[MINH HUỆ 13-08-2013] Bài chia sẻ này ghi lại kinh nghiệm tu luyện của tôi trong quá trình làm tình nguyện cho Nghị quyết 281 của Hạ Viện Hoa Kỳ, lên án nạn mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm một cách có hệ thống và được nhà nước khuyến khích tại Trung Quốc, chủ yếu bao gồm các học viên Pháp Luân Công và các nhóm người thiểu số khác.

Loại bỏ nghi tâm lúc đầu

Không lâu sau khi Nghị quyết 281 của Hạ viện Hoa Kỳ được đưa ra vào ngày 27 tháng 07 năm 2013, các điều phối viên ở khu vực Washington đã tổ chức các buổi tập huấn cuối tuần để giúp chúng tôi tìm sự bảo trợ của các Nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ và các cơ quan liên quan khác.

Ngay khi đọc những bức thư điện tử báo cho mọi người biết một Nghị quyết sắp được ban ra, tôi liền nghĩ: “Mình sẽ tham gia hạng mục này.”

Tôi đã không tham dự buổi tập huấn đầu tiên nên dự định sẽ tham dự buổi tập huấn thứ hai. Tuy nhiên, đến ngày hôm đó, tôi cảm thấy lười biếng vì buổi chiều thật nóng bức. Tôi tự nhắc nhở bản thân: ”Mình đã quyết định tham gia hạng mục này. Mình phải đi thôi.” Tôi bước ra khỏi nhà nhưng một niệm khác lại xuất ra: ”Lại một Nghị quyết khác… Chỉ là một Nghị quyết khác mà thôi. Chẳng phải đã có nhiều Nghị quyết rồi? Chúng có hữu ích chút nào không nhỉ?”

Vì không nhận được thông báo nhắc nhở nên tôi bắt đầu gọi điện cho các điều phối viên và hỏi có chắc rằng buổi tập huấn sẽ diễn ra không, để tôi không lãng phí chuyến đi của mình. Cuối cùng tôi đã tới với suy nghĩ không chắc chắn về tầm quan trọng và giá trị của nó.

Tôi đã học được rất nhiều từ khoá huấn luyện. Khi điều phối viên tóm tắt cho chúng tôi về những chất vấn và phản biện có thể xảy ra, anh nói rằng một số văn phòng có thể sẽ hỏi liệu Nghị quyết này có thực sự giúp được gì không. Khoá tập huấn và chia sẻ này đã giúp tôi nâng cao tâm tính ngay lúc đó.

Tôi nghĩ rằng: “Đó chẳng phải thắc mắc của tôi sao? Người ta thường hỏi những điều tương tự với những gì chúng ta đang tự hỏi.” Vì vậy tôi tự nhủ: “Đúng vậy, Nghị quyết này thật sự hữu ích. Trong suốt quá trình, chúng tôi có thể cứu nhiều người. Đó là những ai ký tên ủng hộ Nghị quyết, các nhân viên Quốc hội biết rõ chân tướng và các Nghị sĩ Quốc hội đồng ý bảo trợ. Đây là cơ hội tuyệt vời để chúng ta tu luyện và cứu độ chúng sinh, một cơ hội quý giá vào thời khắc cuối cùng của Chính Pháp! Tôi phải nỗ lực hết mình.”

Vượt qua sự trì trệ

Tôi đã không làm việc cho chính phủ trong vài năm. Gián cách giữa các học viên trong quá khứ, những quan niệm và chấp trước của người thường tích tụ lại đã khiến việc cải thiện tâm tính của tôi trở nên chậm chạp, điều này cũng khiến tôi lâm vào trạng thái trì trệ. Mặc dù tôi đã tham gia khoá tập huấn, bước đầu tiên cũng đã rất khó khăn.

Cuối cùng tôi cũng có một ngày nghỉ vào thứ 6 và đã tham gia nỗ lực thu thập chữ ký ở trung tâm Washington D.C. Nhiều năm trước, khi còn học cao học, tôi không gặp khó khăn gì trong việc thu thập chữ ký trên đường phố. Tôi nhận ra bây giờ sau nhiều năm tham gia cái gọi là “các dự án quan trọng hơn”, kỹ năng cơ bản của tôi trong việc giao tiếp trực diện với người khác đã bị kém đi! Tôi cảm thấy xấu hổ, nhưng tôi thực sự biết ơn Sư phụ đã cho cơ hội thấy sai lầm của bản thân để sửa chữa.

Càng tích cực giao tiếp với người qua đường, tôi càng trải nghiệm được năng lượng to lớn và sự thần thánh trong những hành động đơn giản như việc xin chữ ký.

Khi một người ký tên vào Nghị quyết 281, tôi biết họ đã được cứu. Trong quá khứ, tôi đã không tu tốt phương diện này nên không biết chắc một người có thể được cứu hay không sau khi làm việc đó. Nay Sư phụ đã giúp tôi biết rõ điều đó. Tôi biết điều đó là đúng.

