Bài viết của Hà Vũ

[MINH HUỆ 31-8-2013] Gần đây, Bạc Hy Lai đã bị kết án một số tội danh nhất định, nhưng tội danh liên quan đến mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công thì vẫn chưa được đưa ra bàn thảo hoặc khởi tố công khai. Tuy nhiên, một băng ghi âm xuất hiện gần đây cho thấy sự dính líu của ông ta vào hoạt động mổ cướp nội tạng sống. Trong băng ghi âm, được thực hiện vài năm trước, Bạc chỉ ra rằng Giang Trạch Dân đã phát lệnh mở đường cho quá trình mổ cướp nội tạng người sống.

Mệnh lệnh của Giang

Ngày 27 tháng Tám năm 2013, bản ghi âm đã được chuyển đến Thời báo Đại Kỷ Nguyên, mặc dù nó được thực hiện vào ngày 13 tháng Chín năm 2006, khi Bộ trưởng Thương mại Bạc tháp tùng Thủ tướng Ôn Gia Bảo đến thăm Hamburg, Đức. Trong cuộc nói chuyện qua điện thoại với một người tự xưng là Bí thư thứ Nhất của Đại sứ quán Trung Quốc tại Đức, Bạc thừa nhận Giang đã ra lệnh để mở đường cho hoạt động thu hoạch nội tạng sống.

Nghe băng ghi âm cuộc điện thoại (file audio bằng tiếng Trung, phần dưới là nội dung lời thoại )

Khách sạn: Xin chào, đây là Atlantic Kempinski Hamburg, tôi là David Monte. Tôi có thể giúp gì cho ông?

Bí thư thứ Nhất: Xin chào. Xin hãy nối máy tới phòng số năm…, không, phòng số 452.

Khách sạn: Xin cho tôi biết tên của vị khách đó

Bí thư thứ nhất: Bạc

Khách sạn: Xin hãy đợi.

Bạc: Xin chào, ai đấy?

Bí thư thứ Nhất: Ngài có phải là Bộ trưởng Bạc Hy Lai không?

Bạc: Ai đấy?

Bí thư thứ Nhất: Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán.

Bạc: Ồ

Bí thư thứ Nhất: Tôi có việc khẩn. Ngày hôm nay Bộ ngoại giao Đức đã liên hệ với chúng tôi, yêu cầu làm rõ một số việc.

Bạc: Ồ

Bí thư thứ Nhất: Câu hỏi là, khi còn là Chủ tịch tỉnh Liêu Ninh, ông hay là Giang Trạch Dân đã ra lệnh thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công. Câu hỏi này được đưa ra vì nó liên quan đến cuộc gặp ngày mai.

Bạc: Là Giang.

Bí thư thứ Nhất: Các quan chức của Bộ ngoại giao Đức muốn xác minh điều này. Họ nói nếu ông có liên quan, cấp độ cuộc gặp ngày mai có thể thay đổi. Điều này là vì Pháp Luân Công đã trình một… (bị cắt ngang bởi Bạc)

Bạc: Dừng lại, anh có thể hỏi Đại sứ Mã [Đại sứ Trung Quốc ở Đức] để giải quyết vấn đề.

Bí thư thứ Nhất: Cái này rất gấp. Bởi vì các giấy tờ đã được gửi đi chiều nay, họ đã gửi lại cho chúng tôi một thông báo chính thức… (Bị Bạc ngắt lời)

Bạc: Anh cần nói chuyện với Đại sứ Mã, không phải tôi. Anh ta không thể xử lý chuyện này à?

Người cung cấp bản ghi âm nói rằng quân đội, công an, các bệnh viện, nhà tù, trại lao động, và Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Trung Quốc, tất cả đều dính líu đến mổ cướp nội tạng sống.

Chủ động tham gia bức hại

Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại có hệ thống chống lại Pháp Luân Công vào tháng Bảy năm 1999. Ban đầu, quyết định đàn áp môn tu luyện đang rất phổ biến này không được chấp nhận rộng rãi bởi thành viên trong Đảng Cộng sản. Nhận thấy lợi ích sức khỏe do Pháp Luân Công mang lại và thành công trong việc nâng cao tiêu chuẩn đạo đức xã hội, nhiều người thuộc chính quyền, gồm Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các quan chức cấp tỉnh, và các viên chức, đã chần chừ trong việc thực hiện chính sách bức hại mới được đưa ra.

