Phóng viên Minh Huệ Hoàng Vũ Sinh từ Đài Bắc, Đài Loan.

[MINH HUỆ 27-10-2013] Gần 2.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp ở miền Bắc Đài Loan đã tham dự Pháp hội địa phương hàng năm vào 16-18 tháng 08 năm 2013. Một trong những hoạt động của Pháp hội là học Pháp theo nhóm và trao đổi thảo luận giữa các gia đình có con ở mọi lứa tuối.

Những đứa trẻ này đều học Pháp Luân Đại Pháp từ cha mẹ. Chúng không chỉ được hưởng lợi ích về sức khỏe và tinh thần, mà còn có định hướng cuộc sống đúng đắn từ khi còn nhỏ tuổi. Trong thời kỳ đạo đức nhân loại xuống dốc, những đứa trẻ này ít có đi theo xu hướng trượt dốc và mất đi cảm nhận về chân ngã của mình.

Các học viên ở miền Bắc Đài Loan cùng luyện công

Con cái các gia đình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

Tiểu đệ tử thật lương thiện và chín chắn

Khi Trịnh Bội Đình ba tuổi, em bị khó ngủ và thường khóc vào ban đêm. Tuy nhiên, sau khi nghe nhạc Đại Pháp là em ngừng khóc. Vì thế, mẹ em bắt đầu đọc hoặc cho em nghe băng các bài giảng của Sư phụ Lý.

Mẹ em cố gắng hết sức làm theo các nguyên lý Đại Pháp khi dạy hay chơi với con gái. Liên tục được tiếp xúc với Đại Pháp, Bội Đình nhận biết được đúng và sai rõ hơn so với nhiều trẻ em đồng tuổi.

Trịnh Bội Đình với bố mẹ

Trong trại hè, Bội Đình gặp một cậu bé rất hư thích đá và trêu các bạn khác. Dù Bội Đình bị bắt nạt đến mức gần khóc, em vẫn kiềm chế không khóc.

Tuy thế Bội Đình không như vậy khi em còn nhỏ hơn. Em đã từng xô xát với một bạn vì một món đồ chơi. Lúc đó, bà em đã nhẹ nhàng nhắc nhở: “Chúng ta là người tu luyện Đại Pháp, sao lại tranh đấu với những người khác?” Bội Đình lập tức hiểu em cần cư xử ôn hòa.

Giáo viên nhà trẻ của Bội Đình nói em rất khác những đứa trẻ khác. Em không chỉ từ bi, mà còn có sự hiểu biết chín chắn về đúng và sai. Ví dụ, khi em thấy các bạn khác bị bắt nạt, nét mặt Bội Đình rất buồn. Giáo viên tiểu học của em cũng nhận thấy tính cách ổn định của em và thường mời em phát biểu hoặc biểu diễn trên sân khấu.

Trở nên kiên nhẫn hơn và ít chấp trước vào của cải vật chất

Một ngày, cậu bé Lý Dục Thừa 6 tuổi đi nhà trẻ về với một vết thương. Cậu kể với mẹ rằng cậu đã kiềm chế không mách giáo viên và còn bảo đứa trẻ làm cậu bị thương rằng cậu ổn và không cần lo lắng gì cho cậu.

Ở nhà, bố mẹ cậu cảm thấy cậu là một đứa trẻ rất kiên nhẫn. Khi người lớn bận rộn, cậu lặng lẽ ngồi một góc đọc sách. Khi cậu đến thăm bà, cậu thường giúp đỡ việc nhà. Bà cậu nói rằng chăm sóc cậu bé nhẹ nhàng như “gió thổi”.

Lý Dục Thừa  và mẹ học các bài giảng Đại Pháp trong nhóm

Mẹ của Lý Dục Thừa, cô Tạ Mạnh Lệ, nói rằng trong xã hội tiêu thụ ngày nay, thật khó có thể thỏa mãn trẻ em về mặt vật chất, nhưng điều này có thể làm trẻ em trở nên ngạo mạn và được nuông chiều thái quá.

Mẹ em nói đôi khi chị cũng buồn với con trai, nhưng chị biết mình nên kiềm chế bản thân, và sau đó dạy cậu bé một cách lý trí áp dụng những nguyên lý Đại Pháp. Bằng cách này, khi con trai chị trưởng thành, cháu sẽ có thể chống lại được những cám dỗ của xã hội ngày nay và không bị đi sai hướng.

