[MINH HUỆ 28-03-2013] Sau khi đọc bài viết “Một vài suy nghĩ về tầm quan trọng của việc đồng hóa với Pháp” được đăng trên trang website Minh Huệ, tôi cứ nghĩ mãi về hơn hai mươi tiểu đệ tử tại địa phương tôi, những người đã tham gia nhóm học Pháp chung buổi tối và nhóm luyện công tập thể buổi sáng trước khi cuộc đàn áp diễn ra vào năm 1999. Tôi nhớ rất rõ một tiểu đệ tử tám tuổi đã từng phát biểu trong một Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của địa phương.

Tôi cảm thấy bối rối khi nghĩ rằng hầu hết những người trong số họ đã ngừng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp [pháp môn] vào năm 1999

Một hôm, tôi đến một thành phố khác, có một thanh niên đã hỏi tôi: “Chú có phải là chú… không ạ?” Tôi đã ngập ngừng rồi nói: “Đúng rồi.” Cậu ấy hỏi tiếp: “Chú có nhớ cháu không ạ? Cháu và anh cháu đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1997.” Tôi nói: “À đúng rồi, nhà các cháu ở đường Thái Viên. Đã có lần ta đến thăm nhà cháu. Khi ấy cháu khoảng mười tuổi phải không nhỉ?” Cậu ấy đã trả lời: “Dạ đúng rồi ạ. Cháu đã tốt nghiệp cao đẳng và giờ đây đã lập gia đình rồi ạ.” Sau đó, tôi hỏi: “Cháu có còn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không vậy?” Cậu ấy không trả lời, mà cười một cách ngại ngùng. Tôi đã nói: “Đừng bỏ lỡ cơ duyên vạn cổ quý giá này.”

Giúp đỡ các tiểu đệ tử quay trở lại tu luyện

Một khoảng thời gian trước, tôi và một số học viên khác đã cố gắng tiếp cận những tiểu đệ tử [đã rời xa tu luyện] để giúp đưa họ quay trở lại con đường tu luyện. Chúng tôi đã tổ chức thành công một buổi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm vào đêm giao thừa cho các tiểu đệ tử cùng bố mẹ của họ (cũng là đồng tu). Các bài chia sẻ của một số tiểu đệ tại các hoàn cảnh khác nhau vẫn kiên định tu luyện đã khiến nhiều tiểu đệ tử khác đang ở trong trạng thái tu luyện không tinh tấn suốt thời gian dài xúc động mạnh mẽ, và cũng đã khiến chúng tôi cảm động sâu sắc. Thật là đáng tiếc khi mà kể từ đó, chúng tôi đã không có cơ hội để tổ chức thêm các buổi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm [tu luyện] nào nữa vì hàng loạt lý do khác nhau.

Tôi biết nhiều tiểu đệ tử tinh tấn tu luyện trong khu vực của tôi đã không còn học Pháp luyện công kể từ khi mất hoàn cảnh học Pháp tu luyện. Bất cứ khi nào gặp họ, tôi luôn luôn khuyến khích họ đừng bỏ lỡ cơ duyên vạn cổ quý giá này. Họ luôn cảm thấy lúng túng và đưa ra một số lời bao biện, chẳng hạn như: “Đừng lo lắng cho chúng cháu! Chúng cháu có thể thuộc về lô những người tu luyện trong tương lai. Trong tâm chúng cháu có Pháp thế cũng là tốt rồi.”

Là những học viên vẫn kiên trì làm ba việc, chúng tôi còn cảm thấy khó có thể bắt kịp tiến trình Chính Pháp, huống nữa là những ai không tinh tấn. Vậy, họ sẽ phải đối mặt với những gì trong tương lai đây?

Đưa các tiểu đệ tử trước đây [đã từng tu luyện] quay trở lại với con đường tu luyện và có các buổi chia sẻ kinh nghiệm cần phải được chú trọng hơn. Sư phụ từ bi của chúng ta không muốn để mất bất kể một đệ tử nào! Trách nhiệm của những học viên lâu năm là cần phải giúp đỡ các tiểu đệ tử trước đây quay trở lại con tu luyện.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/3/28/如何对待那些当年得法的小同修–271359.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/17/141086.html

Đăng ngày 30-07-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share