Bài viết của một học viên  ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 7-03-2013] Qua việc đọc các bài viết trên Minh Huệ Net gần đây, chúng tôi nhận thấy rằng các học viên ở nhiều vùng đang trải qua “nghiệp bệnh” và kết quả là một số đã qua đời. Các học viên ở những vùng này đã phải hao tâm tổn sức rất nhiều cho vấn đề này. Vùng của chúng tôi cũng có những trường hợp tương tự như vậy. Trong bài viết này, trước tiên chúng tôi sẽ mô tả về các trường hợp “nghiệp bệnh” trong vùng của chúng tôi, và sau đó xem xét những nguyên nhân có thể gây nên vấn đề này.

1. Các trường hợp “nghiệp bệnh” trong vùng của chúng tôi

Học viên A là một nữ học viên ở tuổi 80. Là một trong những người đầu tiên tham dự khoá giảng Pháp của Sư phụ ở Bắc Kinh vào mùa hè năm 1993, bà đã làm tốt công việc giới thiệu Đại Pháp đến cho mọi người và giảng rõ sự thật. Học viên lớn tuổi này từng tham gia “Mặt trận Giải phóng” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và nhận được rất nhiều huy chương. Bà có một bộ sưu tập những cuốn sách do ĐCSTQ xuất bản, cùng với các huân huy chương, và những con tem in hình những nhân vật chóp bu của ĐCSTQ. Mặc dù bà biết rằng những thứ này không tốt, nhưng bà vẫn không muốn vứt chúng đi mà lại đưa chúng cho con trai của bà. Đôi khi bà ở lại nhà của con trai mình, nơi bộ sưu tập của bà được cất giữ. Bà treo một tấm hình của Sư phụ ở nhà của mình. Trong suốt mùa hè, bà thường học Pháp, thực hiện các sinh hoạt hằng ngày, ngủ, và khỏa thân đi lại quanh ngôi nhà. Khi chồng bà qua đời, gia đình của bà mua cho bà một miếng đất chôn cất trong nghĩa trang cạnh chồng bà, và bà đã không nói với họ rằng bà không muốn nó. Sau đó, bà qua đời vì “xuất huyết não” và được chôn cất gần chồng bà như bà đã mong muốn.

Học viên B là một người đàn ông ở tuổi 70. Ông đã tham dự khoá giảng Pháp của Sư phụ ở Quảng Châu vào năm 1994. Ông từng tham gia Chiến tranh Triều Tiên và nhận được rất nhiều huy chương. Ông có một bộ sưu tập những cuốn sách do ĐCSTQ xuất bản và một số huy chương. Mặc dù ông biết rằng những thứ này là xấu, nhưng ông chỉ viết chữ “loại bỏ” lên chúng. Trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, ông đã thoát khỏi trại tẩy não nhờ vào chính niệm chính hành của mình. Tuy nhiên, ông vẫn đặt “Các tác phẩm của Mao Trạch Đông” một cách ngay ngắn trên ngăn đầu tiên của kệ sách và vô tình đặt sách Đại Pháp ở ngăn cuối cùng của kệ sách. Ông đã qua đời vì “hô hấp và suy tim”.

Học viên C là một phụ nữ ở tuổi 50. Bà bắt đầu tu luyện vào năm 1996. Trong một thời gian dài, bà sản xuất các tài liệu Đại Pháp ở nhà và dường như làm rất tốt ba việc. Bà thường ngồi trên giường học Pháp và cất các sách Đại Pháp trong ngăn tủ dưới giường của vợ chồng bà. Nhà của bà chất đầy báo và tạp chí của ĐCSTQ. Khi họ tu sửa ngôi nhà của mình, họ đã xây mái của ban công với hình ba chữ vạn “卍”. Để kiếm được nhiều tiền hơn, đôi vợ chồng mở một tiệm cafe Internet và cho phép những đứa trẻ đang ở độ tuổi vị thành niên xem các phim khiêu dâm trong tiệm. Bà bị đột quỵ, và mặc dù bà đã cảm thấy khá hơn sau một cuộc giải phẫu, nhưng cuối cùng bà vẫn không qua khỏi.

