Bài viết của một học viên Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 28 – 11 – 2012] Thông qua sự việc này, tôi nhận ra rằng khả năng điều phối được cải thiện thông qua việc học Pháp và tu luyện, thay vì sử dụng những cách của người thường khi làm việc. Cách làm của người thường sao có thể hình thành một nhóm Đại Pháp? Khi tâm tính của nhóm đề cao, tất cả mọi người đều trở nên có trách nhiệm, sự phối hợp tự nhiên sẽ được cải thiện. Vì vậy, tôi và các đồng tu đã cam kết bắt đầu từ những điều cơ bản nhất: khôi phục việc học nhóm và chia sẻ.

– Tác giả

Kính chào Sư phụ từ bi vĩ đại!

Xin chào các bạn đồng tu!

Dưới đây là những thể ngộ của tôi về việc tu bỏ những quan niệm con người, thay đổi quan niệm, và phối hợp với chỉnh thể các đệ tử Đại Pháp thông qua công tác điều phối.

1. Loại bỏ sợ hãi, buông bỏ tự ngã và gánh vác trách nhiệm điều phối

Các học viên Pháp Luân Công ở thành phố của tôi bị đàn áp nghiêm trọng hơn so với bất kỳ khu vực nào khác trong vùng, đặc biệt là ngay trước và sau Thế vận hội Olympic 2008. Môi trường tu luyện của chúng tôi đã bị phá hoại. Khoảng cách giữa các học viên cũng bị nới rộng. Khi chúng tôi thấy các khu vực khác làm tốt,chúng tôi rất lo lắng về tình hình của mình và mong muốn rằng vùng của chúng tôi có thể trở nên thành thục hơn.

Một trường năng lượng tích cực có thể ức chế và giải thể tất cả tà ác. Tuy nhiên, tôi không bao giờ dám gánh vác trách nhiệm điều phối, bởi vì tôi nghĩ rằng nó quá nguy hiểm. Sau khi được thả về từ một trại lao động cưỡng bức, tôi quyết định chỉ giảng chân tướng cho những người mà tôi biết và viết bài để đăng trên mạng. Tôi cảm thấy an toàn hơn nhiều khi nói chuyện với riêng từng người bởi vì tôi có thể xác định được mức độ đáng tin cậy của họ, và đăng các bài viết trên mạng vì không có ai biết tôi là người đã viết chúng.

Tuy nhiên, từ nửa sau năm 2011, hầu hết các học viên nói chuyện với tôi lúc nào cũng nhắc đến vấn đề chỉnh thể, vì vậy tôi cảm thấy rằng Sư phụ đang đẩy tôi bước về phía trước. Lúc đầu, tôi luôn lảng tránh khi các học viên nói rằng tôi thích hợp trong vai trò của một điều phối viên. Tôi nói rằng tôi chỉ muốn làm những gì mà tôi muốn làm.

Học viên A nghĩ rằng tôi cần đặt việc cứu độ chúng sinh làm ưu tiên hàng đầu thay vì chỉ làm các hạng mục mà tôi muốn làm, và tất cả chúng tôi cần làm những gì Đại Pháp cần nhất. Lời nói của học viên này đã giúp tôi nhận ra tâm sợ hãi của mình, và việc tôi đang mượn lý do làm việc cho các hạng mục để che đậy tâm sợ hãi đó. Thông qua học Pháp, tôi ngộ ra rằng cựu vũ trụ đã chệch khỏi đặc tính ban đầu và khởi nguyên của các sinh mệnh là vị tư. Khi các sinh mệnh đó trải qua những tương tác xã hội, họ sẽ trở nên vị tư hơn, sau đó tầng thứ rớt xuống và ngày càng trở nên xấu.

