông Bắc Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-11-2013] Tôi là một giáo viên và đã tu luyện Pháp Luân Công được 18 năm. Trong suốt chặng đường nhiều thăng trầm đó, đã có lúc tôi rời xa tu luyện. Nhưng sau đó nhờ có sự từ bi của Sư phụ, tôi đã quay trở lại với Đại Pháp. Dưới đây là những kinh nghiệm của tôi trong việc dùng các nguyên lý của Đại Pháp để chỉ đạo trong công việc hàng ngày với cương vị là một giáo viên và để giảng chân tướng cho mọi người.

Đối đãi với những học sinh cá biệt

Một học sinh tên là Tiểu Bàn mới được chuyển đến lớp tôi. Em này thích đánh nhau và thường có thái độ không đúng mực trong lớp. Vì vậy, tôi cũng không thích học sinh này và đã miễn cưỡng đồng ý với sự đề nghị của bố mẹ cậu ấy là dành nhiều thời gian hơn để giáo dục cậu ấy.

Mẹ cậu bé thường xuyên hỏi về sự tiến bộ của cậu bé, do đó, tôi đã nhân cơ hội này mà giảng chân tướng Pháp Luân Công cho bà ấy. Tuy nhiên, bà ấy đã từ chối lời đề nghị của tôi, thậm chí còn gửi trả lại tôi phần mềm vượt tường lửa Internet mà tôi đưa cho bà ấy.

Có một nữ học sinh trong lớp tên là Kiều Kiều. Bố mẹ cô bé làm việc trong ngành công an. Kiều Kiều không thích học và hạnh kiểm của cô bé rất kém. Khi nói chuyện với bố mẹ cô bé và đề cập đến việc thoái đảng, họ đã hỏi tôi một cách nghiêm khắc: “Tại sao chị lại can dự vào những chuyện như thế này trong khi đang công tác trong ngành giáo dục?” Tôi cảm thấy buồn bởi đã không dạy dỗ các học sinh được tốt và lo lắng vì đã bỏ lỡ cơ hội để cứu cha mẹ các em.

Học thuộc Hồng Ngâm giúp tôi tiếp cận với học sinh, thêm nhiều bậc phụ huynh thoái đảng

Tôi nhận thức được từ trong Pháp rằng tôi đã không có đủ bao dung và từ bi. Tôi muốn thay đổi những hành vi xấu của học sinh bởi vì tôi chỉ muốn chúng phù hợp với những mong muốn người thường của tôi. Khi nhận ra điều này, tôi đã loại bỏ ý nghĩ cưỡng ép chúng phải thay đổi mà thay vào đó tôi đã đối xử với các em bao dung hơn và thường nói chuyện với chúng một cách chân thành, cởi mở. Các học sinh đã bắt đầu biết kiềm chế hành xử không đúng của chúng. Tiểu Bàn rất buồn và khóc khi bị các bạn cùng lớp phê bình về thái độ cư xử không đúng mực với mọi người.

Ban đầu, tôi giúp tất cả các em học sinh học thuộc Hồng Ngâm và sau đó đọc những câu chuyện về văn hóa truyền thống Trung Hoa trong giờ giải lao. Sau đó, tôi thấy rằng việc cho học sinh học Pháp không ảnh hưởng đến việc học thông thường của các em. Do đó, tôi đã điều chỉnh lịch dạy của mình và ưu tiên việc cho các em học thuộc Hồng Ngâm và các câu chuyện về văn hóa truyền thống Trung Hoa trước khi học các bài học thông thường.

Các học sinh đã học rất nhanh, cả Kiều Kiều và Tiểu Bàn đều chăm chú lắng nghe. Kết quả kiểm tra của Tiểu Bàn gần như đã trở nên tốt nhất lớp.