Học viên D là một phụ nữ ở tuổi 70. Bà bắt đầu tu luyện vào năm 1996 và dường như làm rất tốt ba việc. Con dâu của bà đã phá thai vài lần nhưng bà đã không làm gì để ngăn cô ấy. Có một học viên đưa cho bà nhiều thùng sách Đại Pháp và bà đã cất chúng dưới giường ngủ của mình. Sau đó, bà có triệu chứng đau lưng và đi đến bệnh viện để chụp CT. Bà đã được chuẩn đoán bị “sơ tuỷ sống ngực”. Bà ấy đã phẫu thuật, và sự việc này như một lời nhắc nhở bà nên hướng nội. Bà nhận ra rằng điều này xảy ra là bởi vì bà đã để những cuốn sách Đại Pháp ở dưới giường ngủ của bà và bà đã không tôn trọng Sư phụ và Đại Pháp. Bà ngay lập tức thừa nhận lỗi lầm của mình, học Pháp, phát chính niệm, và giảng chân tướng thường xuyên hơn. Bà phải mất vài tháng để phục hồi khỏi nghiệp bệnh.

Học viên E là một người đàn ông ở tuổi 70, ông ấy đã tu luyện từ năm 1997. Sau cơn đột quỵ, ông đã trải qua một thời gian khó khăn để phục hồi. Khi một học viên khác đến thăm ông, anh để ý thấy có rất nhiều báo của Trung cộng được cất trong các ngăn của chiếc tủ cổ trong nhà ông. Ông sử dụng những tờ báo này để làm giấy lót trong các ngăn tủ với mục đích là giữ cho quần áo và khăn bông được sạch. Ông để sách Đại Pháp bừa bãi trong nhà. Sách có thể được tìm thấy trên giường và trong tủ đựng quần áo nằm lẫn lộn với quần áo và tất. Vào dịp Tết Nguyên đán, gia đình ông thắp hương cho ông bà tổ tiên. Ông đã đặt hình của Sư phụ cạnh bát hương đang cháy khi ông thắp hương cho ông bà tổ tiên. Sau khi bị đột qụy, ông không thể đi lại được nữa, vì thế vợ của ông đã thay ông thắp hương cho ông bà tổ tiên. Bà đã hỏi ông liệu bà có thể đặt hình của Sư phụ cạnh bàn thờ không, và ông đã đồng ý. Sau đó, ông đã bị nghẹt thở và gần chết vì đờm. May mắn thay, các học viên khác đã đến nhà của ông để phát chính niệm cho ông. Mặc dù thế, ông cũng không vượt qua khỏi cơn đột qụy và đã qua đời.

Học viên F là một phụ nữ ở tuổi 50. Bà trở thành học viên vào năm 1996, và đã làm tốt công việc chứng thực Pháp trong cuộc bức hại. Sau đó, bà trở nên rất bận rộn trong việc kiếm tiền và thường dành ít thời gian để học Pháp, vì thế chính niệm của bà yếu dần. Đứa con đầu của con trai bà là một bé gái. Khi con dâu của bà phát hiện cô ấy đang mang thai một bé gái nữa, cô ấy muốn phá thai. Người con dâu đã hỏi xin lời khuyên từ học viên F. Bà nói với cô con dâu rằng tuỳ con và đã không cố gắng để ngăn cô ấy. Bố của con dâu bà, làm ngư nghiệp, và ông ấy đã gửi hàng chục cân cá tươi cho con gái ăn sau khi phá thai. Mặc dù học viên F không giết cá, bà ấy lại giúp mang cá ra ngoài và nhờ một người khác giết chúng. Bà thường phơi quần áo ở ban công, và đặt những cuốn sách Đại Pháp dưới quần áo. Sau đó, bà đã bị đột qụy và được đưa đến bệnh viện. May mắn thay, bà nhớ ra và kêu lên “Sư phụ xin hãy cứu con”, và các học viên khác đã đến đó để giúp bà hiểu được tình hình dựa trên các Pháp lý. Bà đã nhận ra những lỗi lầm của mình, chỉnh lại bản thân, và bắt đầu học Pháp nhiều hơn và phát chính niệm nhiều hơn. Bà đã nhanh chóng phục hồi dưới sự bảo hộ của Sư phụ.

