Bài viết của Tống Tĩnh

[MINH HUỆ 24-07-2013] Những lính canh của các trung tâm tẩy não và trại lao động cưỡng bức, bên cạnh việc ép buộc các học viên phải làm lao động nô lệ, còn thường xuyên bòn rút tiền bạc từ gia đình của họ. Họ nói rằng tiền đó là “chi phí sinh hoạt” hay là “chi phí bồi bổ”.

Sư phụ đã giảng:

“Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng không hề theo yêu cầu, mệnh lệnh hay chỉ thị của tà ác. [Nếu] mọi người đều làm như thế, [thì] hoàn cảnh đã không đến thế này.” (Chính niệm của đệ tử Đại Pháp có uy lựcTinh Tấn Yếu Chỉ II)

Thể ngộ của tôi là chúng ta không nên đưa bất cứ đồng nào cho các học viên đã bị giam giữ. Những học viên bị giữ không có tự do để đi lại, lại càng không có tự do để giữ của cải và tiền bạc trên người họ. Cho dù có cá nhân cảnh sát nào hứa sẽ chuyển tiền cho các học viên, họ cũng sẽ không làm được điều đó.

Các trại lao động cưỡng bức đều có những quy định để hạn chế việc tù nhân giữ tiền, chỉ trừ một chút “tiền trại”. Có nghĩa là tất cả tiền bạc đưa đến cho học viên đều vào túi của lính canh và các nhân viên khác. Khi các nhân viên trong trại lao động có thể lấy tiền của học viên, thì họ càng không muốn thả những học viên đó. Họ xem các học viên này như nguồn kiếm lợi bổ béo trong thời gian họ bị giam giữ.

Tiền tài của các học viên và của gia đình họ là tài nguyên của Đại Pháp, được dùng vào việc cứu độ chúng sinh và trợ Sư Chính Pháp. Chúng ta không thể và không nên đưa tài nguyên ấy cho tà ác. Việc tà ác bất chấp luật pháp và bắt giữ người tốt thật sự là vi phạm pháp luật. Cảnh sát đã bắt giam người phi pháp và phải chịu trách nhiệm chi trả cho các chi phí bao gồm ăn uống và chỗ ở.

Khi tiền bị bòn rút từ gia đình của các học viên, các thành viên trong gia đình sẽ bị phát sinh tâm sợ hãi và oán giận và sẽ đổ lỗi lên các học viên. Điều này càng làm tình huống khó khăn hơn để họ nhìn được sự thật và được cứu.

Trại lao động đòi tiền hối lộ từ cảnh sát, cảnh sát lại bòn rút tiền từ gia đình [các học viên]

Tôi đã bị từ chối không được nhận vào Trại Lao động Cưỡng bức phụ nữ số 2 tỉnh Sơn Đông do không vượt qua vòng kiểm tra sức khỏe. Tôi nhìn thấy người quản lý của Phòng Chính trị và An ninh khu vực Lai Sơn, tên là Vương, kéo người bác sĩ qua một bên và nói với ông ấy gì đó về tiền. Ông Vương nói với bác sĩ: “Nhà cô ta giàu lắm đấy. Nếu anh nhận cô ta thì anh có thể kiếm bao nhiêu tiền cũng được”. Lúc đi ra ngoài, ông ta nói với những viên cảnh sát khác: “Vài năm qua, mấy vị bác sĩ này đã giàu lên. Cảnh sát khi đưa người tới bệnh viện phải hối lộ các bác sĩ để được nhận vào. Trong dịp lễ tết, tặng phẩm từ thành phố Yên Đài và Uy Hải được gửi tới cho các bác sĩ chất thành đống cao.”

Khi tôi bị đưa tới cửa trại lao động cưỡng bức, trưởng phòng quản giáo Tiểu Ái Hoa nói với cảnh sát Yên Đài bằng giọng điệu rất lạ: “Tôi sẽ không nhận cô ta với giá ít hơn 2.000 tệ đâu nhé”. Viên cảnh sát nói: “1.500 tệ được không? Tôi không mang theo nhiều tiền”. Tiểu trả lời: “Vậy thì anh viết giấy nợ nhé”.

