Cũng một gậy cảnh tỉnh

Trong Chính Pháp thì hết thảy những gì cuối cùng của vũ trụ đều sẽ [qua] giải thể và tái tạo mà được sinh thành lại mới; thời khắc Pháp Chính Nhân Gian càng ngày càng đến gần. Năm năm qua các đệ tử Đại Pháp trong chứng thực Pháp đã gây dựng uy đức của Thần, trong chính niệm chính hành ngay tại không gian con người mà cứu độ rất nhiều chúng sinh và con người thế gian, đã tiêu trừ một lượng lớn lạn quỷ và các nhân tố của cựu thế lực; về bề mặt xã hội người thường mà xét, đã giải bớt đi hình thế bức hại của tà ác, khiến chúng sinh và con người thế gian thoát khỏi sự khống chế của các sinh mệnh không gian khác và các nhân tố đang can nhiễu đến Đại Pháp; con người đã bắt đầu tỉnh táo chú ý và suy xét kỹ về cuộc bức hại nhắm vào đệ tử Đại Pháp và con người thế gian, đã bắt đầu khiến những kẻ tà ác nào tham gia bức hại các đệ tử Đại Pháp tại thế gian phải khiếp đảm run sợ, và co rút bản tính tà ác lại rất nhiều, thậm chí có những kẻ hành ác đã từ bỏ việc bức hại các đệ tử Đại Pháp, qua đó khiến tình thế được cải thiện rất nhiều. Đó là nhờ [những việc] mà các đệ tử Đại Pháp chính niệm chính hành thực hiện trước khi Pháp Chính Nhân Gian mà thành. Các đệ tử Đại Pháp đã trở thành các “đồ [đệ] Đại Pháp” – những sinh mệnh của Đại Pháp được tạo thành trong Chính Pháp đang khiến chư Thần phải trầm trồ thán phục. Con đường mà các đệ tử Đại Pháp đi khi chứng thực Pháp là vừa tu bản thân, đồng thời cứu độ chúng sinh, cũng vừa phối hợp theo yêu cầu của Chính Pháp vũ trụ, giải thể thanh trừ đám hắc thủ và lạn quỷ tà ác cũng như các nhân tố bức hại và can nhiễu do các loại cựu thế lực an bài vốn gây tác dụng phản diện đến Chính Pháp và hành ác đối với các đệ tử Đại Pháp; đó chính là con đường hoàn chỉnh của tu luyện, viên mãn, và trở thành các chư Thần vĩ đại mà các đồ [đệ] Đại Pháp đang đi.

Trái lại, [với] những ai vẫn trốn ở nhà làm cái gọi là ‘học Pháp’, thì dù vì cớ gì đi nữa, đều là do không vứt bỏ được chấp trước tạo thành như vậy. Những vị đó thậm chí còn [quần tụ] thành những nhóm nhỏ, trao đổi với nhau những lời bực tức chê oán, đối đãi tiêu cực với việc chứng thực Pháp của các đệ tử Đại Pháp và với tất cả những gì đệ tử Đại Pháp làm; [họ] không ngừng bới tìm những khuyết điểm của học viên và thiếu sót xuất hiện trong quá trình tu luyện, thậm chí còn phao tin đồn cả trong và ngoài nước; toàn làm những việc mà tà ác đắc ý, trợ giúp tà ác trong cuộc bức hại này. Có vị nói: “Tôi chỉ [cần] đọc «Chuyển Pháp Luân», không đọc kinh văn mới.” Các vị có còn là đệ tử của tôi nữa không? Tôi bảo chư vị rất rõ: trước ngày 20 tháng Bảy năm 1999 là giai đoạn tu luyện cá nhân và nhận thức Pháp, trong khi nhận thức Pháp có thể đạt đến trình độ viên mãn; nhưng đó chưa phải là kết thúc tu luyện của các đệ tử Đại Pháp; 5 năm sau đó này đây, chính là 5 năm hình thế đảo ngược, xét xem ai thật ai giả (1), đào thải những [ai] không phải là chân tu, đồng thời dựng lập uy đức của các đệ tử chân tu Đại Pháp và cứu độ chúng sinh. Tại sao mỗi từng sinh mệnh [đều] cần Đại Pháp và tôi đích thân truyền độ? Nói thẳng ra: một sinh mệnh như thế nào mới xứng [đáng] được Đại Pháp của vũ trụ đến [cứu] độ? Một sinh mệnh được cứu độ ấy chỉ có thể xấp xỉ với viên mãn cá nhân thôi sao? Thế nào mới xứng với ‘đồ [đệ] Đại Pháp’? Phải chăng là mấy vị trốn ở nhà và làm cái gọi là ‘học Pháp’? Là mấy vị chỉ muốn thu hoạch những gì từ Đại Pháp nhưng lại không muốn hy sinh gì cho Đại Pháp cả? Nhất là những đệ tử nào khi bị bức hại đã không muốn nói lên lời công bằng cho Đại Pháp, lại còn đòi hỏi từ Đại Pháp trong cái gọi là ‘đọc sách tại nhà’, đó là loại người nào vậy? Chư vị có thể tự mình phán xét rõ ngay.