Học viên G là một phụ nữ ở tuổi 70, bà đã tu luyện từ năm 1996. Trong thời gian bị bức hại, bà đã bước ra để chứng thực Pháp và làm tốt ba việc. Những học viên khác nghĩ rằng bà có chính niệm, vì thế họ mang các bản sao của tuần báo Minh Huệ đến nhà bà sau khi họ đọc xong. Những tờ tạp chí này có tên và các bài giảng của Sư phụ. Bà đã giữ những tạp chí này trong nhà kho nơi cất giữ rất nhiều thứ linh tinh. Vì độ ẩm trong phòng rất cao, nên những cuốn tạp chí này bắt đầu bị mốc và thu hút mối mọt. Năm 1999, bà đi xem bói. Thầy bói nói với bà rằng bà sẽ gặp nạn. Bà đã không phủ nhận những gì thầy bói nói với bà. Sau đó, giống như lời thầy bói, bà bị đột quỵ và phải nhập viện. Các học viên đã phát chính niệm và học Pháp với bà. Bà đã dần hồi phục dưới sự bảo hộ của Sư phụ.

Cách đây vài tháng, chồng của bà, cũng là một học viên, bị đột quỵ. Ông đã phải sử dụng xe lăn và nạng để đi lại. Sau khi ông qua đời, bà đã cho đi cặp nạng và chiếc xe lăn. Nhưng khi bà không thể đi lại được thì bà lại muốn lấy lại chúng. Một khi bà có ý nghĩ này, thì bà cảm thấy cực kỳ khó khăn và không thể đi lại được. Bà phải nằm liệt giường và đã không hồi phục hoàn toàn.

Học viên H là một phụ nữ ở tuổi 60. Năm 1994, bà tham dự buổi giảng Pháp của Sư phụ ở Tế nam, Trịnh Châu, và Quảng Châu. Bà cũng là một điều phối viên. Trong thời gian bị bức hại, bà đã hướng dẫn các học viên khác chứng thực Pháp và làm tốt ba việc. Vì bà là học viên, nên đơn vị công tác của bà đã từ chối trả tiền cho bà sau khi cuộc bức hại bắt đầu. Để kiếm sống, bà đã phải đi làm các công việc lặt vặt ở khắp nơi. Tết năm ngoái, chủ của bà đã tặng cho bà một cặp gà lôi. Bà đã mang chúng lên núi và thả chúng đi. Tết năm nay, chủ của bà lại cho bà ba con gà và bốn con cá. Bà đã cho đi những con gà nhưng vẫn giữ lại cá và để cho chồng giết chúng. Sau đó, bà đã phải chịu đựng cơn chóng mặt và đã có rất nhiều mâu thuẫn trong gia đình. Bà trở nên rất bận rộn, không có thời gian để học Pháp, và đã không được tinh tấn.