Thu lợi từ việc bức thực

Sau đó, Tiểu Ái Hoa đi vào nhà vệ sinh, nơi tôi đang bị còng. Tôi đã bị còng ở tư thế ngồi xổm trong suốt 24 giờ mà không được ngủ. Tiểu nói: “Cảnh sát đã trả 2.000 yên cho chi phí ‘dinh dưỡng’ của chị. Họ muốn chị viết giấy nợ”. Thật là vô lý. Tôi đã liên tục bị hành hạ và tra tấn, nói gì đến chuyện dinh dưỡng ở đây chứ. Bởi vì tôi đã tuyệt thực để phản đối bức hại, họ đã hành hạ bằng cách cắm ống [dẫn thức ăn] vào mũi của tôi . Phần trên của cơ thể và chân tôi bị buộc lại với nhau. Họ tính tôi phải trả 70 tệ cho mỗi lần tôi bị bức thực.

Chi phí sinh hoạt bị tham ô

Những người bị đưa vào Trại Lao động Cưỡng bức Vương Thôn tại Sơn Đông đều bị hỏi rất chi tiết về hoàn cảnh kinh tế của gia đình. Sau đó trại sẽ gọi điện về nhà học viên và yêu cầu gia đình thanh toán “chi phí sinh hoạt” cho những nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Tuy nhiên, những khoản tiền đó không bao giờ tới được tay học viên. Nó rơi vào tay những viên cảnh sát. Chúng tôi được thông báo rằng họ sẽ giữ khoản tiền này “trong tài khoản của chúng tôi” nhưng chúng tôi chưa bao giờ được nhìn thấy tài khoản của mình. Các tù nhân không được phép giữ tiền mà chỉ được một chút ít “tiền trại” để sử dụng ở cửa hàng trong trại, hoặc sử dụng để nhờ cảnh sát mua gì đó cho họ.

Gia đình tôi đã đóng rất nhiều tiền vào “tài khoản” của tôi mỗi khi họ đến thăm tôi trong suốt ba năm tôi bị giam giữ. Đôi khi họ nộp cả 1.000 tệ. Trong suốt hai trong ba năm bị giam, tôi bị quản lý chặt chẽ và tiêu rất ít tiền. Ngoài chi phí ăn uống và một vài thứ lặt vặt, tôi không hề mua gì khác. Lý Thiến, người phụ trách quản lý sổ sách, không bao giờ nói cho tôi biết gia đình tôi đã gửi cho tôi bao nhiêu tiền, cô ta nói rằng họ chỉ gửi một chút thôi. Bởi tôi không được gặp gia đình nên tôi không có cách nào biết được họ đã đưa bao nhiêu. Khi rời khỏi trại, Lý Thiến nói rằng tiền ở trong tài khoản của tôi sẽ được tặng cho trại. Thực tế có lẽ nó đã vào túi của cô ta. Tôi không hề nhận được một xu, thậm chí cả giấy biên nhận cũng không có.

Theo luật và quy định của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tù nhân không cần phải trả chi phí ăn uống. Chính phủ đã có quỹ riêng cho trại cưỡng bức lao động để chi trả cho ăn uống. Bởi vì các trại thường giữ tiền đó cho chính họ, nên họ quay lại đòi tiền của các gia đình tù nhân để trả cho chi phí ăn uống. Các bữa ăn của trại cưỡng bức lao động đều rất tệ, dù cho không cũng chẳng ai ăn, nhưng nó lại trở thành phương thức kiếm tiền của những viên cảnh sát tham ô.

Càng có khả năng làm việc, càng lâu được thả

Các tù nhân trong trại phải làm việc 16 tiếng một ngày, từ 5h30 sáng đến 11h đêm mà không hề được nghỉ. Cảnh sát không hề quan tâm nếu ai đó bị ngất xỉu hay bị bệnh. Họ còn tuyển những người có kỹ năng đặc biệt để giúp họ làm những việc cá nhân.

Theo luật, những trại cưỡng bức lao động lẽ ra hàng tháng đều có ngày nghỉ về nhà thăm gia đình, mỗi năm đều có các kỳ nghỉ. Không có tù nhân nào phải ở trong trại quá 10 tháng một năm. Vì vậy thông thường một người bị kết án tù ba năm sẽ được thả ra sau 30 tháng.

Tuy nhiên, kể từ khi có các hợp đồng gia công với bên ngoài, họ đã lặng lẽ tăng thời gian thụ án lên 12 tháng một năm.

Càng nhiều tiền, càng khó được thả

Khi thời hạn thụ án ba năm của tôi kết thúc, cảnh sát Lý Ái Văn lo lắng về vết thương của tôi chưa lành, nếu tôi được thả ra mọi người sẽ nhìn thấy bằng chứng cho việc tôi bị đàn áp. Bởi vì tôi còn trẻ và có khả năng làm việc, và gia đình tôi lại hay gửi tiền chi trả cho mọi chi phí của tôi, nên cảnh sát Lý đã giữ tôi lại thêm vài tháng ngoài thời hạn thụ án.

