Bài viết của một phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-09-2013]

Bà Trương Hạnh Kỳ là một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam. Bà đã bị bắt tại nhà vào 5 giờ chiều ngày 03 tháng 09 năm 2013 khi đang nấu bữa tối. Lý Thiểu Thiết đến từ phòng 610 quận Vũ Hồ đã dẫn cả chục cảnh sát từ phòng cảnh sát Vũ Hồ và các nhân viên khác từ Ủy ban khu phố đột nhập vào nhà bà và cưỡng ép bà tới trung tâm tẩy não Ngũ Hoa Gia Viên, nơi mà nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị ngược đãi trong hơn mười năm qua.

Chồng bà Trương, ông Lý Chấn đã bị bắt giữ trái phép vì vận chuyển các tài liệu về Pháp Luân Công. Ông đã bị đánh đập, bị thương và bị kết án hai năm trong trại lao động cưỡng bức, nhưng trại lao động cưỡng bức Tân Khai Phô đã từ chối nhận ông ấy vì sức khỏe của ông không cho phép. Gia đình ông Lý đã trả 3.000 nhân dân tệ do đó ông Lý có thể được tạm tha để điều trị y tế. Ông Lý Chấn đã qua đời vào 9 giờ sáng ngày 26 tháng 05 năm 2004 ở tuổi 52.

Bà Trương và ông Lý đã sống ở xã Công Nhân mới thuộc quận Vũ Hồ. Họ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1997. Ông Lý là một nhà quản lý tại một công ty thiết bị cũ thuộc Ủy ban Khoa học Tương Đàm. Ông đã mất việc do sự quản lý không tốt của công ty. Sau đó ông kiếm sống bằng việc lái xe ôm. Ông đã chịu đựng nhiều bệnh tật, đặc biệt là bệnh tim mạch trước khi tu luyện Pháp Luân Công. Bệnh tật của ông đã biến mất ngay sau khi bắt đầu tu luyện mà không cần dùng đến thuốc.

Ông Lý Chấn qua đời vì bị bức hại

Ông Lý, với nghề chở khách, đã đón một người đàn ông chạc 30 tuổi ở trước cửa hàng sách Liên Thành thuộc thành phố Vũ Hồ vào khoảng 9 giờ sáng ngày 02 tháng 02 năm 2002. Người đàn ông yêu cầu ông Lý chở anh ta đến một xưởng than. Ngay sau khi họ đến đó, tám nhân viên cảnh sát từ phòng cảnh sát Tương Đàm đã đè ông Lý xuống đất. Họ nhanh chóng trùm áo khoác lên đầu ông, điều này gần như khiến ông ngạt thở.

Ông Lý đã bị đưa tới Cục An ninh quốc gia (NSB) nơi mà ông bị khám người. Họ đã lấy đi điện thoại, 190 nhân dân tệ tiền mặt, bằng lái xe, giấy phép lái xe và hai chùm chìa khóa. Hoàng Chí và Đàm Kế Cương từ NSB đã dẫn theo một nhóm cảnh sát và buộc con gái ông Lý đi cùng họ trong một cuộc lục soát trái phép nhà của cô. Họ đã lấy hai băng ghi âm và các băng nhạc Pháp Luân Đại Pháp, những bài viết tay về Pháp Luân Công, một bộ quần áo vàng và mười băng audio, v.v.. Khi rời đi, họ đã nói với con gái của ông Lý: “Gia đình cô không có sổ tiết kiệm ư?” Một người hàng xóm đã chứng kiến sự việc và nói: “Những người đó giống như kẻ cướp vậy.”

Ông Lý đã bị giam giữ tại văn phòng của Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) và các nhân viên ở đây đã dùng mọi cách để lấy lời khai từ ông. Khi ông từ chối, ông bị cấm ngủ trong vòng 24 tiếng. Một viên cảnh sát cao 1,8 m đã đấm vào mạng sườn của ông và làm xương sườn ông bị gãy. Vị giám đốc của NSB có họ Trương đã nói với ông Lý: “Chúng tôi được phép khiến ông biến mất khỏi hành tinh này bất cứ lúc nào.”

Ông Lý đã bị bắt giữ chính thức vào ngày 10 tháng 02 năm 2002. Ông đã bị giam tại trung tâm giam giữ Tam Giác Bình ở thành phố Tương Đàm và gia đình ông không được phép gặp mặt ông. Ông đã bị đưa vào một xà lim nhỏ và chặt chội, nơi mà ông phải nằm ngủ dưới sàn nhà ẩm ướt. Do bị ngược đãi, ông Lý Chấn đã bị ho liên tục, tim ông ấy trở nên đập nhanh hơn và huyết áp cao hơn. Chất lượng thức ăn tại trung tâm giam giữ rất nghèo nàn. Người ta có thể thường xuyên tìm thấy giấy và bùn trong thức ăn. Kết quả là, ông Lý đã ăn rất ít và trở nên rất gầy. Thể chất và tinh thần của ông đã bị tàn phá.

Ông Lý đã bị NSB kết án hai năm lao động cưỡng bức vào ngày 28 tháng 03 năm 2002 và bị đưa tới trại lao động cưỡng bức Tân Khai Phô. Nhân viên ở trại đã nhìn ông Lý trong trạng thái tồi tệ và hỏi ông: “Ông đang bị ốm hả?” Ông Lý trả lời: “Không, tôi đã bị các nhân viên của NSB đánh.”