Tôi tin rằng điều Sư phụ muốn là các giác giả vô tư vô ngã trong vũ trụ mới. Vì vậy, các đặc tính vốn có của chúng ta đang được tôi luyện trong tu luyện, phối hợp chỉnh thể và cứu độ chúng sinh để chúng ta có thể đáp ứng được tiêu chuẩn vô ngã của vũ trụ mới. Chỉ trong quá trình tái tạo mới của vũ trụ mà một sinh mệnh mới có thể mang danh đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp và gánh trên vai sứ mệnh thiêng liêng là cứu độ chúng sinh. Vì vậy, khi khu vực của chúng tôi cần một điều phối viên, tôi nghĩ rằng mình cần phải chủ động gánh vác trách nhiệm.

Có một điều kỳ diệu đã xảy ra: Tôi để một số thông tin mà tôi định sử dụng cho các bài viết giảng chân tướng trong một thư mục máy tính, nhưng sau đó tôi không thể tìm thấy chúng. Cuối cùng, tôi đã tìm thấy chúng trong một thư mục con của một thư mục khác. Tôi nghĩ rằng Sư phụ đã dùng điều này để giúp tôi nhận ra rằng tôi nên đặt việc phối hợp chỉnh thể làm ưu tiên hàng đầu của mình.

Hạng mục đầu tiên mà tôi cần điều phối là giải cứu học viên B. Chúng tôi đã vạch trần tà ác với cộng đồng địa phương, đồng thời liên lạc với gia đình anh ấy và các luật sư. Học viên B đã bị chính quyền giám sát và liệt vào một trong những nhân vật chủ chốt. Tôi liên lạc thường xuyên với anh ấy và không biết liệu mình đã bị lộ chưa. Vì lý do an toàn, một số học viên đã khuyên tôi không nên tham gia, mà hãy tìm một hoặc hai học viên khác chưa bị lộ để liên lạc với gia đình anh ấy và các luật sư. Tuy nhiên, chỉ có học viên C và tôi biết rõ gia đình đó. Vì C bị theo dõi nhiều hơn tôi, tôi không thể để cô ấy mạo hiểm, vì vậy tôi muốn tự mình làm điều đó.

Khi lần đầu tiên tôi đi cùng gia đình anh ấy tới gặp luật sư, ông ấy cho biết ông ấy bị lực lượng an ninh thành phố theo dõi và cảnh sát đã yêu cầu gặp ông ấy vào ngày hôm sau. Khi tôi hỏi rằng có phải ông ấy bị bắt giữ vì đại diện cho các học viên không, luật sư nói rằng các thành viên trong gia đình không nên gặp rắc rối về việc thuê luật sư, vì đó là quyền hợp pháp của họ, và các luật sư chỉ làm công việc của họ và sẽ không có gì xảy ra với họ. Chỉ các học viên Đại Pháp đi cùng mới có thể sẽ bị theo dõi và bị cảnh sát bắt giữ, ông nói thêm.

Vừa nói, ông đặt điện thoại di động của mình lên bàn như thể muốn dò xét phản ứng của tôi. Tôi nhận ra rằng tất cả những điều này đang nhắm vào tâm sợ hãi của tôi để xem liệu tôi có dám bước tiếp. Tôi nghĩ rằng tôi nên sử dụng chính niệm để đối mặt với thử thách này. Là một đệ tử Đại Pháp trợ Sư Chính Pháp, tôi đang làm một việc chân chính nhất trong vũ trụ. Tà ác không là gì cả và cần bị tiêu diệt.

Sau đó, mỗi khi đến gặp gia đình đó hoặc luật sư, tôi thường bảo trì chính niệm bên cạnh việc thận trọng để giữ an toàn. Trong khi đó, ngày càng có nhiều học viên bắt đầu tham gia hỗ trợ. Họ phát chính niệm, chia sẻ thể ngộ và viết bài vạch trần tà ác. Dần dần chúng tôi đã hình thành một chỉnh thể và công việc giải cứu học viên cũng tiến triển. Với sự bảo hộ từ bi của Sư phụ và chính niệm của các học viên, tôi cảm thấy an toàn và được bảo hộ, và tâm sợ hãi của tôi đã giảm bớt rất nhiều.

