Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ ở Washington DC

[MINH HUỆ 09-12-2013] Một bài xã luận trên tờ Bưu điện Washington gần đây đã chỉ trích chính phủ Mỹ vì không công khai nêu lên vấn đề nhân quyền trong chuyến thăm của Phó tổng thống Joe Biden tới Trung Quốc. Vấn đề quan trọng này đã bị bỏ ra khỏi các cuộc đàm phán song phương. Bài viết đề cập đến Danielle Wang như một ví dụ điển hình về những người chịu tổn thất vì những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc.

Cha của Danielle, ông Wang Zhiwen, đã bị bắt giam vào tháng 07 năm 1999, tháng mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Danielle, khi đó 19 tuổi và bây giờ 33 tuổi, đã không được gặp cha kể từ đó. Cô đã làm chứng tại phiên điều trần của quốc hội Mỹ “Hãy thả cha của chúng tôi ra” vào ngày 05 tháng 12.

Danielle Wang kêu gọi thả cha của cô tại phiên điều trần “Hãy thả cha của chúng tôi ra” ở Washington DC. Nhánh cây nhỏ mà cô đưa ra cho mọi người xem là kỉ vật duy nhất cô nhận được từ cha trong suốt 15 năm qua. Cha cô, một học viên Pháp Luân Công, đã bị bắt và kết án 16 năm tù khi cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc bắt đầu.

Ông Wang Zhiwen là một cựu liên lạc viên tình nguyện của Viện Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc và là một trong số ít các học viên Pháp Luân Công được tiếp kiến cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ trong cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04 năm 1999. Ông đã bị kết án 16 năm tù mà không thông qua xét xử công khai.

Cô Wang đã cố gắng để giải cứu cha mình trong hơn một thập kỉ qua. Đáng buồn thay, cô không phải là người duy nhất ở trong tình cảnh đau lòng này. Yu Minghui, một phóng viên chuyên nghiệp ở London, đang kêu gọi trả tự do cho cha mẹ mình, cả hai đều là các học viên Pháp Luân Công.

Yu Minghui đứng trước bức tranh “Nỗi buồn của một cô nhi”, tại Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân, Thiện, Nhẫn ở Vương quốc Anh vào tháng 06 năm 2013. Cô cầm một tấm bưu thiếp có hình của cha cô và một số thông tin cơ bản về cuộc bức hại. Nó ghi sẵn địa chỉ nhà tù Mẫu Đơn Giang ở Trung Quốc, nơi cha cô bị giam giữ.

Cha cô Yu, ông Yu Zonghai, một cựu trợ lý nghệ thuật tại Thư viện thành phố Mẫu Đơn Giang, đã bị giam giữ bất hợp pháp ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc trong 12 năm qua vì tu luyện Pháp Luân Công. Mẹ cô, bà Wang Meihong, cũng là một học viên Pháp Luân Công, là một kỹ sư cao cấp. Bà cũng đã bị cầm tù như vậy ở Trung Quốc trong suốt 10 năm qua.

Ông Yu đã bị hỏng một mắt do bị cưỡng bức lao động ở nhà tù Mẫu Đơn Giang năm 2006. Nhằm cố gắng để đạt được tỉ lệ 100% “chuyển hóa” trong nỗ lực buộc các học viên từ bỏ đức tin của họ, các cai ngục đã tăng cường bức hại vào năm 2009, khiến nhiều học viên Pháp Luân Công phải chịu sự tra tấn. Ông Yu được báo cáo là đã bị tra tấn bằng nhiều cách khác nhau bao gồm bị cấm ngủ và bị dội nước lạnh ngoài trời trong mùa đông rét buốt ở phía Đông Bắc Trung Quốc.

“Cuộc sống không có cha thật khó khăn,” cô Wang nói tại phiên điều trần. Nó thậm chí còn khó khăn hơn đối với những người ở Trung Quốc.

Nhiều trẻ em và thanh niên ở Trung Quốc đã bị mất cha, mẹ, hoặc cả hai, vì cuộc bức hại. Cuộc sống có thể trở nên khó khăn đến mức một người trẻ tuổi là Li Qingqing, đã cố gắng để tự tử.

Li Qingqing, 13 tuổi, là một học sinh tại trường trung học Heping ở thành phố Jiangjin gần Trùng Khánh. Em đã mất cả cha lẫn mẹ năm em 09 tuổi. Cha em qua đời vì bệnh tật vào năm 2000. Mẹ em, một giáo viên trung học, đã bị tra tấn đến chết tại một trung tâm tẩy não ở thành phố Jiangjin một ngày sau Tết Nguyên đán năm 2001. Qingqing đã phải chuyển đến nhà chú em và thường khóc vì mất mẹ.

Em đã bị cô lập ở trường. Các bạn cùng lớp tránh xa em vì cuộc bức hại Pháp Luân Công. Qingqing đã cố gắng tự tử bằng cách uống thuốc trừ sâu. Sợ bị liên quan và phải đối mặt với cuộc bức hại của chính quyền cộng sản, hàng xóm của em thậm chí đã không dám cứu em khi họ phát hiện em uống thuốc độc. Em sống sót chỉ vì uống nhầm thuốc trừ sâu giả.

Nghị sĩ Robert Pittenger đã đề nghị năm người con gái làm chứng tại phiên điều trần “Hãy thả cha của chúng tôi ra” đưa ra một từ để nhắc nhở Quốc hội Mỹ và các đồng nghiệp của ông luôn ghi nhớ vấn đề nhân quyền quan trọng này. Trong số những từ được đưa ra có hai từ “Hy vọng” và “Tình yêu”.

Từ của Danielle là “dũng cảm”. “Dũng cảm để nói lên sự thật”.

Người phụ nữ trẻ là biểu tượng của lòng dũng cảm. Cô đã nói với tờ Bưu điện Washington rằng khi ông nội cô bị đánh đập đến chết trong cuộc Đại cách mạng Văn hóa, bà cô đã chọn cách giữ im lặng. Bây giờ các thế hệ khác đang phải chịu đựng. Cô quyết tâm thực hiện những nỗ lực của mình và tin rằng cái thiện sẽ chiến thắng.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/12/9/143547.html

Đăng ngày 01-01-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share