Bài viết của phóng viên Minh Huệ Hoàng Vũ Sinh tại Đào Viên, Đài Loan

[MINH HUỆ 25-07-2013] Trong xã hội hiện đại, mối quan hệ giữa người với người thường rất căng thẳng. Một số người không thể hòa thuận với những người xung quanh, một số khác gặp khó khăn trong việc hòa hợp với lãnh đạo và đồng nghiệp. Một số người cao tuổi tranh cãi với vợ hoặc chồng của mình, và còn nhiều ví dụ khác nữa.

Chị Nguyệt (trái) và Huệ Mĩ (phải), dù đã ngoài 60 nhưng vẫn khỏe mạnh và thư thái. Họ đều có gia đình hạnh phúc

Người xưa có câu: “Gia hòa vạn sự hưng.” Nhưng trong xã hội hiện đại, chúng ta ngày càng gặp nhiều cặp vợ chồng không hòa thuận, thậm chí ngoại tình hoặc ly hôn. Hai người phụ nữ tu luyện Pháp Luân Công ở một điểm luyện công tại Đài Loan là ví dụ sống cho sự kì diệu của Pháp Luân Đại Pháp. Họ có thể đối đãi với những căng thẳng trong gia đình với thái độ tích cực, và gia đình họ sống rất hạnh phúc. Chúng tôi xin được chia sẻ với các bạn câu chuyện của họ.

Chị Nguyệt

Chị Nguyệt đã gần 60 tuổi. Chị bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công vào năm 2008. Trước đó, chị tập một loại khí công khiêu vũ trong công viên. Một lần không may chị bị bong gân và không thể khiêu vũ được nữa. Một người hàng xóm của chị, đã tập luyện Pháp Luân Công được gần ba tháng, và cũng từng tập khí công khiêu vũ với chị trước đây, nói rằng: “Pháp Luân Công rất tốt, hay chị cùng tập với chúng tôi đi?” Hôm sau chị Nguyệt đến công viên để học các bài công pháp Pháp Luân Công, và cảm thấy rằng chúng rất tốt. Chị đã mua một cuốn Chuyển Pháp Luân và bắt đầu tập luyện.

Thực sự vứt bỏ buồn phiền tích lũy trong lòng

Chị Nguyệt là một người hòa nhã. Chị nói: “Tâm tính của tôi đã đề cao rất nhiều kể từ khi tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công.” Nhờ học Pháp, chị nhận ra rằng chỉ bằng cách buông bỏ cay đắng buồn phiền tích lũy trong lòng mình thì chị mới có thể cảm nhận được niềm vui bình dị và thanh khiết. Chị Nguyệt đã từng có khuynh hướng trầm cảm vì mối quan hệ căng thẳng với chồng. Bác sĩ đã từng cảnh báo chị về điều này.

Chị Nguyệt cũng là một người con dâu hiếu thảo. Mẹ chồng của chị bị bệnh đái đường và chuyển đến sống với gia đình chị. Chị chăm sóc bà rất tốt và không một chút phàn nàn. Chị đã chăm sóc mẹ chồng hàng đêm trong 6 tháng. Chị chuẩn bị đồ ăn ngon cho bà, đo lượng đường trong máu, và làm vệ sinh cho bà. Điều này khiến người giúp việc bán thời gian rất cảm động và cô ấy cũng làm việc chăm chỉ hơn. Em trai và em gái chồng chị cũng rất cảm động.

Tuy nhiên, lúc đó chồng chị lại đang ngoại tình. Thậm chí anh ấy còn cáu giận với chị Nguyệt. Hàng xóm và người giúp việc đều thông cảm với chị nhưng đều cười chê chị quá ngốc. Chồng chị muốn ly hôn. Em trai và em gái anh ấy nói rằng: “Chúng em muốn chị dâu ở lại, anh mới là người phải đi.”

Chị Nguyệt đã từng muốn bỏ nhà đi. Nhưng nghĩ đến mẹ chồng không có người chăm sóc, nên chị đã ở lại. Chị không thù ghét chồng mình mà còn chăm sóc tốt cho anh ấy.

Trước đây khi gặp chuyện không vui, chị thường giữ trong tâm. Sau khi tu luyện, chị nhận ra chỉ cần chiểu theo lời Sư phụ dạy thì rất dễ dàng xả bỏ những chuyện không vui trong lòng. Chị lấy thiện đối đãi với mọi thứ, và tất cả đều được thiện giải. Một hôm chị tranh cãi với chồng, cảm thấy rất buồn. Khi chị học Pháp, chị đã đọc một đoạn nói về nhìn nhận mọi việc dưới quan điểm của một người tu luyện. Nỗi buồn của chị đã nhanh chóng biến mất. Chị nhận ra rằng chị thật may mắn là một đệ tử Đại Pháp.