Các nhân viên ở trại lao động không muốn chịu trách nhiệm, vì vậy họ đã từ chối nhận ông ấy. Cảnh sát đã đưa ông Lý tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, cả điện tâm đồ cùng điện não đồ của ông đều bất thường. Họ đã mang ông Lý quay lại trại lao động và khi các nhân viên tại trại lao động nhìn thấy kết quả kiểm tra, họ đã một lần nữa từ chối nhận ông ấy. Cảnh sát cuối cùng cũng phải đưa ông Lý quay lại thành phố Tương Đàm và gia đình ông Lý được yêu cầu trả 4.000 nhân dân tệ cho các chi phí y tế. Gia đình của ông thực sự đã phải trả 3.000 nhân dân tệ và thêm 200 nhân dân tệ nữa cho việc kiểm tra thể chất trước khi ông Lý được phép về nhà.

Do thường xuyên bị đe dọa, bị lục soát bất hợp pháp đồng thời chịu sách nhiễu từ cảnh sát khu vực và nhân viên Ủy ban khu phố, ông Lý đã qua đời vào ngày 26 tháng 05 năm 2004.

Bà Trương Hạnh Kỳ bị bắt giữ nhiều lần

Bà Trương Hạnh Kỳ, 59 tuổi, là một cán bộ giảng dạy tại nhà máy gang thép Hồng Kỳ. Khi nhà máy bị phá sản, bà đã mất việc. Bà đã kiếm sống bằng cách mở một cửa hàng nhỏ. Bà Trương đã bị bức hại nhiều lần và bị theo dõi trong một năm từ ngày 11 tháng 09 năm 2008 đến tháng 10 năm 2009.

Cảnh sát đã phá cửa nhà bà Trương và lục soát xung quanh chỗ bà ở vào 8 giờ tối ngày 11 tháng 09 năm 2008. Họ đã tịch thu một máy cán và 5.000 nhân dân tệ tiền mặt. Con rể bà Trương đã bị bắt giữ qua đêm vì không hợp tác với cảnh sát. Anh ấy đã được thả ngày hôm sau sau khi bị tống tiền 2.000 nhân dân tệ. Các thủ phạm là Điền Giang Đào và Trương Vệ Tinh đến từ Đội An ninh nội địa thuộc phòng cảnh sát Vân Hồ, các nhân viên từ đồn cảnh sát Bình Chính Lộ, chủ nhiệm Đồ Chí Văn cùng phó chủ nhiệm Nhan Hồng của khu dân cư Đại Bộ Kiều và chủ nhiệm của khu dân cư Nam Bộ Nhai là Trần Nguyệt Nga.

Bà Trương đã bị đưa tới trung tâm giam giữ thành phố Tương Đàm bởi một nhân viên của Đội An ninh nội địa có tên là Bàng Hãn vào buổi sáng ngày 12 tháng 09 năm 2008. Bà Trương đã được thả vào ngày 12 tháng 10, sau khi bị giam giữ 35 ngày.

Bà Trương đã bị thẩm vấn tại Đội An ninh nội địa Vũ Hồ vào ngày 18 tháng 08 năm 2009. Nhân viên cảnh sát Đường Kiến Tương làm chủ phiên chất vấn, và có một người đàn ông kèm một phụ nữ đã ở đó.

Điền Giang Đào đã dẫn một nhóm cảnh sát đột nhập nhà con gái bà Trương và cửa hàng của cô một cách riêng rẽ vào tối ngày 20 tháng 04 năm 2009. Bà Trương đang ở cửa hàng của con gái vào lúc này. Họ đã bị tịch thu ba bức ảnh về người sáng lập Pháp Luân Công, một lư hương, một máy nghe nhạc và một bức tranh treo tường.

Các nhân viên Lôi Chí Nông và Đàm Vân Phi từ NSB Tương Đàm đã dẫn một nhóm nhân viên lục soát nhà cùng cửa hàng của con gái bà Trương và gia đình của bà vào tối ngày 18 tháng 07 năm 2009. Việc lục soát đã được cho phép bởi chủ nhiệm Hứa Cương Cường của NSB. Họ đã phá hỏng két sắt và rời đi vào nửa đêm.

Triệu Nhạc Phong từ Phòng 610 đã dẫn một nhóm người đợi và trông chừng con đường dẫn tới cửa hàng của con gái bà Trương vào ngày 16 tháng 09 năm 2009. Bà Trương đã bị đưa đến đồn cảnh sát Bình Chính Lộ vào khoảng 10 giờ sáng và cảnh sát đã có lệnh khám xét và lục soát tạm thời cửa hàng cùng với nhà của bà Trương. Họ đã tịch thu một máy vi tính từ cửa hàng và một cái từ nhà của cô. (Chiếc máy tính từ cửa hàng đã được trả lại sau ba ngày, còn chiếc máy tính từ nhà bà Trương được trả lại sau một tháng.)

Các viên cảnh sát Trần, Trương Vệ Tinh cùng hai nhân viên nữa đã đưa bà Trương tới trung tâm tẩy não Ngũ Gia Hoa Viên cùng chiều hôm đó. Bà đã bị giam giữ ở đó ba ngày.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/9/13/丈夫被迫害致死-湘潭张杏其再被劫持-279437.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/10/22/142852.html

Đăng ngày 24-12-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share