Sư phụ đã thấy nguy hiểm đang tiến đến chư vị. Tôi không thừa nhận an bài của cựu thế lực, kể cả cuộc bức hại này; nhưng tôi biết rằng các cựu nhân tố bị tấn công trong Chính Pháp — dù sớm hay muộn — cũng có kẻ nào đó làm như vậy. Nói cách khác, cuộc bức hại này nếu không xảy ra là tốt nhất — nếu không xảy ra thì tôi sẽ bảo chư vị đi theo con đường nhắm thẳng vào tình huống đó — nhưng cuộc bức hại vẫn xảy ra; như vậy tôi lợi dụng nó để các đệ tử Đại Pháp phủ định bức hại trong khi chứng thực Pháp, từ đó dựng lập uy đức của các đệ tử Đại Pháp. Các vị tưởng rằng phải hợp theo tâm sợ hãi và tâm cầu an nhàn của các vị, [theo] các loại mong muốn của [riêng] các vị, thì đó mới là con đường tu luyện của các đệ tử Đại Pháp phải không? Các vị tưởng rằng tu hành và tín ngưỡng [của] các tôn giáo trong lịch sử mới là tu luyện duy nhất thôi sao? Nếu như hết thảy những gì trong Tam giới và lịch sử con người đều được an bài cho Chính Pháp vũ trụ, thì lịch sử đó chỉ là việc Đại Pháp thông qua quá trình lịch sử mà tạo nên chúng sinh, nhân loại cùng phương thức tư tưởng và văn hoá của con người mà thôi; nhờ đó mà đến thời Đại Pháp hồng truyền sẽ khiến tư tưởng con người có thể lý giải được Pháp, hiểu được Pháp là gì, tu luyện là gì, cứu độ chúng sinh là gì, v. V. Cũng như các hình thức tu luyện. Nếu đúng như vậy, thì hết thảy tu luyện và tín ngưỡng trong lịch sử đều chẳng phải [chính] là đặt định ra văn hoá tại thế gian cho Chính Pháp vũ trụ sau này? Con đường ‘người thành Thần’ là gì? Chư Thần trên thiên [thượng] đều nói rằng tôi lưu lại cho con người một chiếc thang bắc lên trời đó.

