Bài viết của Anh Tử, phóng viên báo Minh Huệ ở Ottawa, Canada

[MINH HUỆ 23-10-2013]

Ngày 21 tháng 10 năm 2013, phiên họp thứ 17 của nhóm công tác kiểm điểm định kỳ toàn cầu (UPR) thuộc Hội đồng Nhân quyền đã diễn ra tại Geneva, và sẽ kéo dài cho đến ngày 01 tháng 11 năm 2013. Hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc đã được xem xét vào ngày 22 tháng 10.

Đại diện của gần 20 quốc gia đã bàn về tình hình nhân quyền của Trung Quốc trong phiên kiểm điểm dài ba tiếng. Đại diện của Canada một lần nữa nhắc đến sự bức hại các tín ngưỡng, trong đó có tín ngưỡng đối với Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Đại diện Canada (đầu tiên bên phải) phát biểu tại cuộc họp nhân quyền của Liên Hợp Quốc vào ngày 22 tháng 10 năm 2013 (ảnh chụp màn hình qua mạng)

Andrew Bennett (đứng giữa), đại sứ Văn phòng Tự do Tôn giáo của Canada, chụp ảnh với các học viên Pháp Luân Công

Theo định kỳ 4 đến 5 năm, tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc sẽ nhận được một kiểm điểm định kỳ toàn cầu (UPR). Trong cuộc họp này, mỗi đại diện từ hàng chục nước có 50 giây để bình luận về báo cáo nhân quyền của Trung Quốc. Đại diện của gần 20 nước đã nêu lên vấn đề nhân quyền của Trung Quốc. Các nước này gồm Mỹ, Canada, Đức, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Nhật Bản, Phần Lan, Ba Lan, Na-uy, Pháp, Vương quốc Anh, Italia và New Zealand.

Canada một lần nữa đề cập đến cuộc bức hại Pháp Luân Công

Đại diện Canada một lần nữa nhắc lại việc bức hại các tín ngưỡng tôn giáo của Trung Quốc. Vấn đề này đã được nêu ra tại cuộc họp UPR lần trước vào năm 2009.

Đại diện Canada hy vọng chính phủ Trung Quốc sẽ có những hành động sau:

  • Triển khai các bước để đảm bảo các luật sư và cá nhân hoạt động vì sự tiến bộ nhân quyền có thể hành nghề một cách tự do, bao gồm nhanh chóng điều tra các cáo buộc về sử dụng bạo lực và đe dọa cản trở công việc của họ.
  • Chấm dứt khởi tố và bức hại những người thực hành tôn giáo hoặc tín ngưỡng bao gồm người Công giáo, người Cơ-đốc khác, người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, và Pháp Luân Công và bố trí thời gian để các báo cáo viên đặc biệt về tự do tín ngưỡng và tôn giáo thăm viếng họ.
  • Thả tất cả những người bị giam giữ trong các trại tạm giam vì lý do chính trị bao gồm các mục sư, tăng lữ, nghệ sỹ, nhà báo, những người có quan điểm bất đồng, những người hoạt động vì sự tiến bộ nhân quyền, và người thân của họ, và loại bỏ các biện pháp nằm ngoài luật pháp như bắt cóc.
  • Đẩy mạnh việc tái cấu trúc hệ thống tư pháp hành chính để mọi người có thể tiếp cận các thủ tục pháp lý về kháng cáo.

Bốn năm trước, trong cuộc họp UPR, phiên họp kiểm điểm báo cáo nhân quyền Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, đại diện Canada đã chỉ ra: “Canada quan ngại sâu sắc trước những báo cáo về việc giam giữ tùy tiện các nhóm dân tộc thiểu số, gồm người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ và Nội Mông, cũng như những người có tín ngưỡng, bao gồm các học viên Pháp Luân Công, mà không có thông tin về việc kết án, nơi giam giữ và điều kiện sinh hoạt của họ.”

Để biết thêm thông tin về quan ngại của Canada đối với cuộc bức hại Pháp Luân Công trong những năm trước, xin vui lòng xem chi tiết tại:

Canada Expresses Concern Over the Persecution of Falun Gong During UN Human Rights Council Meeting


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2013/10/23/联合国人权会议-加拿大再提法轮功受迫害-281623.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2013/10/27/142914.html

Đăng ngày 11-1-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share