Trong quá khứ, tôi có chấp trước vào làm các việc, dẫn đến việc tôi bị đàn áp. Tôi đã coi khối lượng công việc mình làm như một thước đo cho mức độ tinh tấn và tâm tính của bản thân. Suy nghĩ này đã làm tôi chệch khỏi Pháp, nhưng tôi lại cảm thấy hài lòng với bản thân mình và cho rằng mình đang tu luyện tốt. Kết quả là, tà ác đã lợi dụng sơ hở này để bức hại tôi.

Thông qua học Pháp, tôi nhận ra rằng, là người tu luyện chân chính, chúng ta cần nỗ lực hết sức trong mỗi hạng mục Đại Pháp, dù lớn hay nhỏ; tôi cũng cần phải xem mỗi hạng mục điều phối như việc tu luyện và duy trì tâm thái của một người tu luyện. Tôi phải đi làm, chăm sóc cha mẹ già ở nhà, và điều phối các hạng mục cứu độ chúng sinh. Tuy nhiên, dù bận thế nào, tôi vẫn đặt việc học Pháp làm ưu tiên hàng đầu của mình. Nếu một ngày tôi chưa học Pháp, tôi sẽ đặt mọi việc khác sang một bên cho đến khi đã hoàn thành việc học Pháp. Kết quả là, tôi đã trở nên minh mẫn và có tổ chức hơn.

Các học viên trong khu vực của chúng tôi đã nhận thức được rằng học Pháp nhóm là nền tảng để củng cố chỉnh thể. Với nỗ lực của tất cả mọi người, một vài nhóm học Pháp đã được hình thành, và tôi cũng tham dự một nhóm học Pháp. Trong hai buổi học đầu tiên, sau khi học Pháp, tôi đã lập tức thảo luận về các hạng mục với tất cả mọi người. Chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian mà không thu được nhiều kết quả, do đó, dần dần các học viên mất đi nhiệt tình tham dự các buổi học. Vấn đề ở đây là gì? Tôi nhận thấy rằng mình đã bị sa vào cách người thường làm việc. Vì vậy, tôi đã điều chỉnh bản thân mình. Từ đó về sau, sau khi học Pháp, chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm, và các học viên cảm thấy rằng họ có nhiều thu hoạch từ việc này. Chúng tôi dành lại một chút thời gian để thảo luận về các hạng mục. Khi tâm tính của chúng tôi đề cao, tất cả mọi người đã tự chủ động ​​đảm nhiệm nhiệm vụ, và bất cứ khi nào có hạng mục cần sự giúp đỡ, các học viên đều sẵn sàng hỗ trợ.

Học viên D bị nghiệp bệnh nghiêm trọng và phải nhập viện. Tôi thường đến phát chính niệm cho cô ấy và giúp cô ấy hướng nội, nhưng tình trạng của cô ấy vẫn không cải thiện. Bệnh viện đã thông báo với gia đình của cô ấy về tình trạng nguy kịch của cô và họ phải đặt thiết bị theo dõi và máy thở cho cô. Các học viên cảnh báo tôi rằng D đã không chú tâm học Pháp trong một thời gian dài. Sau khi bàn bạc, chúng tôi quyết định sẽ không chỉ chia sẻ, mà còn học Pháp với cô ấy khi chúng tôi đến thăm cô. Học viên E đã sử dụng giờ nghỉ trưa của mình và chịu đựng cái nóng thiêu đốt của mùa hè trên một chiếc xe buýt đông đúc để đi đến bệnh viện học Pháp cùng D.