Tôi cũng biết rõ nên thúc đẩy hay dừng lại, nài nỉ thêm vài giây hay để họ bỏ đi nếu đó không phải là thời điểm tốt đối với họ. Tâm từ bi đã mở rộng trí huệ và cho phép tôi kết nối với mọi người xung quanh mình, điều mà trước đây tôi không thể làm được.

Một nam thanh niên đi qua nhưng đã quay lại chỗ chúng tôi. Anh nói với tôi rằng mình đã từng làm một số nghiên cứu về Pháp Luân Công và muốn ký tên vào bản thỉnh nguyện. Tôi nói rằng tôi đã thấy anh khi anh đi qua đường. Nhưng trông anh có vẻ đang bận nên tôi đã không bắt chuyện. Anh ấy nói rằng đang chuẩn bị đi ra khỏi thành phố nhưng vẫn muốn ký tên. Chúng tôi đã có một cuộc trao đổi dài về Pháp Luân Công.

Sau đó, anh đã gửi thư điện tử cho tôi và nói rằng: “Tôi nghĩ là anh sẽ rất vui khi biết rằng tôi vừa nói chuyện với một thành viên của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa kỳ, và cũng thuộc tiểu ban phụ trách các vấn đề liên quan đến châu Á, nhân quyền …” Anh đã kể kết quả mà anh nhận được. Cuộc nói chuyện rất hữu ích. Việc này đã nhắc nhở tôi rằng đã đến lúc phải buông bỏ quan niệm của tôi về các hạng mục “quan trọng”. Tôi đã quá chấp trước vào một số hạng mục nhất định. Dù ở trên đường phố hay ở một sự kiện lớn, tâm muốn cứu chúng sinh của tôi đều không nên có sự khác biệt.

Nâng cao phối hợp

Với chính niệm được củng cố, tôi bắt đầu tình nguyện tham gia những buổi hẹn gặp tại các văn phòng Quốc hội.

Lúc đầu, tôi có chút do dự. Sau đó tôi nhận ra mỗi khi mình do dự, cơ hội sẽ biến mất. Khi tôi muốn chắc rằng cuộc sống bình thường của tôi được ổn thỏa trước, các học viên khác liền tình nguyện cho buổi gặp mặt mà tôi đã dự định tiến hành. Điều này cho tôi thấy sự cấp bách trong tu luyện và cứu người!

Là người gốc Hoa, tôi có chấp trước vào khả năng tiếng Anh của mình và các kỹ năng người thường khác.

Trong quá khứ, tôi thường xem nhẹ vị điều phối viên phụ trách khách VIP. Lần này, tôi đã cùng anh ấy đi đến hai buổi hẹn và cố gắng học hỏi kinh nghiệm từ anh vì tôi đã không làm việc cho chính phủ trong nhiều năm. Khi trở nên khiêm nhường, tôi thấy ở anh nhiều điều tốt. Tiếng Anh, cách cư xử và bề ngoài của anh đã tốt hơn rất nhiều. Anh biết nhiều số liệu và sự thật nên đã có thể giảng chân tướng một cách có hệ thống. Sau đó, tôi thấy anh tiến hành nhiều cuộc hẹn đến mức tôi lo lắng không biết làm sao anh ấy có thể sắp xếp công việc của mình. Nhưng cuối cùng tôi nhận ra hẳn là anh ấy đã làm tốt công việc của mình nên lãnh đạo của anh đã sắp xếp cho anh nhiều thời gian nghỉ.

Khi tôi quan tâm nhiều hơn nữa về việc cứu độ chúng sinh thông qua Nghị quyết 281, tôi bắt đầu chia sẻ tại buổi học Pháp hàng tuần và viết thư điện tử cho nhóm tại địa phương để khuyến khích họ tham gia hạng mục. Tôi nói chuyện với nhiều học viên nói tiếng Anh hơn để nhờ họ chia sẻ công việc.

Tôi gọi người điều phối và đề xuất một số ý kiến. Nhưng tôi không nhận được hồi âm nào. Một đêm nọ, khi một người điều phối gọi điện cho tôi để hẹn gặp vào ngày hôm sau, tôi đã không vui: “Anh thậm chí còn không trả lời điện thoại tôi. Bây giờ cần tôi nên anh mới gọi cho tôi nhiều lần!”

Sau đó tôi tự nhủ: “Chẳng phải mình đã gửi thư điện tử cho nhiều người chia sẻ rằng chúng ta cần tập trung vào hiệu quả thay vì cách làm của người điều phối? Chẳng phải mình đã phạm sai lầm giống như những gì mình thấy rất rõ ở người khác?” Tôi liền gạt bỏ trạng thái không đúng của bản thân.

Tuy nhiên, tôi bắt đầu cảm nhận sự bất thuần trong thư điện tử mình gửi cho nhóm học viên địa phương. Tôi không biết chính xác nó là gì. Sau đó, tôi đọc một bài chia sẻ trên Minh Huệ Net về cảm xúc. Tôi nhận ra rằng động cơ của tôi đã trộn lẫn với cảm xúc. Cảm xúc bao gồm phần thiện và phần ích kỷ. Khi tôi không được hồi âm điện thoại, khi ý kiến tốt của tôi không được ghi nhận, ma tính của tôi trỗi dậy.