Học viên I là một phụ nữ ở tuổi 30, cô đã tu luyện từ năm 1995. Trong thời gian bị bức hại, cô đã hướng dẫn các học viên chứng thực Pháp và đã làm tốt ba việc. Sau khi chồng của cô, cũng là một học viên, được thả ra khỏi tù, cô đã mang thai ngoài ý muốn. Sau khi sinh, cô có cảm giác thèm ăn rất mạnh mẽ. Em gái của cô đã phải nuôi rất nhiều gà để cho cô ấy ăn. Không lâu sau đó, học viên I đã phải chịu đựng chứng đau lưng và đi lại rất khó khăn. Sau khi Sư phụ điểm hoá cho cô, và cô bắt đầu dành nhiều thời gian để hướng nội, học Pháp, phát chính niệm, và giảng chân tướng. Cô đã bỏ đi tất cả những thứ của ĐCSTQ ở trong nhà mình. Cô nhận ra rằng mình đã không có đủ sự tôn kính dành cho Sư phụ và Pháp, và cô cần phải chỉnh lại tư thế của mình khi cô học Pháp. Cô bắt đầu chú ý hơn đến các chi tiết. Cô đặt các cuốn sách Đại Pháp ở nơi trang nghiêm nhất trong nhà, bày tỏ sự tôn kính với Sư phụ và Đại Pháp, đồng vạch trần toàn bộ cuộc bức hại mà cô đã trải qua. Sau đó, triệu chứng đau lưng của cô đã hoàn toàn biến mất và hiện cô rất khỏe mạnh.

Học viên J là một phụ nữ ở độ tuổi 40, cô đã tu luyện từ năm 1995. Khi cuộc bức hại bắt đầu, cô đã thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Công và đã làm tốt ba việc. Cô ghét cay ghét đắng các hành động tà ác, nhưng lại thường đi đến cực đoan. Cô quẳng đi tất cả những gì mà cô cho là xấu. Chồng cô, cũng là một học viên, đã bị ĐCSTQ “tẩy não” và đã làm những điều để nói xấu Đại Pháp. Vì thế, cô đã không cho phép anh về nhà. Cô đổi họ của con trai sang họ của cô thời con gái, và không cho phép con trai đến trường. Cô không nói chuyện với gia đình chồng và quẳng đi tất cả đồ đạc của chồng cô, bao gồm cả quần áo và sách vở. Cô không phải là một người phụ nữ gọn gàng và không làm bất cứ công việc nhà nào. Chồng cô là người đã phải làm tất cả các công việc nhà. Khi anh ấy bị bỏ tù, ngôi nhà trở thành một mớ hỗn độn. Cô không hề chăm sóc vệ sinh cá nhân cho mình và cho cả con trai của cô. Ngôi nhà rất bẩn, và cô đã đặt các sách Đại Pháp, Tuần báo Minh Huệ, và các tài liệu giảng chân tướng trong các ngăn tủ dưới giường ngủ, và trên ban công. Cô ngủ trên giường và con trai của cô nô đùa trên giường, khiến cho các cuốn sách Đại Pháp bị bẩn và các trang giấy bị rách hoặc mất. Cả hai mẹ con đều trông nhếch nhác và nhìn giống như người mất trí hoặc ăn xin khi họ đi ra ngoài. Trông cô có vẻ như người bị “bệnh tâm thần” và không thanh tỉnh.

Học viên K là một người đàn ông ở vào tuổi 70. Ông đã tu luyện từ năm 1996, và không lâu sau vợ ông cũng bắt đầu trở thành một học viên. Khi cuộc bức hại bắt đầu, vợ ông đã sợ và từ bỏ tu luyện. Bà đã qua đời vào năm 2005. Sau đó, ông bị ma sắc can nhiễu, và đã dọn đến ở cùng một người phụ nữ khác. Người phụ nữ này đã ăn cắp 30.000 nhân dân tệ của ông rồi bỏ ông. Sau đó ông lại dọn đến sống cùng với một phụ nữ khác. Ông từ chối lắng nghe lời khuyên của các học viên khi họ chỉ ra những thiếu sót của ông. Ông đã hướng ngoại, không hết lòng tu luyện, và xem việc tu luyện như là trò đùa con trẻ. Sau đó, ông đã phải nhập viện vì một khối u trên tay và tình cờ gặp người phụ nữ trước đây đã lừa tiền ông. Người phụ nữ này đã đe doạ ông và bắt ông phải bồi thường cho cô ta 100.000 nhân dân tệ. Ông từ chối trả tiền cho cô ta và đã xảy ra một cuộc ẩu đả với cô ta. Người phụ nữ này đã bị gãy chân, và học viên K phải trả cho cô ta 20.000 nhân dân tệ để bồi thường.

