Bài viết của một học viên ở Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 29-11-2012]

Kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào tất cả các bạn đồng tu!

Mọi người tu luyện đều sẽ gặp phải các khổ nạn và khảo nghiệm. Khảo nghiệm lớn nhất mà tôi từng gặp phải là làm thế nào để hoá giải tâm oán hận của tôi đối với chồng.

Trước khi tu luyện, vợ chồng tôi luôn cãi nhau. Tôi thật sự mệt mỏi về việc chồng mình không làm tốt bất kỳ việc gì. Anh ấy luôn thích nói rằng: “Tôi nghĩ rằng …” Cho dù sự việc cấp bách đến đâu, anh ấy vẫn cứ lơ đãng và không chú ý đến những điều tôi nói. Kết quả là anh ấy luôn hiểu sai những gì tôi nói và làm rối tung mọi thứ. Anh ấy không bao giờ sửa chữa và học hỏi từ những sai lầm của mình.

Tôi trở nên rất thất vọng mỗi khi nghe anh ấy nói “Tôi nghĩ rằng …”. Mỗi khi tôi tranh cãi với anh ấy, anh ấy luôn luôn nói: “Anh tưởng em nói là…” Anh ấy không quan tâm đến việc tôi đã thất vọng, lo lắng và mệt mỏi đến như thế nào. Chúng tôi đã cãi nhau từ khi chúng tôi còn trẻ, cho đến khi cả hai đều đã có tuổi. Tôi đã rất chán nản. Tuy nhiên, vào thời điểm tuyệt vọng, tôi đã đắc Pháp và nhờ đó, có thể lấy lại niềm vui và hy vọng.

Chồng tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cùng thời điểm với tôi. Tôi đã hy vọng nhờ tu luyện Đại Pháp, anh ấy có thể tống khứ được những thói quen xấu của mình. (Sau đó, tôi hiểu rằng suy nghĩ này là bất kính với Đại Pháp). Tôi đã rất thất vọng và sớm nhận ra rằng để chồng tôi thay đổi là điều không thể.

Một ngày kia, anh ấy lại nói:“Tôi nghĩ …”. Tôi đã giận dữ ngắt lời anh ấy: “Tại sao anh luôn miệng nói ‘tôi nghĩ’? Thậm chí ngay cả sau khi tu luyện Đại Pháp, anh vẫn không thay đổi dù chỉ một chút?” Anh ấy rất tức giận và nói rằng tôi không tôn trọng anh ấy.

Tôi biết là một người tu luyện tôi không nên cãi nhau với chồng, nhưng tôi không thể kiềm chế. Tôi cũng nhớ lại tất cả những điều xấu mà anh ấy đã từng làm trong quá khứ. Tôi nhớ lại lúc anh ấy làm hư một cái bàn do bất cẩn khi đốt hương muỗi. Tôi nhớ lại khi tôi bị kết án nặng nề sau khi bị bắt giữ do tham gia vào các hoạt động giảng rõ sự thật về Pháp Luân Đại Pháp, lời khai làm chứng của chồng tôi với cảnh sát liên quan tới các hoạt động của tôi đã làm ảnh hưởng đến bản án của tôi. Tôi nhớ lại khi tôi được trả tự do, những lời nói lạnh lùng của anh ấy đã làm tổn thương tôi. Tôi cũng nhớ lại sự bực bội của anh ấy đối với tôi khi tôi không để anh xem TV. Khi nghĩ đến những điều này, tôi đã mất ăn mất ngủ. Tôi không muốn nói chuyện với anh ấy, nhưng tôi tự nói với bản thân mình rằng tôi không nên làm như vậy. Tuy nhiên, mỗi khi chúng tôi nói chuyện với nhau, chúng tôi lại cãi nhau. Ví dụ, tôi nói với anh ấy rằng bàn tay của anh không thẳng khi anh ấy phát chính niệm. Khi tôi nói với anh rằng anh không nên ngủ gật khi học Pháp, anh ấy đáp: “Ai là người đã ngủ gật? Là em chứ không phải anh!” Tôi nói với anh ấy rằng anh ấy thật là không biết điều và anh ấy nóng giận đáp lại: “Thế thì đã sao! Tôi muốn là người không biết điều đó.”