Ví dụ, khi Dục Thừa muốn mua thứ gì đó, mẹ cậu hỏi: “Đây là thứ con cần hay con muốn? Một chai nước chỉ để đựng nước, miễn là nó dùng được, thì bề ngoài không quan trọng.”

Dục Thừa thường hiểu được điều này, và vì thế không mua những thứ không cần thiết chỉ vì chúng trông độc đáo. Dục Thừa không nghiện xem các chương trình truyền hình như những đứa trẻ khác. Cậu còn nói với bà rằng cậu không thích xem tivi và thích đọc sách hơn.

Học sinh trung học “không thể nổi loạn”

Ông Chiêm nói ông và vợ ít lo lắng hơn vì các con họ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

Ông Chiêm đã tu luyện Pháp Luân Công được 12 năm. Ông tham gia buổi thảo luận cùng hai con gái.

Trẻ con khó tránh khỏi cãi nhau với anh chị em và các bạn, ông Chiêm nói, nhưng điểm khác biệt chính là những đứa trẻ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp sau đó sẽ hướng nội tìm thiếu sót thay vì đổ lỗi cho người khác.

Con gái út của ông Chiêm, Tịnh Liên sắp vào lớp ba tiểu học. Đối với những trường hợp các bạn học không tốt với em, em nói với một nụ cười: “Cháu không để ý đến họ.” Khi được hỏi giáo viên có khen em vì làm thế không, em cười và nói một cách tự nhiên: “Cháu chưa bao giờ kể với giáo viên về điều này cả.”

Mạnh Khiết là một học sinh trường trung học Phủ Thăng và cũng học âm nhạc tại Học viện Nghệ thuật Phi Thiên. Đối với các trò chơi điện tử và phim truyền hình Hàn Quốc phần lớn các học sinh trung học đều mê, em nói: “Cháu thấy những sở thích đó thật mất thời gian. Thay vào đó, đọc sách thì tốt hơn.” Khi rảnh rỗi không phải học bài, em học các bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí.

Khi được hỏi em có trải qua “giai đoạn nổi loạn” như phần lớn các thiếu niên không, em cười và nói: “Cháu hoàn toàn không thể nổi loạn được.” Ông Chiêm giải thích rằng đó là vì cháu được tiếp xúc với Đại Pháp từ khi còn nhỏ.

Cậu bé cảm thấy may mắn được tu luyện Đại Pháp

Hứa Nguyện sẽ vào cấp hai năm nay. Cậu và em trai tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cùng mẹ từ khi cậu còn nhỏ. Cậu thường cãi nhau với em trai, nhưng sau đó việc nhớ tới các nguyên lý Đại Pháp giúp cậu giải quyết được những mâu thuẫn này.

Nguyện cảm thấy rất may mắn được tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Đối với trò chơi điện tử và những sản phẩm techno phần lớn trẻ em đều muốn có, cậu nói những thứ này không thể mang theo sau khi chết, do đó cậu không truy cầu chúng.

Mẹ cậu, chị Trương nhớ lại một người bạn học đã làm gẫy vợt cầu lông của Nguyện và còn tát cậu. Nguyện đã không đánh lại. Phản ứng duy nhất của cậu đối với sự tấn công của người bạn học là ôm chặt người bạn, làm dịu cơn tức giận của người bạn này.

Nguyện đã không báo cáo sự việc này tới giáo viên, thay vào đó, người bạn học đã kể với giáo viên về việc này. Chị Trương nói rằng Nguyện đã phản ứng rất chín chắn nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ nhỏ.

Các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn đã ăn sâu vào tâm cậu.

Chị Trương nói rằng không giống như phần lớn phụ huynh, chị không tin “giai đoạn nổi loạn của tuổi thành niên” là một phần tự nhiên trong quá trình trưởng thành của trẻ. Đối với trò chơi điện tử liên quan đến tình dục và bạo lực, chị tin rằng trẻ em bị giới hạn khả năng phân biệt được những gì thích hợp, và chị không cho phép các con mình chơi những trò chơi đó.

Thay vào đó, chị giới thiệu cho con sách về lịch sử Đài Loan và Trung Quốc, những câu chuyện về văn hóa truyền thống. Chị nói rằng những điều này làm nên tinh hóa của văn hóa Trung Hoa, và là người Trung Hoa, phải hiểu được văn hóa và lịch sử của mình.