Bọn trẻ rất thích nghe những câu chuyện truyền thống. Các bậc phụ huynh thường có những nhận xét tích cực về những thay đổi mà họ nhìn thấy ở con cái họ sau khi chúng được tiếp xúc với văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Một lần, mẹ của Tiểu Bàn trách mắng cậu bé thậm tệ trước bữa ăn tối, nhưng cậu ấy vẫn giúp bà dọn cơm một cách lễ phép. Mẹ cậu bé hỏi: “Thế con không giận mẹ à?” Cậu bé nói: “Cô giáo nói rất dễ thực hiện đạo hiếu với bố mẹ khi họ yêu quý chúng ta. Nhưng chúng ta vẫn phải là đứa con ngoan, hiếu thảo biết vâng lời bố mẹ ngay cả khi họ không yêu quý chúng ta đi chăng nữa.” Mẹ cậu bé đã xúc động phát khóc lên được và nói với mọi người: “Con trai tôi đã thay đổi nhiều quá.”

Tôi đã quyết định chọn Tiểu Bàn và Kiều Liều là nhân vật điển hình để tuyên dương trong lễ tốt nghiệp năm học. Hai học sinh cần phải chuẩn bị cẩn thận cho sự kiện này. Kiều Kiều đã không còn tỏ ra là một đứa trẻ ngang ngược nữa, và Tiểu Bàn thì đã trở nên chín chắn hơn. Buổi lễ tốt nghiệp đó đã diễn ra thành công tốt đẹp.

Tôi tiếp tục tìm những cơ hội để truyền tải sự tốt đẹp của Đại Pháp cũng như sự thực về cuộc bức hại tới phụ huynh của các học sinh, nhiều vị phụ huynh đã vui vẻ chấp nhận tài liệu giảng chân tướng tôi đưa. Về cơ bản, tôi đã giảng chân tướng cho tất cả các bậc phụ huynh trước khi con cái của họ tốt nghiệp.

Trước buổi lễ tốt nghiệp, mẹ của Kiều Kiều đã nắm lấy tay tôi và bày tỏ sự kính trọng của bà với Pháp Luân Công và nói về sự thất vọng của bà đối với chế độ Trung Cộng tàn ác.

Mẹ của Tiểu Bàn còn lấy tập san “Minh Huệ tuần báo” mang đến nơi làm việc và đọc nó cho các đồng nghiệp của bà cùng nghe. Sau đó, bà nhờ tôi giúp bà thoái đảng trước lúc diễn ra buổi lễ tốt nghiệp của bọn trẻ.

Tâm bất động trong kỳ sát hạch năng lực

Người quản lý nhà trường thông báo với tôi rằng kỳ sát hạch năng lực giáo viên đã bắt đầu và hy vọng tôi đạt được kết quả đánh giá cao nhất. Vì là người tu luyện Đại Pháp, tôi đã từ bỏ, không cố để giành lấy vị trí cao hơn trong nhiều lần sát hạnh suốt hơn 10 năm qua.

Đôi lúc, tôi nghĩ rằng chẳng còn ai nhớ tới mình, ngay cả khi tôi đã cống hiến rất nhiều cho công việc. Có một giáo viên, người mà cùng được đề bạt vị trí đó với tôi đã nhận xét: “Ngay cả khi chị nhường vị trí đó cho tôi, kết quả đánh giá của chị sẽ không bao giờ có thể cao hơn tôi được.” Tôi cảm thấy buồn khi nghe những lời nói đó nhưng không nói gì cả. Như Sư phụ đã giảng:

“Do đó chúng ta giảng ‘tuỳ kỳ tự nhiên’; có lúc chư vị thấy rằng thứ ấy là [của] chư vị, người ta cũng nói với chư vị rằng thứ ấy là [của] chư vị; kỳ thực nó không phải [của] chư vị. Chư vị có thể cho rằng đó là của mình, [nhưng] rốt cuộc nó lại không phải của chư vị; qua đó thấy được rằng đối với sự việc này chư vị có thể vứt bỏ được không; vứt bỏ không được thì chính là tâm chấp trước; chính là dùng cách này để chư vị vứt bỏ tâm [chấp trước] vào lợi ích ấy; chính là vấn đề này. Bởi vì người thường không ngộ được [Pháp] lý này, nên với lợi ích trước mắt mà tranh mà đấu.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Tôi tự nhủ mình là người tu luyện và không đi tranh giành gì những việc thường cả. Tôi đã có Pháp và Sư phụ chỉ đạo. Những thứ mà tôi muốn có thì người thường không thể có được.