Lấy thiện niệm đối đãi người khác, gia đình hòa hợp hơn

Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, chị Nguyệt đã dần dần hòa hợp với em dâu hơn. Chồng chị đến từ Miêu Lật. Anh ấy có hai anh em trai. Vào tiết thanh minh thờ cúng tổ tiên, anh và anh em trai thường phải đóng góp chi phí cho lễ thờ cúng. Một lần vào tiết thanh minh, chị Nguyệt đã đưa tiền cho cô em dâu. Nhưng khi bố chồng hỏi về chuyện đóng tiền, cô em dâu lại nói trước cả gia đình: “Không sao, chị Nguyệt không cần phải đưa tiền cho em đâu.” Chị Nguyệt đã không hề vặn lại lời nói dối của cô em dâu, mà nói với bố chồng: “Được, vậy lát nữa con sẽ đưa tiền cho cô ấy.” Một cô em dâu khác biết rằng chị Nguyệt đã đưa tiền cho cô em dâu kia nên không thể im lặng và nói: “Sao chị không nói là chị đưa tiền cho cô ấy rồi?” Chị Nguyệt đã không trả lời gì mà chỉ cười. Chị nhớ rằng Sư phụ yêu cầu người tu luyện phải lấy thiện đãi người. Cô em dâu vẫn còn trẻ, và để giữ thể diện cho cô ấy, để giữ hòa khí cho gia đình, chị Nguyệt đã không phàn nàn gì.

Vứt bỏ tâm sợ hãi

Chị Nguyệt nói rằng chị cảm thấy Sư phụ luôn ở bên cạnh bảo hộ cho chúng ta. Chị Nguyệt đã từng sợ chó. Một hôm khi chị đang treo một tấm băng-rôn ở một điểm luyện công, hai con chó không biết từ đâu ra chạy về phía chị. Trong quá khứ chị sẽ chạy ngay. Nhưng lần này chị vẫn chú tâm vào cái băng-rôn cho đến khi nó được gắn chắc chắn. Trong khi đó mấy con chó quay ra nhảy vài vòng trước mặt chị rồi chạy đi mất.

Một hôm khi chị đạp xe đi chợ, thiếu chút nữa chị đã đâm phải một chiếc xe đạp đang lao nhanh về phía chị. Một nguồn lực kỳ lạ nào đó đã dịch chuyển chiếc xe đạp của chị đi một chút, tránh cho chị một vụ tai nạn. Chị đã không sợ hãi chút nào, và biết rằng Sư phụ đang bảo hộ cho mình.

Gia đình ủng hộ chị chứng thực Pháp

Chị Nguyệt đã thoát ra khỏi sự trầm cảm nhờ tập luyện Pháp Luân Công, và bắt đầu sống theo các nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Những người xung quanh thấy được sự kỳ diệu của Đại Pháp từ những hành xử của chị. Một số người đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.

Một người em dâu của chị Nguyệt ở Vân Lâm bị bệnh viêm khớp mãn tính, và bắt đầu tập Pháp Luân Công. Sau đó cô ấy thậm chí còn chủ động chăm sóc cho người cha đã cao tuổi. Một người em dâu khác sống ở Thổ Thành cũng đã tập Pháp Luân Công được sáu tháng và đã trở nên khỏe mạnh hơn nhiều.

Con trai của chị Nguyệt làm việc ở cục tình báo. Anh ấy không tập Pháp Luân Công nhưng ủng hộ mẹ và Pháp Luân Công. Anh ấy hát bài hái “Pháp Luân Đại Pháp hảo” cho mẹ nghe. Anh ấy còn hỏi mẹ có tham gia các hoạt động giảng thanh chân tướng không. Anh ấy nói rằng những học viên Pháp Luân Công là những người biểu tình trầm tĩnh và ôn hòa nhất mà anh từng gặp.

Câu chuyện về Hồng Huệ Mĩ

Chị Hồng Huệ Mĩ đã 64 tuổi và đã nghỉ hưu hai năm trước. Chị bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công vào năm 2009. Trước đây chị đã từng làm việc hơn 10 giờ một ngày. Con gái chị mua cho chị một bộ đồ tập yoga và hi vọng chị sẽ tập yoga để giữ cho thân thể khỏe mạnh.