Bất động tâm trước mâu thuẫn giữa người và người

Lâm Hiểu Đình sẽ bắt đầu năm học đầu tiên tại Học viện Nghệ thuật Phi Thiên trong năm nay. Em bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp bốn năm trước, khi em trai em ốm nặng sau khi được sinh ra. Mẹ em tất tưởi tìm kiếm thông tin trên mạng và đọc được trang Minh Huệ. Kết quả là, số phận đã đưa em và em trai em trở thành người tu luyện.

Hiểu Đình nói em trai em giờ rất khỏe mạnh.

Hiểu Đình nói rằng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã giúp em ít bị động tâm bởi những mâu thuẫn với bạn bè và anh chị em.

Một lần, em cãi nhau với em trai. Mẹ em nói: “Để xem ai buông bỏ chấp trước trước nào.” Cả em và em trai đều ngừng cãi nhau ngay lập tức.

Thêm vào đó, Hiểu Đình thường giúp mẹ làm việc nhà, chỉ dẫn em trai học Pháp, giúp em trai làm bài tập về nhà. Điều này đã giúp mẹ em giảm nhiều gánh nặng.

Họa trở thành Phúc

Liêu Á Vi sẽ bắt đầu học cấp hai năm nay. Cùng với anh trai, em gái và mẹ, em tu luyện Pháp Luân Công từ khi còn bé.

Á Vi cảm thấy rất may mắn được tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và có Sư phụ trông nom. Em nhớ lại một việc khi em, mẹ và em gái bị tai nạn xe máy. Thật kỳ diệu, chiếc xe máy đi chậm lại trước khi đổ. Em gái em, vẫn còn là em bé mới sinh lúc đó, ngã xuống một miếng cỏ mềm. Em ngã lên cuốn sách Hồng Ngâm và hoàn toàn không bị làm sao. Kinh nghiệm cận tử này đã để lại một dấu ấn sâu đậm với Á Vi, và em vô cùng biết ơn sự bảo hộ của Sư phụ.

Á Vi rất thích tham gia học Pháp nhóm và trao đổi. Em cảm thấy môi trường ở đó khác với môi trường ở trường học của em.

Ở trường, các bạn học thỉnh thoảng tẩy chay những học sinh khác. Em kể em đã từ chối cùng các bạn học tham gia tẩy chay hội đồng một bạn. Do vậy các bạn học đã tẩy chay cả em. Lúc đó, em biết em làm việc đúng, nên em không có bất cứ cảm giác tức giận nào. Các bạn học do đó cũng nhận ra em không có lỗi và lại thân thiện với em.

Học sinh tiểu học vui mừng được tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

Diệp Đĩnh Nghi và cả gia đình đều là người tu luyện. Chị có hai con trai: một cháu học cấp hai, và một cháu học lớp năm. Là một bà mẹ đi làm, chị cảm thấy thay đổi lớn nhất từ khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp là sức khỏe tốt và biết cách nuôi dạy con cái đúng đắn.

Sau khi tu luyện Đại Pháp, các con chị cũng trở nên bình tĩnh và ổn định trong mọi giao tiếp và hành động so với những đứa trẻ khác. Họ hàng và bạn bè chị thường nói các con chị cư xử rất tốt.

Con trai nhỏ của chị, Trịnh Á Kiệt, nói rằng cậu thường không hành Nhẫn được tốt. Tuy nhiên, qua học Pháp, cậu cố gắng sửa đổi và nhắc nhở bản thân về việc đúng đắn cần phải làm. Cậu cảm thấy thật tuyệt vời khi có một người mẹ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vì cậu đã biết được sự tốt lành của Đại Pháp từ mẹ.

Á Kiệt thường đi cùng mẹ đến các điểm du lịch phát tờ rơi giảng chân tướng cho du khách từ Trung Quốc Đại lục, rất nhiều người trong số họ bị lừa dối bởi những dối trá của chế độ cộng sản phỉ báng Pháp Luân Công. Cậu nói: “Khi du khách Đại lục chấp nhận tài liệu giảng chân tướng, cháu rất vui, vì giờ họ đã có cơ hội được biết chân tướng.”


Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2013/10/27/142911.html

Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/22/孩子修大法-父母少烦恼-278522.html

Đăng ngày 17-11-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share