2. Nguyên nhân cơ bản của “nghiệp bệnh”

Chúng tôi đã liệt kê 11 trường hợp trong bài viết này. Mặc dù mỗi trường hợp đều khác nhau, nhưng tất cả đều có điểm chung; những học viên này đã tu luyện nhưng họ lại thất bại trong việc nâng cao tầng thứ tâm tính chiểu theo tiêu chuẩn của Pháp. Họ đã tạo ra một ảnh hưởng tiêu cực cho Đại Pháp, mang lại sự hổ thẹn cho Đại Pháp, Sư phụ, và chính bản thân họ, và gây ra rất nhiều khó khăn cho nỗ lực cứu độ chúng sinh của các học viên ở địa phương.

Khi các học viên không bước trên con đường của họ với chính niệm, bề mặt thân thể của họ có thể phản ánh của nghiệp bệnh. cựu thế lực có thể bám chặt vào các chấp trước người thường của họ. Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản.

Bất kính với Sư phụ và Đại Pháp

Chúng ta nhất thiết phải kính Pháp kính Sư. Tiến trình Chính Pháp là sự kiện quan trọng nhất trong vũ trụ này. Có rất nhiều câu chuyện về những người đã tu luyện tốt xuyên suốt lịch sử Trung Quốc cổ đại.

Trong quá khứ, khi một người tu luyện có một hành động, suy nghĩ hay phát biểu bất kính với Pháp và sư phụ của họ, nó bị xem là một tội lỗi nghiêm trọng và họ sẽ không thể hoàn tất sự tu luyện của mình. Trong tu luyện thời Chính Pháp, Sư phụ đã ban cho các học viên lầm lạc một cơ hội để chỉnh sửa lại bản thân họ. Điều này là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, và chúng ta nên trân quý cơ hội này.

Tuy nhiên, nếu một đệ tử Đại Pháp phạm phải những sai lầm loại này mà không cảm thấy hối hận, thì sau đó cựu thế lực sẽ lợi dụng nó như một cái cớ để bức hại các học viên này. Một trong những biểu hiện có thể là “nghiệp lực”.

Nếu như các học viên tu luyện giữa người thường mà không chú đến vấn đề này, thì sẽ rất dễ dẫn đến sai lầm loại này. Một trong những ví dụ như là đặt hình của Sư phụ ở nơi dơ dáy hoặc ở những vị trí thấp trong phòng. Một ví dụ khác là đi lại trong nhà trong bộ dạng khoả thân và thay quần áo trước ảnh của Sư phụ. Những ví dụ khác như: học Pháp, luyện các bài công Pháp, và phát chính niệm trong bộ dạng bán khoả thân hoặc đang mặc đồ ngủ. Trong khi học Pháp chúng ta không nên muốn ngồi sao thì ngồi, liên tục di chuyển thân mình, ăn, uống, nói chuyện, đọc sai từ, bỏ từ, suy nghĩ lung tung. Chúng ta nên giữ cho tâm mình thanh tịnh. Một vài thứ nữa mà chúng ta không nên làm bao gồm: đặt hoặc giấu sách Đại Pháp trong tủ quần áo hoặc dưới giường ngủ, sử dụng nước bọt để lật trang sách, đốt, nhuộm hoặc xé các trang sách của Đại Pháp. Chúng ta không nên giúp bản thân dễ đọc bằng cách thay đổi định dạng của các bài giảng. Đối với những học viên đã bị “chuyển hoá”, nói những điều chống lại Sư phụ và Đại Pháp và phản bội các học viên khác là sai. Vợ chồng không được có những hành động thân mật trước hình của Sư phụ, và người nam và người nữ độc thân không nên có những hành động không thích hợp trước ảnh Sư phụ. Đây là tất cả những ví dụ cho thấy sự bất kính đối với Sư phụ và Đại Pháp.