Sau một thời gian, với nỗ lực của cả nhóm, học viên D đã có thể rời viện, và cô ấy đã chủ động lên kế hoạch học Pháp. Ban ngày, các học viên cao tuổi học Luận ngữ, Hồng Ngâm và Chuyển Pháp Luân với cô. Buổi tối, các học viên trẻ học các bài kinh văn gần đây của Sư phụ với cô.

Một tuần sau đó, tôi thấy học viên D đã thay đổi rất nhiều. Tinh thần của cô đã khởi sắc, gương mặt của cô trở nên tươi sáng, và cô đã có thể ăn uống trở lại. Cô ấy đã có thể tỉnh táo khi học Pháp và học được cách hướng nội. Khi tôi đọc một bài kinh văn mới với cô ấy, tôi cảm thấy rằng chúng tôi đang tắm mình trong năng lượng của Đại Pháp, tâm trí của chúng tôi được Pháp lấp đầy, và Pháp Luân xoay quanh cơ thể của chúng tôi. Tôi có thể thấy D cẩn thận học Pháp. Khi tôi rời nhà cô ấy, tôi cảm thấy một niềm vui không thể diễn tả và tôi cảm nhận được sâu sắc sự kỳ diệu của việc học Pháp.

Tôi chợt hiểu điều Sư phụ giảng:

“Có một câu nói ở Trung Quốc: ‘Triêu văn đạo, tịch tử khả.'” (Giảng Pháp tại Pháp hội ở châu Âu)

Khi một người đã đồng hóa với Đại Pháp, người đó có còn là một người thường không? Tà ác có thể chạm tới người đó nữa không? Qua kinh nghiệm này, tôi hiểu sâu sắc hơn lý do Sư phụ nhiều lần nhắc nhở chúng ta học Pháp. Trong quá trình giải cứu học viên B, tôi đã chủ động thông báo với các học viên về tình thế của chúng tôi và những gì mà luật sư và gia đình anh ấy sẽ cần phải làm ở bước tiếp theo. Tôi hy vọng rằng tất cả mọi người sẽ tăng cường phát chính niệm, thu thập và cung cấp thông tin về các cơ quan tham gia vào cuộc đàn áp, tải về và phân phối các bài viết vạch trần tà ác. Tuy nhiên, tôi đã không nhận được nhiều phản hồi từ các đồng tu.

Tôi đã hỏi một vài học viên về tiến độ triển khai công việc và thấy rằng nhiều thứ đã không được làm. Tôi cảm thấy rất mệt mỏi. Một số học viên nói rằng tôi đang hô hào khẩu hiệu, có tâm chấp trước vào làm các việc, can thiệp người khác về con đường mà họ nên đi, v.v. Tôi cảm thấy mình bị đối xử bất công và bắt đầu phàn nàn về các học viên trong tâm: “Không phải là chúng ta muốn trở thành một chỉnh thể sao? Tại sao không ai hợp tác khi chúng ta cần phải hành động?

Tôi hoài nghi không biết có nên tiếp tục nữa không. Tôi thực sự muốn bỏ làm điều phối viên, nhưng phần Thần của tôi lại rất minh bạch: Địa phương của chúng tôi chỉ mới bắt đầu phối hợp như một chỉnh thể, và tà ác trong không gian khác đang cố gắng can nhiễu chúng tôi để ngăn chúng tôi hình thành một chỉnh thể một cách tuyệt vọng. Nếu tôi thoái thác khó khăn vào thời điểm này thì tôi sẽ bước trên con đường do cựu thế lực an bài.

Tôi cố gắng chế ngự những cảm xúc tiêu cực của mình. Tôi mơ hồ cảm thấy rằng mình đã có thiếu sót và đó là lý do tại sao mọi thứ không diễn ra tốt đẹp. Tôi đã bình tĩnh lại để tìm ra nguyên nhân. Tôi tìm thấy một trong những vấn đề chung của nhóm: Nhóm học Pháp đã không được phổ biến đủ rộng rãi, và không có đủ sự chia sẻ giữa các học viên hay sự tương tác giữa các điều phối viên, v.v.

