[MINH HUỆ 29-8-2013]  Vào tháng Sáu năm 2013, tại Heidelberg, Đức, Hiệp hội nhân quyền quốc tế (IGFM) đã phát động một chiến dịch quốc gia mang tên “Chấm dứt mổ cướp nội tạng”. Sau đó, nhiều cuộc kháng nghị đã được tổ chức thành công ở nhiều thành phố bao gồm Freiburg, Stuttgart, Munich, và Nuremberg.

Mục đích của chiến dịch nhằm nêu bật tội ác mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống ở Trung Quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và thuyết phục chính phủ các nước phương Tây có biện pháp cứng rắn ngăn chặn công dân nước mình đến Trung Quốc để cấy ghép tạng.

Nhà hoạt động nhân quyền, ông Koerper, phát biểu tại cuộc kháng nghị

Khách qua đường ký thỉnh nguyện lên án hoạt động mổ cướp tạng của ĐCSTQ

Chủ tịch Đảng Xanh bang Hamburg, bà Fegebank, phát biểu tại cuộc kháng nghị

Vào ngày 27-28 tháng Tám, IGFM đã tổ chức buổi kháng nghị thu thập chữ ký ở trung tâm Hamburg và Bremen. Chủ tịch Đảng Xanh của bang Hamburg, bà Katharina Fegebank, đã tham dự sự kiện ở thành phố quê hương và đọc diễn văn.

“Tôi thấy dựng tóc gáy khi được biết rằng nội tạng bị cướp đi từ những cơ thể người đang sống,” bà Fegebank bày tỏ, “đặc biệt khi mà nạn nhân chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công… Chúng tôi đã và đang theo sát vấn đề này và giữ liên lạc thường xuyên với đại diện của Pháp Luân Công”.

“Khi thúc đẩy mối quan hệ kinh tế chính trị [với Trung Quốc], chúng ta phải hết sức chú ý xem liệu nhân quyền của Trung Quốc có được tôn trọng và bảo vệ hay không. Tôi thường cảm thấy rằng vấn đề này chưa được quan tâm đầy đủ.”

Trong bài diễn văn, bà Fegebank cảm ơn các học viên Pháp Luân Công vì “những nỗ lực hàng ngày của họ để cải thiện nhân quyền.”

Bà rất vui mừng vì một cuộc kháng nghị của IGFM đã được tổ chức ở Hamburg và hy vọng các học viên Pháp Luân Công vẫn tiếp tục vững vàng khi đối mặt với tội ác tàn bạo đang diễn ra ở Trung Quốc. “Mổ cướp tạng là một chủ đề mà chúng ta cần thúc đẩy nhiều nỗ lực để tiếp tục giải quyết,” bà nói.

Vào năm 2006, thành viên hội đồng IGFM và chuyên gia kinh tế Trung Quốc, Man Yang Wu, đã nói rằng cuộc điều tra bí mật về vấn đề mổ cướp tạng mà Trung Quốc bị cáo buộc do hai ông David Kilgour và David Matas thực hiện đã cung cấp những bằng chứng tích cực cho thấy tội ác này thực sự đang diễn ra ở đó.

“Mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc được thực hiện bởi toàn bộ bộ máy nhà nước vì mục đích lợi nhuận,” Ông Wu nói. “Mặc dù mổ cướp nội tạng xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, theo như tôi biết, chỉ có ở Trung Quốc mới có một hệ thống được xây dựng hoàn chỉnh liên quan đến công an, quân đội, trại lao động, toàn bộ hệ thống tòa án và các bệnh viện lớn của nhà nước.”

“Theo ĐCSTQ, Trung Quốc thực hiện 12.000 ca ghép tạng mỗi năm. Nguồn tạng được cho là lấy từ cơ thể của những tử tù. Tuy nhiên, Đảng thừa nhận rằng, trung bình hàng năm chỉ có 1.700 tù nhân bị hành quyết. Thế thì Đảng giải thích thế nào về việc 1.700 người có thể cung cấp tạng cho 12.000 ca cấy ghép mỗi năm?”

“Chúng tôi sẽ khởi xướng một dự thảo giữa các chính trị gia của Đức để ngăn chặn hoặc hạn chế ‘du lịch ghép tạng’ ở Trung Quốc,” thành viên hội đồng IGFM, Hubert Koeper, nói trong bài diễn văn kháng nghị của mình.

Ông cũng gợi ý IGFM đưa ra bốn đề nghị:

1)      Gửi một phái đoàn điều tra quốc tế độc lập đến Trung Quốc để điều tra nguồn gốc của hàng chục nghìn nội tạng và việc giết hàng loạt tù nhân chính trị.

2)      Xây dựng luật và các quy định phù hợp để ngăn chặn du khách Châu Âu đến và rời khỏi Trung Quốc để ghép tạng.

3)      Cắt đứt hợp tác giữa các bệnh viện Châu Âu và các tổ chức đại diện của ghép tạng Trung Quốc, gồm cả việc đào tạo các bác sỹ Trung Quốc thuộc chuyên ngành phẫu thuật cấy ghép ở Đức.

4)      Yêu cầu các công ty bảo hiểm ở Đức và Châu Âu không thanh toán chi phí cho bất kỳ ca cấy ghép tạng nào được thực hiện ở Trung Quốc Đại Lục.

Ngoài ra, ông đề nghị rằng không nên xuất khẩu sang Trung Quốc thuốc men và các thiết bị y tế cần thiết cho phẫu thuật cấy ghép tạng, như thuốc để loại bỏ phản ứng đào thải.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/29/德绿党领袖关注中共活摘法轮功学员器官罪行(图)-278812.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/5/141840.html

Đăng ngày 13-09-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share