Có một học viên địa phương, người này sở hữu một doanh nghiệp in ấn các biểu tượng Pháp Luân trên các sản phẩm gốm sứ, đã gắn hình của Sư Phụ trên một bàn kính và sau đó bán nó đi. Cô cho biết đây là cách cô truyền bá Pháp. Chúng tôi nghĩ rằng đây là thiếu tôn trọng với Sư phụ và Pháp.

Trong tiến trình Chính Pháp, cựu thế lực đang ghi chú lại những hành động bất kính đối với Sư phụ và Đại Pháp của các học viên và chúng sinh trong vũ trụ này. Sư phụ và Đại Pháp rất từ bi nhưng cũng trang nghiêm. Sẽ quá muộn để hối tiếc sau này. Tôi nghĩ rằng tất cả mọi người đều từng mắc phải những sai phạm ở các mức độ khác nhau, và có những sai phạm tương tự như những trường hợp được nêu trong bài viết này.

Sư phụ đã giảng:

“Tuy nhiên, có một vấn đề, ấy là nếu chư vị không tôn kính đối với Sư phụ, thì chiểu theo [Pháp] lý của vũ trụ thì đó là sai; như thế cựu thế lực sẽ vì vậy dùi vào chỗ sơ hở để huỷ hại chư vị; chúng đã tìm được lý do lớn nhất để huỷ hại chư vị; bởi vì chúng nhìn thấy được toàn bộ quá trình tôi độ chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền tây ở Mỹ quốc vào tiết Nguyên Tiêu, 2003)

Vấn đề sát sinh và không trân quý sinh mệnh

Sư phụ đã giảng về vấn đề sát sinh trong Chuyển Pháp Luân. Nhưng một số học viên vẫn không nhìn nhận nó một cách nghiêm túc và vẫn cố ý sát sinh, cho đến khi họ phải đối diện với nghiệp bệnh. Sát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp đều đưa đến hậu quả nghiêm trọng, vì chúng ta có thể nhìn thấy từ những câu chuyện của các học viên F, H, và I. Sư phụ đã giải thích vấn đề này rất rõ ràng trong Chuyển Pháp Luân, vì thế có ngộ hay không hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi người.

Mặc dù có một số học viên không phạm phải vấn đề sát sinh, nhưng họ vẫn nuôi thú vật. Sư phụ cũng đã giảng về vấn đề “không nuôi thú vật và không giết chúng” trong bài giảng của Ngài.

Không sẵn sàng tiêu diệt văn hoá của tà Đảng Trung Cộng

Văn hoá Trung Quốc cổ đại được tạo ra để trải thảm cho các học viên lĩnh hội Đại Pháp. ĐCSTQ được tạo ra để ngăn chặn chúng sinh liễu giải sự thật, can nhiễu thể ngộ về Pháp của các học viên, và để trợ giúp cựu thế lực trong việc huỷ diệt nhân loại. Khi một học viên giữ những thứ của ĐCSTQ ở trong nhà của anh ấy, thì anh ấy vẫn đang lưu giữ văn hoá của ĐCSTQ trong tâm trí mình, và cấp cho tà ma một nơi ẩn náu. Nó không chỉ ẩn náu trong nhà của người học viên này, mà nó còn ẩn náu trong tâm của anh ta. Điều này sẽ nuôi dưỡng nhưng nhân tố xấu, ngăn chặn anh ta đề cao tầng thứ của mình, và chiêu mời các nhân tố xấu tới bức hại anh ta và những người khác. Những học viên được đề cập đến trong bài viết này đều mắc phải những sai lầm trong vấn đề này ở các cấp độ khác nhau. Vì thế, chúng ta phải bỏ đi tất cả những thứ liên quan đến ĐCSTQ ở trong nhà chúng ta và phát chính niệm để loại bỏ văn hoá đảng trong tâm trí chúng ta. Đây là bước mà chúng ta phải làm trên con đường tu luyện của mình.

