Bài viết của Phi Vũ

[MINH HUỆ 05-10-2013] Một báo cáo trên trang Minh Huệ Net vào ngày 01 tháng 10 năm 2013 cho biết học viên Pháp Luân Công bà Trình Lệ Tĩnh ở huyện Nông An, tỉnh Cát Lâm, đã bị bắt giữ vào ngày 05 tháng 06 năm 2013, và sau đó đã bị lạm dụng thể xác ở Đồn công an Cố Thành. Một công an đã cố gắng xé nát quần áo của bà Trình khi bà kêu lên để phản đối.

Đường Khắc, trưởng Đội An ninh Nội địa, đã ra lệnh còng tay bà ra phía sau. Đường tự giới thiệu bản thân: “Tôi là Đường Khắc, trưởng Đội An ninh Nội địa. Tên tôi nổi tiếng trên Minh Huệ Net – Tôi là một trong những người giết học viên Vu Trường Lệ.” Vì bà Trình từ chối trả lời bất kỳ câu hỏi nào, nên Đường và bảy công an khác đã đè bà xuống, đẩy hai cánh tay sau lưng bà lên phía trên đầu. Bà Trình đã ngất đi vì đau đớn.

Hầu hết những kẻ sát nhân đều cố che giấu tội ác của họ, Tuy nhiên, người trưởng Đội An ninh Nội địa này lại tự hào khoe khoang mình là một tên giết người. Đáng buồn thay, ông ta không phải là tội phạm tàn nhẫn duy nhất tham gia cuộc bức hại và giết hại các học viên Pháp Luân Công. Những trường hợp sau đây đã được báo cáo trên trang Minh Huệ Net.

Các nạn nhân khác

Bà Triệu Hân, một giảng viên ở Đại học Kinh doanh và Công nghiệp Bắc Kinh, đã bị bắt giữ ở Công viên Tử Trúc Viện trong khi đang luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công vào ngày 19 tháng 06 năm 2000. Bà bị đưa đến Trại giam Thanh Hà của Sở công an Hải Điến và bị đánh đập tàn bạo. Bà bị đánh gãy cổ và bị liệt ngay lập tức. Bà được đưa đến Bệnh viện Hải Điến và qua đời vào ngày 11 tháng 11. Một học viên khác bị cầm tù trong Trại giam Hải Điến vào khoảng thời gian đó. Một viên chức đang thẩm vấn cô ấy nói: “Ai quan tâm đến một học viên Pháp Luân Công bị đánh đập đến chết chứ? Tôi đã từng đánh đập đến chết năm học viên. Triệu Hân là một trong số đó.”

Bà Lý Vĩ bị người của Đồn công an Lăng Không, quận Thiết Tây, Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh bắt giữ vào ngày 13 tháng 01 năm 2002. Bà Lý đã tuyệt thực để phản đối sự bức hại. Sau đó các viên chức đã tra tấn bà: họ trói bà vào một cái ghế, đánh vào đầu bà, nghiền nát các ngón chân bà, đá bà, dùng ống sắt đánh vào hai chân bà. Hai viên chức từ Văn phòng chi nhánh Thiết Tây của Sở công an được gửi đến để tham gia. Một người nói với bà Lý: “Tôi là người đã đánh ông Chung Hằng Kiệt đến chết.” Người khác nói thêm: “Đánh đập (các học viên Pháp Luân Công) đến chết chúng tôi sẽ không bị tội – nó được xem là tự sát.” Người viên chức đầu tiên đã kéo lê bà Lý và đánh vào mặt bà.

Bà Hoàng Ngọc Bình ở Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, đã bị đưa đến một đồn công an vào ngày 28 tháng 03 năm 2006. Viên chức Vạn Tuyền tuyên bố: “Tôi là người đã đánh bà Vương Tú Hà đến chết.” Chồng bà Vương, ông Tôn Hồng Xương, đang bị tra tấn ở tầng hai vào thời điểm đó. Bà Hoàng đã nghe tiếng kêu khủng khiếp của ông vì hai chân ông bị đánh gãy.

Ông Hùng Văn Đức ở Ứng Thành, tỉnh Hồ Bắc, đã bị đưa đến Đồn công an Lang Quân vào tháng 07 năm 2007 – chỉ vì ông giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho cư dân địa phương. Lý Kinh Ba, phó đồn công an đã nói: “Tôi là người đã đánh ông Chiêm Vĩ đến chết.”

Kiêu ngạo vô lương tâm

Triệu Thế Dân, một công an tại Đồn công an Chính Dương ở Tề Tề Cáp Nhĩ, tỉnh Hắc Long Giang, đã trực tiếp tham gia vào cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Tất cả học viên bị đưa đến đồn của ông ta đều bị đối xử giống nhau. Ông ta lấy dây thừng và hét lên: “Mày có khai không? Nếu không, tao sẽ trói mày lên và ném vào lò. Không ai biết cả. Tao là người đã giết lão Mã. Chúng tao có thể giết các học viên Pháp Luân Công mà không phải chịu trách nhiệm.”

Sự kiệu ngạo của những kẻ sát nhân này đơn giản là sự vô lương tâm. Họ có vẻ chẳng sợ gì vì chính sách bảo vệ của chế độ Giang Trạch Dân trong cuộc bức hại: Tra tấn đến chết các học viên Pháp Luân Công không phải chịu trách nhiệm – và được xem là tự tử – là tiêu chuẩn cho “công chức.” Làm sao mà họ thậm chí có thể tự hào về điều này?

Chế độ của Giang không chỉ thi hành cuộc bức hại, mà còn thưởng cho những kẻ đồng lõa bằng danh vọng, qua đó ủng hộ hành vi tàn ác của họ, thậm chí đến mức họ tin rằng họ đang làm một việc lớn bằng cách đánh đập đến chết các học viên Pháp Luân Công.

Chính sách tà ác của cuộc bức hại đã tạo nên những kẻ sát nhân tàn nhẫn và xấc xược như thế.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/10/5/杀人者为何还如此叫嚣–280730.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/10/31/142962.html

Đăng ngày 30-11-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share