Bài viết của Chung Duyên

[MINH HUỆ 12-04-2013] Gần đây, tạp chí Lens xuất bản ở Trung Quốc đã đăng một bài viết đặc biệt có tiêu đề “Thoát khỏi Mã Tam Gia.” Bài viết, dài khoảng 20.000 chữ, liên hệ đến những gì đã diễn ra trong Trại lao động cưỡng bức nữ Mã Tam Gia ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Các tù nhân phải lao động khổ sai, bị nhốt trong xà lim, sốc bằng dùi cui điện, “treo người” và ngồi trên ghế cọp, giường chết, v.v.. Bài viết này liên hệ đến một số thông tin cá nhân và sử dụng tên thật của những người có liên quan. Từ khi xuất bản, bài báo này đã được nhiều trang web đăng tải và tầm ảnh hưởng của nó đang gia tăng.

Nhiều người Trung Quốc, những ai đã đọc bài báo này nghĩ rằng những màn tra tấn khủng khiếp mà người dân phải chịu là không thể chấp nhận được. Nhiều người đã nhận xét rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bạo ngược này đáng sợ đến nỗi bài viết thật khó đọc. Nhiều người thấy khó tin rằng kiểu tàn bạo này lại có thể xảy ra ở thế kỷ 21. Một số người thậm chí còn nói rằng Trại lao động Mã Tam Gia là một “địa ngục trần gian.”

Các phương tiện truyền thông bên ngoài của Trung Quốc cũng đã đưa tin về ảnh hưởng của bài viết này, bao gồm hãng tin AP (Mỹ), BBC (Anh), Deutsche Welle (Đức) và National Mail (Canada). Trên thực tế phần lớn các nạn nhân trong các trại lao động ở Trung Quốc là các học viên Pháp Luân Công. Vấn đề nhân quyền lớn nhất ở Trung Quốc hiện nay là cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công trong 14 năm dài.

Các học viên Pháp Luân Công là đối tượng chính bị tra tấn trong các trại lao động ở Trung Quốc

Các phương pháp tra tấn được kể lại chi tiết trong bài viết của tạp chí Lens vốn ban đầu và chủ yếu sử dụng đối với các học viên Pháp Luân Công. Tuy nhiên, sự thật này đã bị gạt ra khỏi bài báo. Hãng thông tấn AP phát sóng vào ngày 09 tháng 04 năm 2013, chỉ ra rằng thông tin về sự đối đãi và tra tấn trong Mã Tam Gia là phù hợp với những kiến nghị và lời khai mà các học viên Pháp Luân Công đã kể cho cộng đồng quốc tế cách đây 10 năm. Các học viên từ lâu đã nói với thế giới rằng Trại lao động Mã Tam Gia là trung tâm tẩy não tàn bạo nhất được dùng trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Vào năm 1999, vì ghen tỵ cá nhân, Chủ tịch ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã quyết định đàn áp Pháp Luân Công. Ông ta đã thành lập Phòng 610 và sử dụng tài nguyên của chính phủ để bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Các trại lao động, trung tâm giam giữ và tất cả các loại trung tâm tẩy não đã nhận chỉ thị đàn áp, và lần lượt những chỉ thị sau đã được thực hiện: “Tiêu diệt Pháp Luân Công trong ba tháng”, “Đánh chết được tính là tự sát”, “Hỏa táng không cần điều tra xác định danh tính”, “Không cần tuân theo pháp luật về vấn đề Pháp Luân Công” và “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể.”

Để đạt được tỷ lệ “chuyển hóa” cao, các cơ quan chính phủ đã vắt kiệt tất cả các phương tiện để “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công. Sự cám dỗ của tiền bạc và thăng tiến đã biến các nhân viên cảnh sát trong các trại lao động trở thành ma quỷ thực sự.

Các học viên Pháp Luân Công chiếm đại đa số các tù nhân lương tâm tại Trung Quốc. Không tính các nhà tù và các trung tâm giam giữ, trong ít nhất hơn 250.000 người đã bị giam giữ tại 340 trại lao động khắp Trung Quốc, có hơn 50% là các học viên Pháp Luân Công. Trong số các trường hợp tra tấn được ghi lại bởi Liên Hợp Quốc, 66% là các học viên Pháp Luân Công.

