Bài viết của He Yuancun

[MINH HUỆ 24-8-2008] Trong một buỗi trình diễn dân nhạc, khi màn mở ra, các nhạc khí Trung quốc guzheng được mang ra, cùng với pipa và erhu. Tất cả các ‘nhân tố âm nhạc cổ điển Trung quốc’ là ít nhiều có mặt, cùng với các nhạc sinh. Sau đó, người giới thiệu tuyên bố rằng cuộc trình diễn đã xong. Khán thính giả Trung quốc khá ngỡ ngàng, nhưng những người trong họ mà không phải là người Trung quốc có lẽ nghĩ rằng một buỗi trình diễn âm nhạc Trung quốc phải như vậy, và họ cả cao tiếng tán thưởng các nhạc khí hiếm có này, và tự xem là rất may mắn được nhìn thấy chúng.

Đó là cách tôi nói về buổi lễ khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh, mà đã được thổi phòng như một cuộc trình diễn các ‘nhân tố Trung quốc’. Các ‘nhân tố Trung quốc’ như là jinghu (vĩ cầm Cổ nhạc Bắc Kinh), thư pháp, hội họa, kunqu (cổ điển Kun), phi tiên, Thái Cực, tứ đại sáng chế, các đệ tử Khổng Tử, con đường tơ lụa, các chuyến đi của Zhenghe về Tây Dương, v.v. Tất cả được mang ra để cho dân chúng xem, và sau đó là xong rồi.

Trong khi nhiều người Tây phương ca ngợi buỗi lễ “vô cùng phong phú và vĩ đại” , một số người với một chút hiểu biết về văn hóa chân chính Trung quốc cảm thấy thất vọng, vì họ không nhìn thấy họăc cảm thấy được cái tinh thần văn hóa Trung quốc nơi đó, nói chi đến cảm giác sự lớn lao của cái ‘thánh địa’ này.

Là quốc gia tổ chức, phải chăng Trung quốc phải trình bày lịch sử và văn hóa của đất nước mình? Tại sao nó không trình bày “Văn hóa Trung quốc,” mà chỉ trình bày “các nhân tố Trung quốc”? Dĩ nhiên có một số lý do sâu xa về đó. “Các nhân tố” là giống như các vật liệu để nấu ăn, và chúng được dùng để gia vị và làm đẹp. Hình như các giám đốc của buổi lễ tránh trình bày sự sâu xa của nền văn hóa Trung quốc. Cũng có lẽ họ không tin rằng nền văn hóa Trung quốc có một cái tinh thần, hoặc họ không dám trình bày cái tinh thần của văn hóa truyền thống của chúng ta. Nói giản dị, ĐCSTQ vô thần không thể nào trình thấy được cái tinh thần của văn hóa Trung quốc, mà đặc điểm là tin và tôn trọng thần, nghĩa, hiếu, tín, thiện, công lý, đi theo điều chân chính, trí huệ và tín, trong bao nhiêu thứ khác.

Có một màn liên quan đến Đạo trong buỗi lễ khai trương, mà trình diễn màn Thái Cực. Thật đáng thương là các diễn viên trộn lẫn vào đó rất nhiều các động tác của quân đội, như là bò và uốn éo, hoàn toàn làm méo mó các động tác Thái Cực. Nhóm thể thao gia trình diễn một màn gọi là ‘Phù hiệu Thái Cực’. Phải có tối thiểu một số ý nghĩa văn hóa nơi đó nếu chúng được trình bày Phù hiệu Thái Cực thật, vì đó là dấu hiệu của văn hóa Đạo gia. Nhưng, có lẽ các giám đốc lo sợ rằng trình bày cái phù hiệu như vậy, có thể là bị gọi là tuyên truyền ‘mê tín phong kiến,” vì vậy không có dấu hiệu của nó trong lễ khai mạc. Tôi không có ý nói rằng phải có nó, nhưng từ đó cho thấy rằng tâm lý Trung Cộng có tác động bên sau bức màn. Nó không thật sự muốn trình bày văn hóa truyền thống Trung quốc, vì đó là trực tiếp trái ngược với điều mà ĐCSTQ tuyên truyền..

Trong buổi lễ, chữ “hài hòa” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Nhưng, đó không gì hơn là lời nói miệng đối với hình ảnh một ‘xã hội hài hòa’ mà ĐCSTQ muốn trình bày. “Hài hòa” là một kết quả, không phải một phương tiện để đạt đến. “Hài hòa” là kết quả tốt của sự tôn trọng Trời Thần, và chú ý đến nhân, nghĩa, lễ, trí và tín. Nó là một trạng thái tự nhiên đạt được bởi một xã hội mà tôn trọng Chân Thiện và Nhẫn. Nếu không có chân và tín, người ta hài hòa với cái gì? Những loạt các điều dối trá trong buổi lễ khai mạc, như là một em bé gái nháy miệng ca thế cho một bé gái thật đã ca mà không đẹp bằng, các hình ảnh pháo bông giả làm bởi máy vi tính, những diễn viên người Hán thay cho người dân thiểu số, chơi dương cầm giả và giả tuổi các vận động viên tranh tài, tất cả đã mang đến xấu hổ cho quốc gia Trung quốc và ý nghĩa của Thế Vận Hội. Khi ĐCSTQ quyết định truyền bá sự ‘hài hòa’ theo cách của nó, đó chính là bóp chết tinh thần của văn hóa truyền thống Trung quốc và nó không từ một cố gắng nào để tiêu trừ những công dân tốt mà tin vào Chân Thiện Nhẫn. Làm sao một xã hội như vậy thật sự có sự hài hòa chứ?


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/8/24/184635.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/9/13/100615.html
Đăng ngày 20-9-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share