Khi tôi chia sẻ những suy nghĩ này với học viên A, anh ấy chỉ ra rằng có một vấn đề trong cách tiếp cận công việc của tôi. Tôi đã làm việc như một người thường làm việc trong các tổ chức: Khi giám đốc ra chỉ lệnh, những người dưới quyền làm theo. Một nhóm tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp là hoàn toàn khác: Mỗi phần tử đều có con đường riêng của mình. Đồng thời, tất cả mọi người cùng học Pháp, chia sẻ, tinh tấn và hình thành một chỉnh thể. Khi tâm tính đề cao, mọi thứ tự nhiên sẽ trở nên dễ dàng hơn và công tác điều phố sẽ trở nên ít mệt mỏi hơn.

Những lời của học viên A đã làm tôi tỉnh ngộ. Anh ấy đã giúp tôi nhận ra rằng tôi đã hướng ngoại, trong khi gốc rễ của vấn đề nằm ở bản thân tôi. Mặc dù tôi sẵn sàng làm việc như một người tu luyện nhưng cách nghĩ và cách làm việc của tôi giống như một người thường. Điều đó chẳng phải là trường hợp một người thường làm công tác Đại Pháp sao? Chẳng phải đã cho tà ác lý do để phá hoại việc phối hợp chỉnh thể sao? Đó là lý do tại sao những nỗ lực của tôi vấp phải nhiều trở ngại như vậy. Tôi cũng nhận ra những yếu tố độc hại của văn hóa Đảng Cộng sản trong cách làm việc của mình: nông cạn, nói chuyện với những người khác một cách vô tâm, kêu gọi hỗ trợ mà không nghĩ cho những người khác, và không làm việc kỹ lưỡng và tỉ mỉ. Ví dụ, tôi đã không báo trước cho những người khác biết về thời gian và địa điểm cụ thể để phát chính niệm và những việc liên quan đến hạng mục gọi điện thoại giảng chân tướng; hoặc tôi đã không chỉ cho các học viên nơi tải các tài liệu giảng chân tướng và nên phát chúng ở đâu. Dĩ nhiên, tôi không thể tự mình làm tất cả những việc này, nhưng tôi vẫn giữ chúng độc quyền. Chấp trước chứng thực bản thân ẩn sâu của tôi đã hình thành mà tôi không tự biết.

Sư phụ giảng:

“Có thành ý mong mọi người cùng nhau làm việc tốt, chư vị thử xem kết quả sẽ như thế nào?”(“Phụ đạo như thế nào”, Tinh tấn yếu chỉ)

Khi phát hiện ra những chấp trước này, tôi đột nhiên cảm thấy nhẹ nhõm như xả bỏ được một gánh nặng. Sau đó, khi có một học viên bị tà ác lợi dụng để truyền bá những tin đồn phá hoại nhóm, tôi đã không để nó kéo tôi xuống.

Sư phụ giảng:

“Vì sao trong đệ tử Đại Pháp xuất hiện người như vậy, phát sinh loại sự việc như thế? Họ chẳng phải chính là nhắm vào những người đó mà đến sao? Nhắm vào những cái tâm con người kia mà đến? Nhất định là như vậy. Trong tu luyện không có việc gì là vô duyên vô cớ cả. Khi trong chúng ta xuất hiện trạng thái không đúng đắn và hành vi của người không tốt, thì là nhắm vào nhân tâm mà đến.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC [2009]”)

 “..trong tu luyện cần tự xét mình thật nhiều. Bất kể là xuất hiện vấn đề gì, đầu tiên hãy tự xét mình, xét nhóm mà lúc đó làm việc, khả năng là sẽ tìm thấy gốc rễ của vấn đề.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC [2009]”)

Trong khi học Pháp nhóm, tôi đã phơi bày những chấp trước của mình với các học viên và chia sẻ thể ngộ của tôi dựa trên Pháp. Một học viên nói: “Các đệ tử Đại Pháp trong vùng chúng ta đã dần dần hình thành một chỉnh thể khiến tà ác kinh sợ. Chúng ta phải tu luyện bản thân mình tốt, buông bỏ tự ngã, vững vàng phối hợp với nhau và hình thành một chỉnh thể không thể bị phá hoại. Khi đó, tà ác sẽ không thể can nhiễu chúng ta và toàn bộ nhóm của chúng ta sẽ trưởng thành hơn”.