Nói chuyện với chồng tôi thật không đơn giản chút nào. Trong cuộc sống của mình, tôi đã cố gắng cư xử biết điều. Tại sao anh ấy lại không thể? Tại sao anh ấy chẳng thay đổi chút nào sau khi đã tu luyện? Tôi không thể hiểu nổi điều đó và chỉ có thể đổ lỗi những khó khăn trong mối quan hệ của chúng tôi cho anh ấy. Vì vậy, tôi cảm thấy rằng tôi nên tránh nói chuyện với chồng.

Chồng tôi bị cảnh sát bắt giữ bất hợp pháp sau khi cuộc đàn áp chỉ mới bắt đầu. Tôi biết rằng điều này đã làm cho anh ấy sợ hãi và vì thế tôi không ép anh ấy tham gia các dự án Đại Pháp. Tôi tự đi lấy và phân phát các tài liệu giảng chân tướng và tự mua máy in để in các tờ rơi. Tôi không dám nói với anh ấy điều tôi đã làm và anh ấy cũng không hỏi. Tôi luôn luôn nghĩ rằng tại sao lại phải nói chuyện với anh ấy.

Trên bề mặt chúng tôi không tranh cãi với nhau, nhưng chúng tôi cũng không loại bỏ các chấp trước của mình. Cùng thời điểm, Cửu Bình được xuất bản. Tôi cảm thấy giảng chân tướng và cứu người là việc cấp bách, nhưng sự bất hoà giữ hai chúng tôi giống như một ngọn núi trên con đường tu luyện của tôi. Tôi luôn cảm thấy rằng mình đúng và không biết phải làm thế nào để hoà thuận với anh ấy.

Sư phụ giảng:

 “Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm. (Bài trừ can nhiễu, Tinh Tấn Yếu Chỉ 2)

Tôi nhận ra rằng chỉ có Đại Pháp mới có thể giúp được tôi. Tại sao tôi không học Pháp cho thật tốt? Tôi đã không học Pháp một cách thường xuyên và cũng không chú tâm khi học Pháp. Tôi muốn học Pháp với chồng tôi. Và thật ngạc nhiên là anh ấy đã đồng ý với tôi ngay lập tức. Tận trong tâm, tôi thầm cám ơn sự sắp đặt từ bi của Sư phụ.

Tôi quyết định thức dậy vào lúc 3 giờ 30 sáng mỗi ngày, luyện năm bài công pháp, phát chính niệm và học một bài giảng trong Chuyển Pháp Luân. Mỗi tuần, chúng tôi có thể đọc một lượt cuốn sách. Tuy rất bận nhưng chúng tôi luôn giữ thời khoá biểu của mình. Đã tám năm trôi qua kể từ khi chúng tôi bắt đầu học Pháp cùng nhau. Chúng tôi đã cũng nhau học Chuyển Pháp Luân hơn 300 lần và cứ ba tháng hoặc bốn tháng chúng tôi đọc những bài kinh văn khác của Sư phụ.

Sư phụ giảng:

 “Học Pháp bất đãi biến tại kỳ trung” (Tinh Tấn Chính Ngộ, Hồng Ngâm II)

Tôi đã thật sự thay đổi trong khi học Pháp. Cuối cùng, tôi hiểu ra rằng mình đã sai. Tôi đã sai bởi vì tôi đã sử dụng các nguyên lý của người thường để đánh giá chồng tôi. Là người tu luyện, chúng ta nên lấy các nguyên lý của Đại Pháp làm tiêu chuẩn cho mình. Cho dù các nguyên lý của người thường dường như có lý thế nào đi nữa thì chúng vẫn chỉ là cái lý ở trong tam giới. Sư phụ giảng:

“Tuy nhiên tam giới là [nơi tương] phản với hết thảy những gì trong vũ trụ,” (Đại Pháp viên dung, Tinh Tấn Yếu Chỉ 2)

Có vẻ như chồng tôi đã mang lại cho tôi tất cả những nỗi đau này, những sự bất mãn trong cuộc sống của tôi là do nghiệp lực của tôi trong những đời trước. Đau khổ là hoàn trả nợ nghiệp. Đó là nguyên lý của Pháp dành cho người tu luyện. Tuy nhiên, tôi đã tranh đấu với chồng tôi bằng việc sử dụng các nguyên lý của người thường. Làm sao tôi có thể không chịu trách nhiệm cho những điều tôi đã làm trong một kiếp sống khác? Nếu tôi nợ người khác, thì tôi phải trả cho họ.