Trại lao động Mã Tam Gia phát triển rực rỡ nhờ cuộc đàn áp Pháp Luân Công

Trại lao động Mã Tam Gia phát triển mạnh mẽ là nhờ tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Mã Tam Gia nằm ở quận Vu Hồng thành phố Thẩm Dương. Trước năm 1999, trại lao động này liên miên nguy khốn. Nó thậm chí không có khả năng thanh toán hóa đơn tiền điện.

Sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, chính quyền địa phương đã chi cho Mã Tam Gia 10.000 nhân dân tệ cho mỗi học viên Pháp Luân Công bị gửi đến Mã Tam Gia. Từ năm 1999 đến năm 2004, hơn 4.000 học viên đã bị giam giữ ở đó, [như vậy] tổng số doanh thu [của trại] là hơn 40 triệu nhân dân tệ.

Vào tháng 10 năm 1999, Mã Tam Gia đã mở Cơ sở nữ số 2, được quản lý trực tiếp của Bộ Tư pháp. Nó chuyên giam giữ và “chuyển hóa” các nữ học viên Pháp Luân Công kiên định. Một trong những nhiệm vụ của nó là tổng kết các kỹ thuật tẩy não hiệu quả nhất và sau đó phổ biến cho các cơ sở trên toàn quốc.

Bộ Tư pháp có lần đã phân bổ một triệu nhân dân tệ cho Mã Tam Gia để “mở rộng hoàn cảnh”. Trưởng Phòng 610, La Cán, Lưu Kinh và những người khác đã đến thăm Mã Tam Gia nhiều lần. Cựu bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp luật đã đến Mã Tam Gia nhiều lần để trực tiếp chỉ đạo và tăng cường cuộc đàn áp.

Năm 2002, ngay sau khi Bạc Hy Lai, một nhà lãnh đạo khác chịu trách nhiệm về bức hại Pháp Luân Công, đảm nhận chức vị chủ tịch tỉnh Liêu Ninh, đã ban hành chỉ thị mở rộng các trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, Long Sơn và Thẩm Tân.

Năm 2003, Bạc Hy Lai đã được phê duyệt hơn một tỷ nhân dân tệ kinh phí cho dự án mở rộng nhà tù. Chỉ riêng đầu tư cho Mã Tam Gia là hơn 500 triệu nhân dân tệ. Thị trấn nhà tù đầu tiên ra đời. Trại lao động nữ Mã Tam Gia bao phủ hơn 2.000 mẫu.

Một quan chức cấp cao của Sở Tư pháp tỉnh Liêu Ninh đã từng phát biểu tại một cuộc họp được tổ chức tại Mã Tam Gia: “Tài chính đầu tư để đối phó với các học viên Pháp Luân Công đã vượt quá kinh phí của một cuộc chiến tranh.” Tỉnh Liêu Ninh đã thực hiện một số bức hại nghiêm trọng nhất.

Khi Tô Cảnh là giám đốc của Mã Tam Gia, bà ta đã được Phòng 610 trao “giải nhì” – 50.000 nhân dân tệ tiền thưởng từ Bộ Tư pháp. Vào tháng 09 năm 2003, bà ta đã được trao giải thưởng “giải nhì quốc gia” và được coi là hình mẫu hoàn hảo. Sau đó, Thiệu Lệ, phó giám đốc, đã được trao 30.000 nhân dân tệ tiền thưởng.

Từ năm 2000 đến ngày 07 tháng 04 năm 2013, là ngày tạp chí Lens đưa tin về việc tra tấn người dân Trung Quốc trong các trại lao động, trang web Minh Huệ đã xuất bản 8.109 báo cáo, bài bình luận và các bài báo tuần về cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công mà đã trải qua ở Mã Tam Gia.

Các phương pháp tra tấn được sử dụng tại Mã Tam Gia đã trở nên nổi tiếng và được sử dụng như là “khuôn mẫu” cho các trại lao động khác ở Trung Quốc. Ngoài việc tra tấn, lạm dụng tình dục cũng rất phổ biến. Điều này đã dẫn đến việc hãm hiếp và cưỡng hiếp tập thể phổ biến trong các trại lao động trên toàn quốc.

Các học viên nữ đã bị lạm dụng tình dục ở Mã Tam Gia. Cảnh sát đã sốc điện các bộ phận nhạy cảm của họ bằng các dùi cui điện. Học viên nữ thậm chí còn bị lột trần truồng và bị ném vào các xà lim nam.

