Bài viết của phóng viên Minh Huệ Net ở tỉnh Hắc Long Giang

[MINH HUỆ 07-08-2013] “Cơ sở pháp chế giáo dục” được thành lập bởi Phòng 610 tại nông trường Thanh Long Sơn, thành phố Đồng Giang là một chi nhánh của Tổng cục Nông khẩn tại tỉnh Hắc Long Giang, thực ra là một trung tâm tẩy não dùng để bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Phòng 610 bí mật thành lập trung tâm tẩy não này để tiến hành “pháp chế giáo dục”. Ở đó giam giữ cả những học viên Pháp Luân Công địa phương cũng như những học viên đã hoàn thành thời hạn tuyên án ở trại lao động cưỡng bức hoặc trại giam, và cố gắng ép buộc họ từ bỏ niềm tin của mình thông qua cái gọi là “giáo dục”.

Trung tâm này có tổng cộng sáu nhân viên. Nhiệm vụ của họ là bức hại các học viên Pháp Luân Công. Những người này là Phòng Dược Xuân (57 tuổi); Đào Hoa (50 tuổi) – đứng đầu trung tâm, trước kia từng là Trưởng viện nhi; Phòng Tú Mai (47 tuổi), kế toán phụ trách tài chính; Chu Triệu Bằng (32 tuổi), quản giáo; Chu Tỉnh Phong (24 tuổi); và Kim Ngôn Bằng (25 tuổi). Phong và Bằng đều đã thi hành lệnh của Phòng Dược Xuân bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Những bức tường xung quanh trung tâm tẩy não này đều cao hơn 2 mét. Cổng chính cũng cao như tường, màu đen và hướng về phía bắc. Cổng này luôn đóng. Có một cảnh cửa nhỏ ở dưới cổng thường xuyên được sử dụng. Có một ngôi nhà cách cổng khoảng 30 mét. Sân của trung tâm dài 100 mét và rộng 70 mét. Những học viên ở đây đều phải chăm sóc ao cá, nhà trồng hoa và vườn cây ăn quả ở trong trung tâm.

Ngôi nhà cũng mở cửa hướng về phía bắc. Tại lối vào có một cái hội trường. Những bức thư “cảm ơn” từ những học viên đã “chuyển hóa” treo ở cả hai bên hội trường. Một trong số đó được viết bởi chồng của Vu Hiểu Diễm.

Sau khi bị “chuyển hóa”, Vu Hiểu Diễm thường tới trung tâm tẩy não để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Những người đã “chuyển hóa” được trả 80 nhân dân tệ một ngày để hỗ trợ “giáo dục” – tẩy não. Họ giám sát từng lời nói và cử chỉ của học viên. Hầu Hoa từ thành phố Mẫu Đơn Giang đã bức hại nghiêm trọng các học viên sau khi bị “chuyển hóa”. Anh ta thường được phái đến các vùng khác nhau để bức hại và “chuyển hóa” học viên.

Phòng cảnh sát được trang bị máy quay ở đối diện cổng chính. Ở phía bên phải là một hành lang với mỗi bên ba phòng. Mỗi phòng rộng khoảng 20 mét vuông, có nhà vệ sinh, chậu rửa mặt, TV và tủ để đồ. Trong mỗi phòng có ba giường ngủ, mỗi chiếc giường đều bị giám sát chặt chẽ bởi camera. Phía trái của phòng là nhà ăn, phòng hội thảo lớn và các phòng họp nhỏ. Những học viên nào kiên định không chịu từ bỏ tín ngưỡng thì bị chuyển vào phòng họp nhỏ. Trong các phòng này không có camera giám sát nên họ tự do tra tấn các học viên.

Những cách tra tấn hay được sử dụng là bắt đứng trong thời gian dài, bắt ngồi xổm, cùm tay nam học viên, trói tay vào hai chiếc giường khiến cho học viên không thể đứng, chỉ có thể ngồi xổm, hay tay giơ thẳng. Họ còn đặt ảnh của Sư phụ ở chỗ ngồi của học viên. Có hai tên côn đồ cầm tay, ép học viên viết “tam thư”. Sau đó họ dùng tam thư công kích học viên cho đến khi họ chịu từ bỏ.

Những học viên bị giam giữ ở trung tâm này hằng ngày bị ép viết “tam thư” và xem video phỉ báng Pháp Luân Công. Nếu họ từ chối thì sẽ không được phép gọi điện hay gặp người nhà.

Mỗi học viên bị giam phải nộp 10.000 nhân dân tệ tiền ăn mỗi tháng. Thậm chí khi bị giam không đến một tháng, họ vẫn phải nộp đủ 10.000 nhân dân tệ và họ phải nộp cả tiền cho cả hai tháng khi chỉ ở đó một tháng một ngày. Trung tâm tẩy não này nói rằng họ phục vụ bốn món ăn mỗi bữa (hai món bữa sáng, sáu món bữa trưa và bốn món bữa tối). Nhưng thực tế là họ chỉ cho các học viên ăn rau dưa, cháo, bánh bao hoặc bánh nướng không có dầu vào bữa sáng. Bữa trưa chỉ có hai món ăn để vào bốn cái đĩa cho mười mấy người ăn. Nếu đến muộn thì sẽ chẳng còn gì ăn. Trung tâm này thường xuyên có khách đến, chi phí tiếp đãi đều lấy từ tiền thu được của những học viên bị bức hại.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2013/8/7/青龙山洗脑班作恶多端-月收伙食费一万元-277807.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/15/142006.html

Đăng ngày 26-09-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share