Thể ngộ của tôi sau khi đề cao

Đầu tiên, tôi hiểu rằng những chấp trước là rào cản lớn nhất trên con đường tu luyện. Không có sự trùng hợp ngẫu nhiên trong tu luyện. Tôi có thể đã mắc nợ chồng tôi quá nhiều trong những kiếp sống trước và không thể trả cho anh ấy! Sư phụ đã phải gánh chịu cho tôi và đồng thời sử dụng nợ nghiệp của tôi để giúp tôi đề cao bằng việc chịu đựng một chút và hoàn trả nghiệp. Tôi đã bị các nguyên lý của người thường mê hoặc trong một thời gian dài. Khi hướng nội, tôi hiểu ra rằng mình có chấp trước vào danh. Sơ hở của tôi đã gây ra can nhiễu. Tôi đã khóc khi nhận ra điều này. Tôi không thể quên được cảm giác xúc động và hạnh phúc lúc đó!

Thứ hai, tôi hiểu ý nghĩa thật sự của tu luyện. Tu luyện là để loại bỏ các chấp trước của chính chúng ta. Tôi luôn luôn đổ lỗi cho chồng tôi và muốn thay đổi anh ấy. Tôi nghĩ là tôi giỏi hơn người khác. Tôi tự phụ, kiêu ngạo và coi khinh người khác. Tôi không tôn trọng người khác và muốn thay đổi họ. Tôi có chấp trước hiển thị, tranh đấu và tật đố. Sư phụ giảng:

“Do vậy người tu luyện phải vứt bỏ hết thảy các tâm hết thảy các lý của người thường, thì mới có thể tu lên cao tầng, thì mới có thể nhảy ra khỏi tam giới vốn là thứ tương phản với vũ trụ”. (Đại Pháp viên dung, Tinh Tấn Yếu Chỉ 2)

Tôi hiểu rằng tu luyện là nghiêm túc. Sư phụ cũng giảng:

“Đối đích thị tha
Thác đích thị ngã” (Thùy thị, thùy phi, Hồng Ngâm III)

Tôi nhớ rằng không có sự trùng hợp ngẫu nhiên trong tu luyện của tôi. Tôi nên hướng nội và bỏ đi các chấp trước của mình. Đây không chỉ là tu luyện cho riêng cá nhân tôi mà còn đại diện cho Pháp bởi vì tôi là một lạp tử của Đại Pháp.

Thứ ba, những người tu luyện nên quý trọng tất cả các sinh mệnh. Tôi hiểu rằng tôi nên tôn trọng người khác. Tất cả mọi người đều có tính cách và đặc tính khác nhau. Sư phụ từ bi với tất cả chúng sinh và trân quý tất cả các sinh mệnh. Coi khinh người khác và muốn thay đổi họ là sai. Chúng ta phải từ bi với người khác và chỉnh lại chính mình. Tôi nên đối xử với chồng tôi và tất cả mọi người theo cách này. Tôi đã tìm ra những thiếu sót của mình khi tôi đề cao tâm tính.

Trong qua khứ, tôi sẵn sàng giúp đỡ bạn bè và người thân của tôi. Họ đối xử tốt với tôi. Hầu hết họ đã thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc và các tổ chức liên đới của nó. Tuy nhiên, tôi đã có tâm coi thường họ bởi vì tôi là người có học vấn cao nhất trong gia đình. Đây là một chấp trước tồi tệ.

Tôi sống một cuộc sống đơn giản và tiết kiệm, nhưng đây chỉ là một đức tính tốt của người thường. Khi tôi nhìn lại từ quan điểm của việc trân quý cuộc sống, thì tôi thấy rằng nó rất khác biệt. Sư phụ đã giảng:

“Tướng do tâm sinh.” (Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên [2009])

Khi tôi hiểu điều này, chồng tôi đã thay đổi ngay lập tức. Anh ấy đã ngừng nói: “Tôi nghĩ…” Anh ấy học Pháp một cách chú tâm và bước ra giảng chân tướng. Đại Pháp đã hoá giải những oán hận giữa chúng tôi và chúng tôi không còn cãi nhau nữa. Gia đình chúng tôi đã trở nên hoà thuận.