Tôi tự nhủ với mình: “Hãy nhớ rằng mình đang làm vì điều gì và ta đang làm cho ai?” Sau đó tôi không còn viết thư điện tử nhiều như vậy cho học viên địa phương nữa mà tự mình nỗ lực nhiều hơn.

Duy trì mối quan hệ là rất quan trọng

Ví dụ, ngoài việc liên hệ lại với các văn phòng mà tôi từng gặp mặt thông qua thư điện tử và điện thoại, tôi cũng đã tới thăm họ. Một buổi trưa, tôi thăm vài văn phòng sau một buổi hẹn. Lúc đó đã quá trưa, nhân viên tiếp tân hầu như đã đi khỏi.

Lúc đầu, tôi nói chuyện với một người phụ nữ và hỏi gặp người Trợ lý Lập pháp (Legislative Assistant). Tôi đã cố gắng đặt một cuộc hẹn với người này. Đây là một văn phòng ở khu vực trung tâm địa phương chúng tôi. Người Trợ lý Lập pháp tôi cần gặp không có mặt nhưng một người phụ nữ bước ra và nói: “Tôi là người phụ trách nhân viên ở đây.” Tôi nhận ra mình đã không đủ từ bi. Tôi đã có nhiều buổi gặp gỡ nhưng lại coi chúng như công việc theo thủ tục. Tôi đã lãng phí cơ hội mà Sư phụ ban cho.

Tôi đã điều chỉnh lại tâm thái này của mình

Ở những nơi tiếp theo, tôi đã tình cờ gặp vị nữ Nghị sĩ Quốc hội trong khi chờ gặp người Trợ lý Lập pháp của bà. Tôi đã có thể nói chuyện riêng với người Trợ lý Lập pháp và sắp xếp một buổi hẹn sau một lúc trò chuyện. Tôi đã có trải nghiệm về sự thần kỳ của Đại Pháp. Chỉ có người tu luyện chân chính và kiên định mới có thể thấy được vẻ đẹp và sự vĩ đại của tu luyện.

Sự phối hợp theo nhóm giữa các học viên ở Washingotn D.C. Và các học viên tại các khu vực quốc hội đã có hiệu quả tích cực.

Tại một bang tôi tham gia giúp đỡ, học viên từ bang đó đã liên tục gửi thư điện tử kèm các chữ ký và gọi điện cho văn phòng [của khu vực quốc hội]. Một lần, tôi đã đưa 800 chữ ký tới một văn phòng. Trợ lý Lập pháp rất bận rộn và đã không trả lời yêu cầu gặp mặt hay những cuộc gọi điện thoại trong một thời gian. Khi nhận 36 trang chữ ký từ tôi, ông đã hẹn gặp tôi vào cùng ngày hôm đó. Khi tôi quay lại văn phòng đó, tôi thấy ngạc nhiên vì có một nhân viên khác tiếp đón tôi: “Xin chào, có phải bạn từng ghé văn phòng rồi đúng không? Chẳng phải bạn có một cuộc hẹn ở đây để nói về nạn mổ cướp nội tạng sao?” Với kinh nghiệm có hạn, tôi chưa bao giờ gặp một người tiếp tân nhiệt tình như vậy ở Quốc hội. Khi tôi hỏi vì sao họ nhớ tôi, và quan trọng hơn nữa là vấn đề tôi muốn đề xuất, họ nói: “Chúng tôi đã nhận rất nhiều thư điện tử.” “Chúng tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại từ khu vực quốc hội của mình.”

Tôi biết rằng dù mình có mặt ở đây nhưng thành công đạt được là nhờ sự đóng góp của các học viên ở các địa phương. Việc họ làm thực sự đóng một vai trò quan trọng dẫn tới thành công.

Trong suốt quá trình nỗ lực, tôi luôn nhớ lời Sư phụ giảng trong kinh văn “Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô  New York năm 2013 (Phần hỏi đáp):”

“Giảng chân tướng, ở đâu đều có thể giảng, đừng nhắm vào chính phủ hay đoàn thể nào, đừng có lối nghĩ ấy, rất nhiều lúc đều vì cái tâm này, mà con đường bị ngăn trở. Như mọi người biết, chúng ta là cứu người, cứu người là cứu gì? Nhân tâm. Cho nên chỉ nhắm vào nhân tâm, nhắm vào cá nhân, không được nhắm vào đoàn thể.”

Tôi đã tập trung vào việc giảng chân tướng trong các buổi gặp gỡ, thu phục nhân tâm, điều này tốt hơn việc chỉ cố gắng tìm những người bảo trợ cho Nghị quyết.

Rõ ràng là những nghị sĩ có phản hồi tích cực đối với những cử tri có chuẩn bị tốt và thực sự có mối quan tâm sâu sắc. Tôi nhận ra miễn là tôi buông bỏ được chấp trước và làm việc một cách chuyên nghiệp, chu đáo, nó sẽ tạo ra một sự khác biệt to lớn.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/8/13/141540.html

Đăng ngày 11-09-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share