Một hôm có một người hàng xóm đến thăm chị. Chị hỏi người hàng xóm rằng có ai gần nhà cô ấy tập yoga không. Người hàng xóm vốn dĩ học Pháp Luân Công, nói với chị rằng: “Tôi không biết ai tập yoga, nhưng chị có thể tập Pháp Luân Công với tôi nếu chị muốn.” Và chị bắt đầu tập Pháp Luân Công trong công viên vào buổi sáng sớm. Chị tập Pháp Luân Công nửa giờ đồng hồ rồi đi làm. Chị học Pháp trên xe buýt và luyện công thêm vào giờ nghỉ trưa. Chị tập luyện rất chăm chỉ.

Đối đãi với các mâu thuẫn một cách tích cực

Ngoài những lợi ích về thể chất, thực ra, cải thiện lớn nhất của Huệ Mĩ chính là tâm tính của chị đã được đề cao. Khi chị mới tu luyện Pháp Luân Công, thỉnh thoảng chị cũng nổi nóng. Thông qua việc học Pháp liên tục, chị đã hiểu được nghĩa thực sự của chữ “Nhẫn”. Chồng chị đã nghỉ hưu từ lâu, nên Huệ Mĩ là người trụ cột nuôi cả gia đình. Chị nói rằng nếu chị không học Pháp Luân Công, thì chị sẽ không thể bình thản gánh vác một khoản nợ 3 triệu tệ. Chồng chị là người luôn cho mình là trung tâm, chị phải thực hành nhẫn hơn nữa sau khi anh ấy nghỉ hưu và ở nhà.

Tâm tính của Huệ Mĩ đã cải thiện sau khi chị bắt đầu tập Pháp Luân Công. Chị không còn phàn nàn về khoản nợ nữa. Chị cũng cùng chồng dọn dẹp nhà cửa. Chị không muốn ly hôn, và bảo chồng rằng hút thuốc lá thụ động cũng không tốt cho sức khỏe đâu. Chị hoàn thành hết việc nhà trước khi cả gia đình đi nghỉ, chị cũng đi mua sắm, dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa. Chị nói rằng nếu chị không học Pháp Luân Công, chắc chị đã cãi nhau to với chồng rồi.

Chứng kiến sự kỳ diệu của Đại pháp, họ hàng của chị cũng học Pháp Luân Công.

Gia đình đã không còn phản đối chị tập Pháp Luân Công nữa bởi vì họ đã chứng kiến được những lợi ích mà chị thu được. Một hôm Huệ Mĩ đến thăm một bệnh nhân và gặp cô cháu gái đang theo học một loại khí công khác. Cô cháu gái nói rằng trông chị rất khỏe mạnh. Rồi chị chia sẻ câu chuyện của mình cho cô cháu gái nghe. Cô cháu gái nói rằng cô ấy không thể ngồi trong tư thế song bàn dù chỉ trong 5 phút. Sau đó cô cháu gái đã xem trang web của Pháp Luân Công và mua cuốn sách Chuyển Pháp Luân.

Huệ Mĩ nghỉ hưu vào ngày 01 tháng 03 năm 2013, vừa lúc đó cháu trai của chị cũng chào đời. Hàng ngày chị luyện công, học Pháp, làm việc nhà, và chăm sóc cho đứa cháu. Chị nhận ra rằng khi chị học Pháp tập trung, chị có thể nhận thức Pháp tốt hơn, và càng tiến vào trạng thái của một người tu luyện. Khi những khảo nghiệm tâm tính đến, chị không bị động tâm. Chị nói: “Tôi đã từng hay cãi nhau với chồng. Sau khi tôi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công, tôi thấy rằng tôi đã tiến bộ rất nhiều, tôi bình tĩnh hơn. Thật tốt vì tôi đã học Pháp Luân Công.”

Từ trải nghiệm của hai người phụ nữ này, chúng ta có thể thấy rằng nếu “một người tu luyện Chính Pháp, cả nhà sẽ được lợi”. Điều này có thể được chứng minh thông qua hàng triệu, hàng triệu học viên Pháp Luân Công. Bởi vì họ tu luyện, họ có thể kiên trì trong những khổ nạn của cuộc sống. Bởi vì họ tu luyện, họ đã thực sự thăng hoa.

Nếu bạn muốn tự trải nghiệm những điều này, hãy tập luyện Pháp Luân Công.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/25/得法修心性-放下怨怼获新生(图)-276920.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/8/6/141390.html

Đăng ngày 06-09-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share