[MINH HUỆ 18-11-2013] Ngày 17 tháng 11 Đài phát thanh quốc tế của Pháp (RFI) đưa tin Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thông báo sẽ xóa bỏ hệ thống trại cải tạo lao động cưỡng bức. Bản tin cũng nói rằng theo các học viên Pháp Luân Công, nhiều học viên vẫn đang bị chuyển hóa trong các nhà tù, trung tâm tẩy não, và các cơ sở bức hại khác, và cuộc bức hại vẫn đang tiếp diễn.

RFI: Cuộc bức hại vẫn tiếp diễn bất chấp sự cải cách trên hình thức

Theo tin tức của RFI, Cục Cải tạo lao động Bắc Kinh đã tiết lộ với tờ Tin tức Bắc Kinh (Tân Kinh Báo) rằng kế hoạch đóng cửa chi tiết sẽ được thông báo vào cuối năm nay. Thời gian để tháo dỡ các biểu tượng trên cửa các trại lao động cưỡng bức và những cái tên mới nào sẽ được dùng là chưa rõ.

Tờ tin tức Bắc Kinh và Tin tức Buổi sáng Thành Đô cho hay Trại lao động tai tiếng Đoàn Hà đã đổi tên thành “Đội số hai Đoàn Hà, nhà tù Bắc Kinh.” Những người bị giam giữ trong trại đã lần lượt được thả bắt đầu từ mùa hè vừa qua.

Vào ngày 15 tháng 11, hội nghị toàn thể lần thứ ba khóa 18 của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đã thông qua “Nghị quyết liên quan đến việc tiếp tục cải cách nhiều vấn đề quan trọng.” Trong phần thứ 9 của nghị quyết, nó đã chính thức đưa ra chính sách đóng cửa các trại cải tạo lao động.

Hệ thống trại cải tạo lao động cưỡng bức tai tiếng của ĐCSTQ đã tồn tại hơn nửa thế kỷ và đã bị truyền thông trong và ngoài nước chỉ trích. Việc xóa sổ hệ thống này là kết quả của những áp lực mạnh mẽ từ công chúng.

Hệ thống cải tạo lao động cưỡng bức là một trong những phương pháp chính mà Ủy ban các vấn đề chính trị và pháp luật (PLAC) của ĐCSTQ đã dùng để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Bản tin của RFI nói rằng theo các học viên Pháp Luân Công, “Nhiều học viên Pháp Luân Công vẫn chưa được thả. Họ bị chuyển đến các trung tâm pháp luật và chính trị, trung tâm tẩy não, và trại tạm giam hoặc bị kết án tù. Nói cách khác, cuộc bức hại vẫn tiếp diễn.”

Các học viên Pháp Luân Công ở Đại Lục đã chỉ ra trên trang web Minh Huệ hồi đầu tháng 2 rằng số lượng các học viên bị kết án tù tăng mạnh khi con số những học viên bị đưa đến các trại lao động giảm.

“Trận đánh cuối cùng” của ĐCSTQ được tiết lộ

Ngày 18 tháng 11, Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp (FDIC) đã ra một thông báo để cảnh báo công chúng rằng ĐCSTQ đã phát động một “Trận đánh cuối cùng” nhằm tẩy não hàng triệu học viên Pháp Luân Công.

Thời Báo Đại Kỷ Nguyên đã công bố một tập hợp gồm 56 thông tư từ các cơ quan nhà nước khắp Trung Quốc, tiết lộ một chiến dịch mới được khôi phục, có quy mô toàn quốc nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công đang được tiến hành. Theo một trang web chính thức, “Tiến hành ‘trận đánh cuối cùng ‘từ 2013 đến 2015’ trong việc cải tạo và chuyển hóa’ là một quyết định mang tính kỹ thuật của Trung ương Đảng dựa trên tình thế khó khăn hiện nay.” Một trang web khác cho biết, “Chuyển hóa tất cả những học viên Pháp Luân Công kiên định trước thời điểm cuối năm 2015 và tiếp tục chương trình tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công.”

Việc sử dụng các trung tâm tẩy não đang được mở rộng khắp cả nước, chỉ có một số trại lao động đang bị đóng cửa hoặc chuyển đổi chức năng. Chẳng hạn, số lượng các trường hợp được xác nhận đã bị tẩy não ở trung tâm tẩy não thuộc thủ phủ tỉnh Hồ Bắc đã tăng từ 50 đến hơn 350 từ năm 2001 đến 2013.

Đồ thị cho thấy số trường hợp được xác nhận bị tẩy não ở riêng trung tâm tẩy não tỉnh Hồ Bắc đã tăng từ 50 đến trên 350 từ năm 2001 đến 2013.

FDIC tuyên bố rằng: “Xu hướng này đặt các học viên Pháp Luân Công và những người bị giam giữ khác vào tình thế rủi ro hơn bởi vì các cơ sở tẩy não thậm chí còn mang ít tính hợp pháp hơn hệ thống cải tạo qua lao động (RTL). Không được tồn tại một cách chính thức, được biết các trung tâm tẩy não đã tùy ý được thiết lập tại các cơ sở như trường học, khu dân cư hoặc thậm chí là những ngôi đền Phật giáo cổ.”


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2013/11/18/法广-废除劳教姗姗来迟-迫害法轮功仍在持续-282824.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2013/11/27/143403.html

Đăng ngày 03-12-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share