Trưởng thành trong Pháp

Đầu tiên, điều quan trọng nhất chúng tôi làm là thành lập một nhóm học Pháp. Chồng tôi và tôi được hưởng rất nhiều lợi ích từ nó. Chúng tôi tổ chức một vài nhóm học Pháp tại nhà theo lịch trình của các đồng tu khác nhau. Tôi cũng cố gắng hết sức để tìm lại những đồng tu cũ. Tôi mời họ tham gia nhóm học Pháp của chúng tôi. Đối với những người không thể tham gia, tôi đưa cho họ tài liệu và chia sẻ kinh nghiệm với họ. Dưới sự từ bi của Sư phụ, những học viên cũ đã lấy lại được niềm tin của họ vào Pháp. Trong vài năm qua, nhóm học Pháp của chúng tôi không hề ngừng nghỉ. Chúng tôi luôn bất động, cho dù có bất cứ điều gì xảy ra trong môi trường của chúng tôi. Chúng tôi đã làm tốt ba việc một cách lý trí.

Thứ hai, chỉnh sửa một số ký tự trong Chuyển Pháp Luân theo danh sách đã giúp chúng tôi tiến bộ trong tu luyện. Khi chúng tôi sửa đổi một số ký tự trong Chuyển Pháp Luân lần đầu tiên, chúng tôi hoàn thành tất cả các cuốn sách. Tuy nhiên, chúng tôi đã thất bại trong việc chỉnh sửa những thứ khác sau này. Tháng mười năm ngoái, chúng tôi học các bài giảng của Sư phụ trong “Giảng Pháp luân lưu tại Bắc Mỹ” về việc thay đổi các ký tự:

“Hỏi: Sách Đại Pháp, đã qua chỉnh sửa rồi thì lấy cái nào làm chuẩn?

Sư phụ: Khi phát hiện ra chữ sai, thì chỉnh sửa là điều tất yếu. Khi Sư phụ có mặt, thì không loạn Pháp. Về [bản] Trung văn, hãy lấy bản xuất bản gần đây nhất làm chuẩn.”

Chúng tôi hiểu rằng chỉnh sửa là trách nhiệm của chúng tôi, vì vậy chúng tôi đã chỉnh sửa một cách nghiêm túc. Chúng tôi đã kiểm tra ba lần để đảm bảo rằng chúng tôi đã chỉnh sửa tất cả một cách chính xác.

Toàn bộ quá trình thực hiện chỉnh sửa là rất khó khăn. Để kiểm tra ba lần cần rất nhiều thời gian. Tôi đã thức vài đêm để có thể hoàn tất nó nhanh hơn. Tôi ngắm nhìn các cuốn sách Đại Pháp này suốt đêm. Mười ba năm phản bức hại và sự gian khổ để giữ gìn những cuốn sách này đều hiện lên trong tâm trí tôi. Một cảm giác bình ổn và an hòa đã loại bỏ chấp trước an nhàn và sự nóng vội của tôi.

Điều thứ ba, chúng tôi nhận ra rằng để trưởng thành trong tu luyện thì chúng ta phải học Pháp cho thật tốt. Pháp đã giúp tôi tìm ra các chấp trước của mình. Pháp đã giúp tôi hướng nội. Pháp đã giúp tôi bỏ đi các chấp trước của mình. Khi tâm tính của tôi nâng cao lên, Đại Pháp cho tôi thấy các nguyên lý ở một tầng cao hơn. Bằng cách này, tôi đã tiến bộ trong Pháp. Học Pháp tốt là rất quan trọng.

Tôi thấy rằng nhiều học viên đã gặp phải nhiều khổ nạn. Tôi rất thông cảm cho họ bởi vì tôi đã từng bước trên con đường đó. Tôi chân thành hy vọng tất cả các học viên sẽ học Pháp cho thật tốt.

Cảm ơn Sư phụ đã cứu độ con!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/11/29/明慧法会–重视学法修心-解开怨缘-263996.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/2/18/138182.html

Đăng ngày 05-03-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share