Văn hoá của ĐCSTQ được thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Chúng ta nên đốt đi bất kỳ thứ gì hữu hình trong môi trường sống của chúng ta và loại bỏ các yếu tố vô hình trong tâm trí của chúng ta. Đây là cách tốt nhất để tiêu diệt chúng một cách triệt để. Nếu chúng ta cho những thứ này đi thì người khác sẽ bị hại và chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm cho hành động này.

Vấn đề hữu sở cầu

Sư phụ đã nhắc đến vấn đề hữu sở cầu trong Chuyển Pháp Luân, nhưng có một số học viên đã không chú ý đến nó và vẫn tiếp tục phạm sai lầm cho đến khi họ “bị bệnh”. Một số người đã qua đời mà không hề biết là mình đã phạm phải sai lầm gì.

Những gì biểu hiện trong thế giới con người khi chúng ta có chấp trước vào “hữu sở cầu” là rất phức tạp. Sử dụng những ví dụ từ bài viết này, một số hình thức rõ ràng nhất của “hữu sở cầu” là sửa soạn cho cái chết của một ai đó, chẳng hạn như trong trường hợp của học viên A. Không phủ nhận lời dự đoán của thầy bói cũng giống như chấp nhận lời dự đoán đó, chẳng hạn như những gì đã xảy ra với học viên G. Học viên G đã không muốn bỏ đi những đồ vật từ quá khứ.

Chấp trước vào ham muốn và dục vọng

Chúng ta phải đối đãi với chấp trước vào ham muốn và dục vọng một cách nghiêm túc như Sư phụ đã giảng cho chúng ta trong Chuyển Pháp Luân. Các học viên phạm phải những sai lầm trong vấn đề này đã gặp nghiệp bệnh hoặc qua đời.

Từ các bài giảng của Sư phụ, chúng ta hiểu rằng cựu thế lực sẽ xem vấn đề này là nghiêm trọng nhất. Khi các học viên phạm phải những sai lầm loại này, cựu thế lực sẽ đổ những yếu tố đồi trụy vào trường không gian của họ và tạo ra khổ nạn to lớn cho họ, đánh hạ tầng thứ của họ, mà nghiệp bệnh là một trong những hình thức biểu hiện.

Sư phụ đã giảng trong “Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles”:

Đệ tử: Thưa Sư phụ, đệ tử đã ở trước ảnh của Ngài phát thệ rằng sẽ không phạm lỗi ‘cửa ải về sắc’; nhưng sau đó lại phạm phải. Đệ tử rất khổ tâm, sợ sẽ mất hết tất cả.

Sư phụ: Việc này, đã là người tu luyện, là đệ tử Đại Pháp mà giảng thì quả thực là việc chẳng đẹp đẽ gì. Trong Phật giáo giảng Giới, phạm ‘sắc giới’, việc này là một việc vô cùng to lớn! Chư vị có biết chăng? Đệ tử Đại Pháp là thoát thai ra từ cựu vũ trụ, là từ cựu Pháp Lý mà bước xuất lai; nhưng mà cựu vũ trụ, cựu Pháp Lý, cựu sinh mệnh, hết thảy đều đang kéo giữ chư vị!