Thông qua sự việc này, tôi nhận ra rằng khả năng điều phối được cải thiện thông qua việc học Pháp và tu luyện, thay vì sử dụng những cách của người thường khi làm việc. Cách làm của người thường sao có thể hình thành một nhóm Đại Pháp? Khi tâm tính của nhóm đề cao, tất cả mọi người đều trở nên có trách nhiệm, sự phối hợp tự nhiên sẽ được cải thiện. Vì vậy, tôi và các đồng tu đã cam kết bắt đầu từ những điều cơ bản nhất: khôi phục việc học nhóm và chia sẻ.

3. Phối hợp với chỉnh thể để trở thành một lạp tử của Đại Pháp

Các điều phối viên trong khu vực của chúng tôi có những thể ngộ khác nhau về việc sử dụng luật pháp để giải cứu học viên B. Tôi đã nhấn mạnh nhiều lần tầm quan trọng trong cách tiếp cận của tôi, nhưng họ nghĩ có một cách khác phù hợp hơn cho nhóm. Tôi nghĩ rằng mình không nên bị ám ảnh bởi bản thân cách tiếp cận. Khi tôi không thể hạ bỏ ý kiến riêng của mình, thì thực chất là tôi đang chứng thực bản thân.

Tôi nhận ra rằng nếu các điều kiện cho cách tiếp cận của mình chưa chín muồi, tôi không nên ngoan cố bám vào nó. Kết quả bên ngoài không quan trọng bằng quá trình vạch trần tà ác và giảng rõ sự thật cứu độ chúng sinh. Tôi không còn áp đặt ý kiến của riêng mình lên những người khác; thay vào đó, tôi đã đồng ý với các đề xuất của những điều phối viên khác. Khi ngừng cố chấp vào ý tưởng của riêng mình, tôi đã có thể lắng nghe ý kiến của họ tốt hơn.

Các điều phối viên thường lắng nghe những ý kiến khác nhau từ các học viên khác, và đôi khi thậm chí còn bị chỉ trích là làm sai hoặc hiểu nhầm người khác. Trước đây, khi gặp phải những mâu thuẫn như vậy, tôi sẽ cố giải thích hoặc bảo vệ bản thân mình. Một lần, tôi đã tranh cãi với một học viên và phê bình giọng điệu lời nói và thái độ của anh ấy, nói rằng anh ấy đã không hướng nội. Sau đó, tôi cảm thấy rất tệ vì những điều mà mình đã nói.

Nhờ học Pháp, tôi hiểu rằng đúng hay sai trên bề mặt là không quan trọng. Các vị Thần chỉ nhìn xem tâm tính của một người đã đề cao hay chưa. Chẳng phải nghe những lời khó chịu là một cơ hội tốt để tu bỏ chấp trước vào việc giữ thể diện sao? Bây giờ, khi nghe những ý kiến khác nhau, tôi sẽ cố hiểu thiện ý của các học viên và tự nhắc mình rằng cho dù điều học viên đó nói chỉ có một phần nhỏ sự thật, tôi nên lắng nghe và biết ơn anh ấy. Tôi muốn bảo trì suy nghĩ từ bi và không quan tâm đến việc giữ thể diện. Trước đây, tôi từng có nhiều suy nghĩ tiêu cực về các đồng tu và thích nói về những khuyết điểm của họ. Tôi thấy rằng những quan niệm này được hình thành bởi tâm tật đố và tâm hiển thị, và chúng đã gây tổn hại cho cả nhóm. Sư phụ muốn chúng ta có những suy nghĩ tích cực và từ bi về các đồng tu và người thường, vì vậy tôi đã cố gắng tu bỏ những suy nghĩ tiêu cực này và tự nhắc bản thân mình chỉ nên nhìn vào mặt tích cực của các học viên. Một người tu luyện cần bỏ qua những mặt chưa tu đạt của các học viên khác.