Khi kết quả đánh giá được công bố, tôi được xếp đầu bảng. Nó hoàn toàn giống như những gì mà Sư phụ đã giảng:

“Cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Loại bỏ chấp trước trong khi gọi điện thoại giảng chân tướng

Tôi bắt đầu thực hiện gọi điện thoại giảng chân tướng đầu tiên vào năm 2012. Thông qua nói chuyện trực tiếp bằng điện thoại, tôi có thể giảng các chủ đề tùy vào những khúc mắc trong tâm người nghe và hiệu quả thu được khá tốt.

Tuy nhiên, tâm sợ hãi của tôi đã khởi lên khi thực hiện những cuộc gọi này. Tôi lo sợ tôi có thể bị ghi âm, điện thoại của tôi có thể bị cảnh sát định vị, hay đơn giản là tôi làm không tốt công việc. Các áp lực mà tôi đã trải qua đó không thể diễn tả bằng lời được.

Nhưng tôi biết rằng chỉ cần tuân theo những yêu cầu của Sư phụ để làm tốt ba việc, thì cựu thế lực sẽ không thể can nhiễu đến tôi được. Tuy nhiên, tôi có thể cảm nhận được từng tầng, từng tầng các vật chất xấu cản trở tôi gọi điện thoại giảng chân tướng, đây chính là khảo nghiệm mà tôi cần đột phá và cả những chấp trước cần phải tu bỏ đi. Tôi nhớ lại lời Sư phụ đã giảng:

“…Tuy nhiên, dù khó thế nào, sinh mệnh được cứu đã can nhiễu và đặt ra nạn ra sao trước lúc được cứu, [thì] đệ tử Đại Pháp là có con đường của bản thân mình. Là đệ tử Đại Pháp mà nói, trước đây tôi vẫn luôn giảng, tôi nói rằng đệ tử Đại Pháp có sứ mệnh lịch sử to lớn thế, cần gánh vác trách nhiệm cứu độ chúng sinh, khẳng định là có đường thông mà chư vị có thể đi qua.” (Giảng Pháp vào ngày 20 năm truyền Pháp)

Tôi phát chính niệm để loại bỏ đi những vật chất xấu trong trường không gian của mình, nhưng lần đấu tranh với bản thân mình để gọi điện thoại, những rào cản này thông thường sẽ được chế ngự vượt qua ở lần gọi thứ hai hoặc thứ ba, và sau đó tôi cảm thấy rất thoải mái.

Ban đầu, tôi cảm thấy lo lắng khi gọi đi và sợ rằng người ở đầu  dây bên kia sẽ gác máy trước khi tôi giảng chân tướng xong, do đó tôi đã cố nói nhanh hơn. Kết quả là, tôi càng lo lắng bao nhiêu, thì mọi việc càng trở nên hỗn độn bấy nhiêu.

Một lần, tôi thực hiện một cuộc gọi và lo lắng rằng người ở đầu dây bên kia có thể gác máy. Thậm chí tôi còn không nhớ nổi mình đã nói những gì, nhưng người ở đầu dây bên kia đã lắng nghe một cách lặng lẽ và có vẻ như rất thân thiện. Cuối cùng, ông ấy đã đồng ý thoái đảng và các tổ chức liên đới của nó.

Sau khi đặt máy xuống, tôi cảm thấy như muốn khóc bởi Sư phụ từ bi đã an bài cho một chúng sinh tốt như thế đến để trợ giúp tôi luyện tập cách giảng chân tướng. Sư phụ đã giảng:

“Thần Vận lưu diễn qua rất nhiều quốc gia trên thế giới, nếu hình thức nghệ thuật của chư vị, và tiêu chuẩn nghệ thuật của chư vị không được cao, và chư vị không đạt được tiêu chuẩn của họ, thì con người thế giới sẽ không nói chư vị là tốt [giỏi], như thế không cứu được người ta, do vậy chư vị ắt phải cao siêu như có một kỳ tích vậy. Ai cũng sẽ bảo chư vị là tốt [giỏi], không ai có thể nói rằng chư vị không tốt, [như thế] chư vị mới có thể cứu người ấy.” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011)

Sau đó tôi đã loại bỏ được chấp trước vào thành công và không còn bị động tâm bởi người nghe nữa. Tôi viết ra những từ mà tôi muốn nói và đọc như thể là một kịch bản trong khi nói chuyện. Sau khi đọc như vậy được vài ngày, tôi thấy rằng sử dụng những từ ngữ như diễn kịch như vậy không giống như ngôn ngữ xuất phát ra từ tâm, do đó tôi đã quyết định là phải ghi nhớ chúng.