Đó là lúc tôi nhận ra việc làm cho trại chính là phối hợp với tà ác.

Sau đó tôi cũng hiểu ra rằng gia đình tôi đã bị bòn rút tiền và của cải với giá trị lên đến 10.000 tệ. Tôi cũng biết có nhiều học viên, gia đình của họ gửi vào rất nhiều tiền, nhưng kết quả các học viên đó đều bị gia hạn thụ án.

Công an nhanh chóng thả những học viên không có tiền

Đối nghịch với tình huống của tôi, có một học viên khác đã hiểu ra cách tà ác đã dùng tiền để bức hại học viên. Cảnh sát cố gắng ép cô ấy nhiều lần phải gọi điện về nhà và bảo gia đình mang tiền đến. Cô khăng khăng rằng cô đã ly dị và không có gia đình và không có tiền. Họ hàng của cô đã không đến khi cảnh sát ép cô phải gọi họ mang quần áo cho cô. Cảnh sát đã không thể lấy được gì từ cô ấy, nên họ yêu cầu những tù nhân khác không được cho cô bất kỳ thứ gì. Nhưng mọi người đều âm thầm giúp đỡ cô, họ cho cô sử dụng khăn giấy, kem đánh răng, đồ lót, v.v

Bởi vì cô không có chi phí sinh hoạt, nên mỗi bữa ăn đều được ghi nợ vào tài khoản của cô. Sau đó cô gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và không cử động được. Cảnh sát đã đưa cô vào bệnh viện và gọi cho con cô trả tiền viện phí. Con của cô có chính niệm nên đã từ chối không trả đồng nào. Công an nhận ra là họ không thể kiếm được chút tiền nào mà thậm chí còn bị hụt ngân sách mỗi ngày vì phải trả viện phí và chi phí ăn uống. Cô ấy không thể làm việc được và cần được theo dõi trong bệnh viện. Vài ngày sau, họ thả cô ấy ra đường và để cô ở đó. Cô đã về nhà sau khi cảnh sát đi khỏi.

Một người họ hàng lớn tuổi khác của tôi bị đưa vào trại tạm giam và bị giam trong hơn hai năm. Cân nặng của bà từ 59kg sụt xuống còn 27kg và bà bị bệnh nghiêm trọng. Cảnh sát đã liên tục yêu cầu gia đình bà đóng tiền nhưng họ rất nghèo nên không chịu trả. Sau đó cảnh sát đã nói với họ rằng bà sẽ được thả ra nếu họ chịu trả cho người này bao nhiêu tiền, người kia bao nhiêu tiền. Các học viên đã bàn bạc với gia đình bà và họ đều quyết định sẽ không bao giờ làm điều gì khuyến khích tà ác. Khi cảnh sát không nhận được gì từ bà, bà đã được thả ra chỉ trong vài ngày.

Quay đầu nhìn lại, dù tôi có thể coi nhẹ bạc tiền và những thứ khác vào thời điểm đó, nhưng tôi đã giới hạn bản thân trong việc tu luyện cá nhân. Tôi đã không có lý giải sâu sắc về các pháp lý liên quan đến việc cứu độ chúng sinh trong thời kỳ Chính Pháp. Điều quan trọng là tôi đã xem đó như việc bức hại giữa người thường với người thường. Những chấp trước như tâm an dật, và việc phụ thuộc vào các người thân cần phải được loại bỏ. Chúng ta cần căn bản phủ nhận những an bài của cựu thế lực.

Sư phụ đã giảng rằng:

“Tu luyện là [rất] nghiêm túc, điều tôi [dạy] bảo chư vị tu là trở thành Thần, đồng thời có thể chứng thực Pháp; vì thế mới truyền cấp Đại Pháp cho chư vị, cho chư vị vinh diệu vĩnh viễn chưa từng có trước đây. Chứ không phải bảo chư vị đơn thuần trở thành ‘anh hùng’ nơi người thường trong việc phản đối bức hại này; mà là chứng thực Pháp trong khi phủ định an bài của cựu thế lực và trong bức hại, từ đó tiến về Thần.” (Pháp do Sư phụ giảng tại hội nghị qua điện thoại quốc tế)

Tôi hy vọng những việc được kể ra trên đây hữu ích và có thể khích lệ mọi người.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/24/一分钱不送-恶警急放人-277151.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/10/2/142492.html

Đăng ngày 30-10-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share