Sư Phụ giảng:

“Dù mọi người làm việc một cách tập thể hay là tự mình làm việc đơn lẻ, thì điều mọi người làm đều là việc đồng dạng, đó chính là chỉnh thể. Đều giảng chân tướng, phát chính niệm, học Pháp, về cụ thể làm các việc khác nhau, ‘phân công hữu trật, tụ chi thành hình, hoá chi vi lạp’.” (“Giảng giải Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào tiết Nguyên Tiêu 2003”)

Chỉnh thể chính của các đệ tử Đại Pháp, các đệ tử ở Trung Quốc đại lục, đã tiếp tục bước đi trên con đường Đại Đạo. Tôi thấy rằng một điều phối viên trước tiên phải là một đệ tử Đại Pháp và làm tốt ba việc. Một người không nên chỉ thỏa mãn với việc lên kế hoạch và điều phối công việc, trong khi lại chểnh mảng giảng chân tướng cứu độ chúng sinh, vì vậy tôi đã chú ý đến nó mọi lúc mọi nơi. Ví dụ, khi địa phương của chúng tôi triển khai kế hoạch phát chính niệm liên tục, tôi đã nhận phát chính niệm vào 10 giờ tối hàng ngày. Tuy nhiên, đôi lúc tôi đã bận rộn và lỡ mất việc phát chính niệm. Một ngày nọ, tôi đột nhiên nhận ra rằng lời hứa nhận một thời điểm nào đó để phát chính niệm là một lời cam kết với chỉnh thể và chúng sinh. Nếu tôi không làm tốt, tôi sẽ làm giảm sức mạnh của cả nhóm. Vì vậy, ngoài việc phát chính niệm vào những thời điểm phát chính niệm toàn cầu đã định, tôi phải đảm bảo việc phát chính niệm vào lúc mười giờ mỗi tối. Khi các học viên từ những khu vực khác đến cơ quan an ninh công cộng ở địa phương chúng tôi để đưa các tài liệu giảng chân tướng, tôi đã đi đến đó để phát chính niệm ở cự li gần. Mỗi khi họp lớp và gặp gỡ bạn bè, hoặc khi đi mua sắm hay bắt taxi, tôi luôn cố gắng cứu thêm nhiều chúng sinh. Tôi đưa cho họ những DVD Biểu diễn Nghệ thuật Thần Vận và Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản, khuyên mọi người thoái xuất Đảng Cộng sản Trung Quốc và giảng rõ sự thật. Nói ngắn gọn, tôi cố gắng làm tất cả những gì mà tôi có thể.

Tôi biết rõ rằng tôi còn xa mới đạt được tiêu chuẩn các đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp. Khi nghĩ lại việc tôi đã vấp ngã trên con đường tu luyện như thế nào, tôi nhận ra rằng Sư phụ đã nhiều lần cấp cho tôi cơ hội để làm tốt. Tôi biết Sư phụ đã cứu độ tôi. Tôi chỉ có thể xứng đáng với sự mong đợi của Ngài và bảo đảm rằng tôi sẽ làm theo những yêu cầu của Sư phụ. Tôi sẽ xứng đáng với cơ hội trân quý vạn năm có một này.

____________________________________

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/11/28/明慧法会–做个圆容整体的法粒子-264516.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/12/11/136633.html
Đăng ngày 31-12-2012. Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share