Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HỤÊ 10-10-2013] Phòng 610 của tỉnh Cát Lâm, kẻ chủ mưu trong cái chết của một học viên Pháp Luân Công, đã cử đại diện đến gặp con trai của học viên này và đề nghị trả cho anh ấy một khoản bồi thường nếu như anh ký vào giấy tờ đồng ý hỏa thiêu và từ bỏ quyền kháng cáo về cái chết của cha mình.

Tiền không thể mua được sinh mệnh

Vào tháng 04 năm 2013, anh Trương Hải Ba, 31 tuổi, đã nhận được cuộc điện thoại từ Sở Tư pháp Diên Cát ở Diên Biên. Người gọi điện đã mời anh ta đến Sở Tư pháp Diên Cát về vấn đề liên quan đến cái chết của cha anh ấy.

Tháng 10 năm 2010, cha anh ấy, ông Trương Khánh Quân đã bị bức hại cho tới chết trong Trại lao động cưỡng bức Ẩm Mã Hà ở thành phố Cửu Đài, tỉnh Cát Lâm.

Phòng 610 tỉnh Cát Lâm đã cử ba đại diện để đưa ra đề nghị trả cho anh Hải Ba 100.000 nhân dân tệ (khoảng 16.000 đô la Mỹ) để anh ấy ký vào văn bản đồng ý hỏa táng cho cha mình và từ chối bất kể quyền tiếp tục kháng cáo nào.

Ban đầu họ đưa ra giá là 100.000 nhân dân tệ và nói với anh ấy rằng chú của anh ấy đã yêu cầu số tiền đó. Hải Ba đã cho rằng Sở Tư pháp đang điều tra về cái chết của cha mình để đưa thủ phạm ra trước công lý. Khi anh ấy biết được lý do thực sự của chuyến viếng thăm này của họ, anh ấy đã khóc và từ chối nhận khoản tiền bồi thường được đưa ra. Sau đó các quan chức này đã đề nghị tăng mức tiền lên 200.000 nhân dân tệ (khoảng 32.000 đô la Mỹ).

Hải Ba nói: “Làm sao tiền có thể bồi thường được cho một mạng sống?” Anh ấy đơn giản là muốn đòi lại công bằng cho cái chết của cha mình. Sau đó họ nói với anh ấy: “Cứ suy nghĩ đi. Khi nào đưa ra được quyết định, thì gọi cho chúng tôi.”

Trong tháng 08, một người nào đó từ trại lao động đã tiếp tục gọi điện đến, Hải Ba đã nói rằng nếu không thể bồi thường cho anh 500.000 tệ (khoảng 80.000 đô la Mỹ) thì đừng mong nói chuyện gì cả. Các quan chức của trại lao động đã nói rằng đó là một số tiền quá lớn và họ đã gác máy.

Người cha đã chết trong vòng bảy ngày bị giam giữ

Ông Trương Khánh Quân, 64 tuổi, là học viên Pháp Luân Công ở thị trấn Thạch Hiện, thành phố Đồ Môn. Ông đã bị tra tấn cho đến chết trong bảy ngày bị giam giữ ở Trại lao động cưỡng bức Ẩm Mã Hà của thành phố Cửu Đài, tỉnh Cát Lâm trong năm 2010.

Các quan chức của trại lao động đã khẳng định rằng ông Trương chết do bị đau tim, đó là một cái chết thông thường. Con trai ông muốn bằng chứng và muốn được phép nói chuyện với các lính gác canh giữ ông Trương, cũng như các bác sĩ và các tù nhân trong cùng buồng giam với cha mình. Các quan chức đã tuyên bố rằng các thành viên trong gia đình không có quyền được biết những thông tin đó và nói rằng nó chỉ được cung cấp cho các công tố viên.

Sau đó gia đình anh ấy đã hỏi về các video giám sát ông Trương trong các ngày 22 và 30 tháng 10 năm 2010. Các quan chức trại lao động đã nói với họ rằng các camera giám sát của họ đã bị hỏng.

Thi thể ông Trương đã được lưu giữ trong tủ ướp xác của nhà tang lễ. Lệ phí mà trại lao động phải trả cho nhà tang lễ mỗi ngày là 100 nhân dân tệ.

Ông Trương Khánh Quân

Đầu lông mày và gò má của ông Trương có dấu hiệu bị chấn thương.

Bức ảnh thứ hai và thứ ba được gia đình ông chụp vội vàng khi nhân viên nhà tang lễ đi ra ngoài, do đó các bức ảnh không được trọng tâm và mất nét.

Màu trắng quanh cổ và hai bên sườn của cơ thể ông Trương đã bị đóng băng bởi vì ông đã bị lạnh cóng. Những vết sẹo ở trên mặt ông ban đầu bị che phủ bởi lớp bột phấn trang điểm, nhưng gia đình ông đã trì hoãn lần thăm viếng của họ để lớp băng đông và lớp hóa trang biến mất theo dòng nước do băng tan chảy ra, và những vết sẹo cuối cùng cũng đã hiển lộ ra.

Chi tiết về vụ bắt giữ ông Trương

Ông Trương và vợ của ông, bà Trương Thụ Hoa, đã mắc nhiều căn bệnh khác nhau trước khi họ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Sau đó, họ tuân theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công và trở nên khỏe mạnh và hạnh phúc.

Hai vợ chồng họ đã bị bắt và giam giữ nhiều lần bởi vì họ vẫn kiên định với đức tin của mình vào Pháp Luân Công. Họ đã bị đưa tới các trại lao động vào năm 2001 và 2005 và bị tra tấn nhiều lần. Sau khi họ được thả ra khỏi các trại lao động, cảnh sát chưa khi nào ngừng sách nhiễu họ.

Vào ngày 10 tháng 09 năm 2010, Phòng 610 thành phố Đồ Môn đã cử hai nhân viên tới bắt ông Trương và đưa ông tới một cơ sở tẩy não ở trung tâm cao cấp thôn Tùng Lâm. Một trong số các nhân viên này là Kim Học Văn, tuổi đời khoảng 20, là người Trung Quốc gốc Triều Tiên. Một số người đã ép ông Trương phải từ bỏ đức tin của mình đối với Pháp Luân Công.

Mười ngày sau đó, nhân viên Phòng 610 đã chuyển ông Trương từ cơ sở tẩy não tới Trại giam An Sơn. Vào ngày 22 tháng 10 năm 2010, ông Trương đã bị đưa tới Trại lao động cưỡng bức Ẩm Mã Hà theo phê chuẩn của Chu Hồng, phó giám đốc Trại giam An Sơn, thành phố Cửu Đài.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/10/10/害死张庆军-吉林九台劳教所企图给钱了断-280994.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/10/30/142950.html

Đăng ngày 21-11-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share