Theo báo cáo của các tổ chức nhân quyền nước ngoài, vào tháng 10 năm 2000, trong chuyến viếng thăm của La Cán đến Mã Tam Gia, cảnh sát đã lột trần truồng 18 nữ học viên Pháp Luân Công kiên định và ném họ vào các xà lim nam. Các vụ hãm hiếp xảy ra sau đó đã gây ra năm trường hợp tử vong. Bảy trong số 18 học viên đã bị rối loạn tâm thần. Số còn lại bị tàn tật.

Ngoài ra, một lượng lớn các học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chết.

Các học viên Lưu Ngọc Linh, Vương Quế Lan và Trương Á Hoa, cùng nhiều người khác, tất cả đều là nạn nhân của những màn tra tấn “kiểu Mã Tam Gia”. Các học viên Pháp Luân Công đã phải chịu đựng sự tra tấn như vậy mỗi ngày trong 13 năm qua ở rất nhiều các trại lao động và trung tâm tẩy não ở khắp Trung Quốc.

Bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của trại lao động tra tấn

Các kỹ thuật tra tấn được phát triển tại Mã Tam Gia đầu tiên được sử dụng cho các học viên Pháp Luân Công. Sau đó, chúng đã được sử dụng đối với tù nhân khác. Sau khi đàn áp Pháp Luân Công trong hơn một thập kỷ, hệ thống trại lao động đã mở rộng các mục tiêu và nạn nhân của nó từ các học viên Pháp Luân Công cho đến những người kiến nghị, các luật sư, những người bất đồng chính kiến và các tù nhân lương tâm khác. Để thuận tiện, một số cơ quan thực thi pháp luật địa phương thậm chí còn dán nhãn những người không phải là học viên Pháp Luân Công là “Pháp Luân Công” để làm bất cứ điều gì họ muốn đối với những người này.

Đối với người bình thường, trại lao động là một khái niệm rất lạ lẫm và xa xôi. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng các trại lao động không phải là xa vời với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Bất kỳ công dân Trung Quốc nào cũng có thể trở thành nạn nhân của tra tấn trại lao động. Các trại lao động cũng giống như bãi mìn vậy – người ta không bao giờ biết được khi nào mình có thể trở thành nạn nhân tiếp theo ở Mã Tam Gia.

Đừng ảo tưởng chế độ cộng sản đang thay đổi cách làm của nó

Khi các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin về tội ác trong các trại lao động, nó chỉ đơn giản là đáp ứng áp lực ngày càng tăng từ cộng đồng quốc tế hoặc dồn nén sự bất bình lên một phần người dân Trung Quốc. Khi chế độ cộng sản “gần nhất” nói về việc đóng cửa các trại lao động, chỉ là nó đang cố gắng trì hoãn sự sụp đổ của chính mình.

Nếu chúng ta có ảo tưởng về ĐCSTQ thay đổi cách thức của nó thì chúng ta đã nhầm. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công vẫn tiếp tục hoặc thậm chí còn leo thang. Chế độ vẫn còn đang bắt giữ các học viên Pháp Luân Công, vi phạm pháp luật, và giam cầm họ trong các nhà tù.

Bất kể chế độ có thay đổi bộ mặt của nó như thế nào, bản chất tàn bạo của nó vẫn không bao giờ thay đổi. Những tội ác mà chế độ phạm phải đối với người dân Trung Quốc đang dẫn nó đến đường cùng. Sự sụp đổ của nó chỉ là vấn đề thời gian.

Không nghi ngờ rằng bài viết của tạp chí Lens đã phơi bày thực tế tối tăm và bẩn thỉu của hệ thống trại lao động Trung Quốc. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải biết rằng các học viên Pháp Luân Công chiếm đa số nạn nhân trong các trại lao động.

Trong thập kỷ qua, các băng đảng của Giang Trạch Dân, La Cán, Lưu Kinh, và Chu Vĩnh Khang đã tập trung vào đàn áp Pháp Luân Công bằng việc tra tấn, giam giữ và tẩy não đồng thời lừa dối cộng đồng quốc tế. Khi người dân Trung Quốc thấy rằng chế độ đang lừa đối, thời khắc sụp đổ của nó sẽ đến.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/4/12/大陆劳教所酷刑受害者主体是法轮功学员-271985.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/4/22/139015.html

Đăng ngày 02-01-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share