Tôi nói về cựu thế lực can nhiễu; chư vị từng nghĩ đến chưa? Đó cũng là nhân tố trói buộc đó! Cựu thế lực, cựu vũ trụ coi điều gì là nặng nhất? Chính là ‘sắc’, sự không ý tứ giữa nam nữ, đó là thứ được xét là nặng nhất. Trong quá khứ hễ phạm phải giới luật về phương diện ấy, sẽ bị đuổi ra khỏi nhà chùa, hoàn toàn không thể tu nữa. Còn trước mắt Thần thì xem xét ra sao? Chư vị có biết rằng họ đã lưu lại những dự ngôn nói thế nào không? Họ dự ngôn rằng: Những đệ tử Đại Pháp còn lại cuối cùng đều là [ai] giữ vững được thuần khiết về phương diện này. Chính là nói rằng họ coi việc này là quan trọng phi thường, cho nên ai phạm phải giới [cấm] ấy, ai thực hiện không tốt về phương diện này, thì cựu thế lực, tất cả chư Thần trong vũ trụ ấy đều sẽ không bảo [vệ] chư vị, hơn nữa còn đẩy chư vị xuống. Chúng biết rằng: ‘Ngài, Lý Hồng Chí, sẽ không buông bỏ đệ tử của Ngài, thì chúng tôi sẽ khiến Ngài buông bỏ’; vậy nên chúng sẽ khiến học viên nào từng phạm tội sẽ phạm sai lầm hết lần này lần khác, cuối cùng làm điều xấu, đi sang bên phản diện, ‘[chúng tôi] rót đầy đầu não của họ những cái lý tà ngộ, phá hoại Đại Pháp, để xem Ngài còn muốn họ nữa không’. Chư vị [nên] biết rằng chúng là làm như vậy. Có [những vị] tà ngộ, chư vị tưởng rằng chân tâm của họ hướng về tà ác ư? Đều là có nguyên nhân.”

Đặt bản thân lên hàng đầu

Trong thời kỳ Chính Pháp, một số học viên vẫn còn ôm giữ khái niệm tu luyện cá nhân. Họ nghĩ rằng tu luyện Đại Pháp là để cải thiện bản thân, và họ xem nó là khía cạnh quan trọng nhất của việc tu luyện. Họ không rõ về sự khác biệt giữa tu luyện cá nhân và tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp, và đặt bản thân là điều quan trọng nhất. Sư phụ yêu cầu đệ tử Đại Pháp chuyển từ tu luyện cá nhân sang tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp. Người ta phải xem Pháp và Chính Pháp là điều quan trọng nhất. Bởi vì có một số học viên không hiểu được yêu cầu của Sư phụ và không bước đi trên con đường tu luyện do Sư phụ an bài, thay vào đó họ lại đi theo sự sắp đặt của cựu thế lực. Vì vậy, cựu thế lực nắm quyền kiểm soát họ và buộc họ phải chịu các khổ nạn nghiêm trọng. Khi họ không vượt qua các khổ nạn, thì họ sẽ bị loại bỏ. Đó là một trong những lý do mà một số học viên mắc phải nghiệp bệnh.

Dĩ nhiên, có nhiều trường hợp dẫn đến nghiệp bệnh. Chúng tôi chỉ nêu ra một số trường hợp trong bài viết này. Đây là những chấp trước mà chúng ta cần phải bỏ đi.

Sư phụ luôn ở bên chúng ta trong tiến trình Chính Pháp, vì thế chúng ta phải nhìn mọi thứ từ quan điểm của Sư phụ. Chúng ta nên hiểu và giải quyết vấn đề với chính niệm, gắng sức sử dụng khả năng của chúng ta để viên dung với các an bài của Sư phụ, cứu độ chúng sinh và thiết lập một hình tượng cho vũ trụ tương lai.

Sau khi chia sẻ với các học viên khác, chúng tôi đã tập hợp tư liệu của tất cả mọi người và trình bày chúng trong bài viết này.

Mong các bạn đồng tu từ bi chỉ ra bất cứ điểm nào không phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/3/7/对同修“病业”假相深层原因的思考-270698.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/4/4/138761.html

Đăng ngày 05-05-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share