Nhưng Giang không bỏ cuộc. Trong chuyến công du đến tỉnh Liêu Ninh, ông ta nói với Bạc, nguyên thị trưởng của thành phố Đại Liên, vào tháng Tám năm 1999, “Ông nên đối xử cứng rắn với Pháp Luân Công. Ông sẽ có lá bài thăng chức.” Do đó, Bạc đã mở rộng các nhà tù và hệ thống trại lao động và cũng đồng thời xây thêm nhiều cơ sở mới ở Đại Liên.

Nhiều người trong số các học viên Pháp Luân Công, đi đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công đã bị đưa đến nhà tù và các trại cải tạo mới được xây dựng. Bạc cũng ra lệnh cho các cấp hành pháp đánh đập và giết hại các học viên. Ngoài ra, Bạc đi đầu trong việc thu hoạch nội tạng và tiêu bản người ở Đại Liên thông qua việc thực hiện chính sách “hủy hoại thân thể các học viên” của Giang.

Bạc nhanh chóng được đề bạt lên làm Phó Bí thư tỉnh Liêu Ninh, sau đó là phó Chủ tịch, và cuối cùng là Chủ tịch. Người ta tin rằng lý do mà ông ta được thăng chức nhanh chóng chính là vì ông ta có vai trò tích cực trong việc bức hại Pháp Luân Công.

Ngoài ra, ông ta đã dành khoảng một tỷ Nhân dân Tệ vào việc nâng cấp các nhà tù ở tỉnh Liêu Ninh, trong đó riêng trại Mã Tam Gia khét tiếng nhận được 500 triệu, vì vậy nó được xây dựng thành một trại lao động “mẫu” cho việc tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Theo đó, thành phố Thẩm Dương trở thành một trong những địa điểm trọng yếu trong quá trình thu hoạch nội tạng sống, trong khi Đại Liên trở thành trung tâm bảo quản thi thể.

Mã Tam Gia: Niềm tự hào và lạc thú của tội ác

Một báo cáo điều tra mang tên “Ra khỏi Mã Tam Gia,” đã được công bố vào ngày sáu tháng Tư năm 2013. Mặc dù một số người đã bắt đầu nhận ra sự tàn bạo của Mã Tam Gia, báo cáo này đã cung cấp nhiều chi tiết mà trước đây công chúng chưa từng được biết. Một số cơ quan báo chí hải ngoại, bao gồm The Associated PressThời báo NewYork, đã đưa tin này, qua đó chỉ trích sự tra tấn tàn bạo đồng thời so sánh nó với trại tập trung của Phát-xít.

Nhiều học viên đã trải qua môi trường tàn ác ở Mã Tam Gia. Vương Vân, học viên ở thành phố Đại Liên đã phải chịu nhiều hình thức tra tấn tại Đội số Một của trại lao động. Cô bị sốc dùi cui điện vào ngực, khiến cho bị lở loét nghiêm trọng. Cô đã chết vào tháng Bảy năm 2006.

Học viên Tín Thục Hoa ở thành phố Bản Khê đã phơi bày sự tàn bạo tại Đội số Hai của Mã Tam Gia. Lính canh đã cưỡng bức nữ học viên và đánh đập dã man vào bộ phận sinh dục của họ. Lính canh cũng buộc một số bàn chải đánh răng vào nhau, chà mạnh từ trong ra ngoài bộ phận sinh dục của học viên với đầu bàn chải hướng ra ngoài. Lính canh cũng nhét dùi cui điện vào đó.

Đỗ Bân, một nhà quay phim hợp đồng của Thời báo New York, đã sản suất một phim tài liệu có tựa đề Trên đầu những Bóng ma: Những phụ nữ ở trại lao động Mã Tam Gia. Học viên Lưu Hà đã kể lại trải nghiệm của cô: Cô đã bị buộc phải đắp những tấm chăn dày dưới ánh nắng mặt trời thiêu đốt, và ngồi hoặc ngồi xổm trên băng mà chỉ mặc quần áo mỏng trong thời tiết lạnh. Hậu quả của việc tra tấn là, miệng và cơ quan sinh dục của cô bị chảy nhiều máu. Cô ví nhà tù Mã Tam Gia là một trại giam đẫm máu.

