Bài viết của một phóng viên Minh Huệ Net tại Bắc Kinh

[MINH HUỆ 30-08-2013] Sau tám tháng chịu đau khổ trong trại lao động cưỡng bức nữ Bắc Kinh, cô Trương Phượng Anh – một học viên Pháp Luân Công đã được thả ra vào hồi tháng trước khi trại lao động này bị đóng cửa. Tuy nhiên, đây không phải là điểm kết cho việc cô bị bức hại.

Khi được thả về nhà, cô vẫn phải chịu sự giám sát chặt chẽ. Cứ mỗi thứ Tư hàng tuần, cô phải gọi điện đến trại lao động để báo cáo. Ba tuần sau khi được thả ra, hai nhân viên từ trại lao động đã đến nhà cô. Họ đã hỏi cô đã làm gì ở nhà. Họ bắt cô phải ở nhà và nói rằng nếu cô muốn ra ngoài, cô phải báo cáo với họ trước.

Khi cô Trương đi nộp đơn để xin cấp lại Chứng minh thư mới, cô đã bị từ chối, bởi theo hồ sơ trại lao động, cô vẫn còn trong “kỳ hạn”.

Dù đã được thả ra khỏi trại lao động, nhưng cô Trương vẫn còn bị từ chối quyền công dân của mình.

Bị thế giới lên án, một số trại lao động khét tiếng nhất gần đây đã bị giải tán, bao gồm cả Trại lao động cưỡng bức nữ Bắc Kinh. Một số học viên đã được thả ra, tuy nhiên họ đã không hề vi phạm bất kỳ điều luật nào cả và ngay từ lúc đầu, lẽ ra họ không thể bị giam giữ hay kết án gì hết.

Một số học viên gọi là được “thả ra” này đã bị chuyển giao cho các trung tâm tẩy não để rồi tiếp tục bị bức hại hơn nữa. Một số học viên sau khi được thả ra được phép về nhà, như trường hợp của cô Trương, nhưng vẫn phải chịu sự giám sát chặt chẽ, sự tự do của họ bị hạn chế. Những người khác vẫn đang còn trong “kỳ hạn”, nhưng được thả ra khỏi trại lao động.

Mặc dù một số trại lao động đã bị giải thể, nhưng rõ ràng là việc bức hại các học viên Pháp Luân Công vẫn còn tiếp diễn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/30/劳教所虽然解体-迫害仍在继续-278842.html

Bản tiếng Anh:  https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/14/141989.html

Đăng ngày 26-09-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share