Đầu tiên, tôi cảm thấy rất cứng nhắc và lo lắng với suy nghĩ rằng mình sẽ bị gián đoạn nếu như người nghe đặt câu hỏi. Vì vậy, tôi học thuộc những đề nghị phụ và thêm vào những nội dung giảng chân tướng để phù hợp với tình huống.

Một lần, một sĩ quan cảnh sát giao thông đã trả lời và hỏi tôi một cách giận dữ rằng tại sao tôi lại gọi cho anh ấy. Tôi đáp: “Là cảnh sát giao thông, anh đảm bảo sự an toàn cho người khác, và tôi đảm bảo sự an toàn cho anh!” Anh ấy đã ngay lập tức thay đổi thái độ và cảm ơn tôi.

Đôi khi, tôi gặp phải các cựu học viên. Vì nhiều lý do, họ đã từ bỏ tu luyện. Tôi đã khuyến khích họ quay trở lại tu luyện để đừng bị lỡ mất cơ duyên tiền định.

Một lần khác, một thanh niên trả lời điện thoại, đã chửi thề và gác máy. Tôi nghĩ tôi không thể cho phép cậu ta nuôi dưỡng lòng thù hận như thế được và tôi đã gọi lại. Đầu tiên, cậu ta vẫn tiếp tục chửi thề, một lúc sau, tôi hỏi cậu ta liệu các học viên Pháp Luân Công có làm gì hại cậu ta không. Cậu ta trả lời là chính tôi đã làm cho cậu ta giận dữ bởi tôi đã gọi cho cậu ta vài ngày trước đó. Tôi đã ngay lập tức xin lỗi cậu ta: “Xin lỗi vì đã làm phiền cậu, tôi không nhớ số của cậu.” Cơn giận dữ của cậu ta đã biến mất. Tôi nói với cậu ta: “Tôi chỉ hy vọng khi thảm họa tới, cậu sẽ được an toàn và nói cậu nên thường xuyên niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân – Thiện – Nhẫn hảo’.” Cậu ta đã vui vẻ đồng ý.

Sư phụ giảng:

“Là chư vị mà nói, các đệ tử Đại Pháp, càng đến cuối càng nên bước đi cho tốt con đường của mình, tận dụng thời gian tu bản thân cho tốt. Làm một lô các việc xong rồi, quay đầu lại nhìn một cái, [chư vị có thể thấy] đều là dùng nhân tâm mà làm. Con người làm việc con người, mà lại không dùng chính niệm, không có uy đức của đệ tử Đại Pháp ở trong đó. Nói cách khác, trong con mắt của chư Thần, đó đều là những việc hồ lộng cho qua mà thôi, chứ không là uy đức, cũng không là tu luyện, đành rằng là đã làm rồi. Chư vị nói xem đó chẳng phải làm mà phí công sao?” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011)

Thông qua việc viết bài chia sẻ kinh nghiệm này, tôi đã có thể thấy được tình trạng tu luyện của bản thân. Có những việc tôi đã thực hiện dựa trên các Pháp lý nhưng cũng có những việc lại thực hiện dưới những quan niệm của người thường. Khi có vấn đề xảy ra và tôi không suy xét sự việc dưới quan điểm của Pháp, điều đó cho thấy tôi đã không học Pháp một cách đầy đủ và các Pháp lý đã không thực sự bén rễ trong tâm tôi.

Tôi sẽ tận dụng cơ hội chia sẻ kinh nghiệm này như là một điểm khởi đầu lại để học Pháp cho tốt và phải chính niệm chính hành bước đi vững chắc trên con đường tu luyện của mình.

Con xin cảm tạ Sư phụ từ bi bởi ngài đã gánh chịu cho con tất cả và đã an bài chu toàn mọi sự cho con!

Cảm ơn các bạn đồng tu đã giúp đỡ!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/11/20/明慧法会–以大法为指导教学、讲真相-282156.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/12/13/143598.html

Đăng ngày 08-01-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share