Vì sự tàn bạo và hành động tước đoạt tín ngưỡng của các học viên, Mã Tam Gia được chọn là Cơ sở hình mẫu của toàn quốc. Giang và Bạc đã trao tặng cho nó vô số giải thưởng để vinh danh, và Đội trưởng số Hai, Tô Cảnh có lần đã được nhận 50.000 tệ từ Bắc Kinh trong khi Đội phó Thiệu Lực nhận được 30.000 tệ. Các quan chức khác cũng nhận được rất nhiều giải thưởng.

Ngoài Mã Tam Gia, nhà tù Đại Bắc và vài trại lao động khác (Trương Sĩ, Long Sơn, Đại Liên) cũng trở nên nổi tiếng vì tra tấn các học viên. Vậy nên, tất cả các điểm này đều chịu sự giám sát của Bạc.

Thu hoạch nội tạng sống

Bạc bắt đầu kinh doanh nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn sống ở thành phố Đại Liên, và các nơi khác đã sớm làm theo, qua đó tạo nên nguồn lợi nhuận khổng lồ. Kết quả là, quân đội, trại lao động, nhà tù, và các trại tạm giam đã cấu kết với nhau, tạo nên một chuỗi cung cấp cho hoạt động buôn bán nội tạng.

Vương Lập Quân là phó Giám đốc công an thành phố Cẩm Châu từ tháng năm 2003 tới tháng Sáu năm 2008. Ông ta đã xây dựng một trung tâm nghiên cứu tâm lý và nhận giải thưởng Quang Hoa cho những đóng góp của mình. Khi nhận thưởng, Vương nói rằng kết quả đó dựa trên “hàng nghìn nghiên cứu tại chỗ” và “làm việc nhóm của nhiều người”. Dựa trên những con số này, thì hàng nghìn vụ mổ cướp nội tạng sống đã được thực hiện trong vòng ba năm sau khi tổ chức này thành lập.

Theo số liệu được công bố, từ 1994 đến 2000, có 18.000 ca phẫu thuật cấy ghép được thực hiện. Nhưng con số này tăng lên nhanh chóng và chỉ trong năm 2005 có tới 20.000 ca cấy ghép được thực hiện. Trong báo cáo điều tra có tựa đề Tạng Nhà nước, Ethan Gutmann phát hiện rằng hoạt động buôn bán nội tạng đạt đỉnh cao vào năm 2006, và kết quả của hoạt động thu hoạch nội tạng sống năm 2008 là ít nhất 65.000 học viên đã bị giết.

Các vụ kiện trên khắp thế giới

Tháng Mười Một năm 2003, 41 học viên ở sáu quốc gia đã kiện Bạc tại tòa án tối cao Đức. Bản cáo buộc bao gồm tội diệt chủng, các hoạt động chống nhân loại, và tra tấn.

Với tư cách Bộ trưởng Thương mại, ngày 20 tháng Tư năm 2003, Bạc đã tháp tùng phó Thủ tướng Ngô Nghi đến thăm Mỹ. Ngày tiếp theo, một số tổ chức phi chính phủ đã viết thư tới cơ quan An ninh Nội địa Mỹ yêu cầu trục xuất Bạc về nước. Sau đó, trong ngày thứ ba của ông ta ở Mỹ, Bạc đã có trát gọi hầu tòa vì bức hại Pháp Luân Công.

Ngày Năm tháng Mười Một năm 2007, Bạc bị kết án bởi Tòa án bang NSW ở Australia. Các học viên là bên thắng kiện, Bạc không tham gia vụ xử.

Tháng Mười Một năm 2009, năm quan chức (Giang Trạch Dân, La Cán, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm, Ngô Quan Chính) đã bị triệu tập do bị kiện về những tội ác đã gây ra. Cáo trạng bao gồm tội diệt chủng và tra tấn.

Cho đến nay, hơn 30 quan chức đã bị kiện ở nhiều nước vì tội ác chống lại loài người, diệt chủng, và/hoặc tra tấn. Riêng Bạc bị kiện ở gần 30 nước.

Với việc Bạc đang bị điều tra, việc thêm nhiều người nữa sẽ bị phơi bày trước công lý và bị trừng phạt vì những tội ác của mình chỉ còn là vấn đề thời gian.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/31/薄熙来录音曝光-揭中共掩盖的黑幕-278889.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/17/142061.html

Đăng ngày 24-09-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share