Còn có vị cho rằng trong cuộc bức hại này, Sư phụ — cũng giống như con người thế gian — đành bó tay chịu không biết làm sao. Chư vị có biết rằng, tên đầu sỏ tà ác tại thế gian kia, ngoại trừ việc cựu thế lực vì muốn lợi dụng nó nên mới đảm bảo cho nó sống đến lúc cái gọi là ‘khảo nghiệm’ kết thúc, thì cũng đều là do tôi chỉ huy các hoạt động tại ở dưới? Chẳng phải có người nói rằng tôi bảo nó nhảy nó phải nhảy, tôi bảo nó điên nó phải điên, tôi bảo nó cuồng nó phải cuồng đó sao? Chẳng phải mọi người đều biết cả ư: hễ tôi nói gì, viết gì, nó đều phải dẫn dắt hầu như toàn thể tập đoàn lưu manh đang bức hại các đệ tử Đại Pháp, cả ngày lẫn đêm, hết thảy đều phải trước tiên “học tập học tập”? Hiện nay thấy rằng vai trò chính trị đã bị tước bỏ, vậy chẳng phải là tà ác lạn quỷ đang nắm nó đã không có tác dụng gì? [Nên] con người mới có thể, mới dám đối đãi với nó như thế. Ngoại trừ tác dụng của Chính Pháp, thì có thể nói chẳng phải chính là các đệ tử Đại Pháp trong khi chứng thực Pháp, khi phản đối bức hại, khi cứu độ chúng sinh, chính niệm chính hành, vạch trần bức hại, phủ định an bài của cựu thế lực, [qua tất cả việc ấy] mà có tác dụng như vậy?

Có vị còn có người nhà bị bắt giam, bị bức hại trong cuộc bức hại này; các vị đã không lập tức cùng mọi người phản đối bức hại, chấm dứt bức hại, làm giảm nhẹ bức hại cho thân nhân, mà lại còn nói những gì như ở nhà học Pháp, rồi ghét bỏ hết thảy những gì học viên làm. [Các vị] có biết rằng người nhà các vị bị bắt mà được giảm bớt bức hại, chấm dứt bức hại, ấy là do các đệ tử Đại Pháp không quản tà ác và nguy hiểm khi phản đối bức hại mà vạch trần và trấn áp tà ác nên được như vậy? Đến lúc người ta ra rồi, thì các vị còn mặt mũi nào để gặp họ không? Các vị đã làm gì cho họ? Người tu luyện không phải là Thần tu luyện, trong quá trình tu luyện ai chẳng có lỗi lầm; vấn đề then chốt là đối đãi [các vấn đề] như thế nào. Có người nhận thức ra được, có người nhận thức không ra; cũng có vị chấp trước vào tâm hoảng sợ cũng như các chủng nhân tố [đến mức] chẳng chịu nhận thức nữa. Tu luyện không phải là đi tranh đấu chính trị [như] người thường; càng không phải là chạy theo quyền lực và lợi ích. Những quan niệm và tập quán nuôi dưỡng mà thành ở xã hội người thường và nơi quan trường ấy ngay ở xã hội người thường đã là [những thứ] chẳng ra gì rồi; trong tu luyện càng phải vứt bỏ [chúng].

Tu luyện chính là con người muốn lên trời, và trở thành Thần; không khó nạn là sao? Trong Phật giáo quá khứ có giảng “bổng hát”, vậy tôi cũng đánh một gậy cảnh tỉnh cho những vị nào không bước ra, và đang đi đến bờ nguy hiểm.

Lý Hồng Chí
Ngày 11 tháng Mười năm 2004

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Ghi chú: (của người dịch, không phải chính văn, chỉ để tham khảo)

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/10/11/86392.html;
Bản tiếng Anh: https://www.clearwisdom.net/emh/articles/2004/10/15/53506.html
Dịch ngày 16-10-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.
▪ bổng hát: tạm dịch là gậy cảnh tỉnh.
▪ quan trường: chốn công đường, quan lại, quan liêu, chính trị.

(1) ai thật ai giả: nguyên bản tiếng Hán là chân hành giả hành; chỗ này người dịch thấy khó dịch quá, tạm hiểu là ai đạt tiêu chuẩn (tu được thật sự) và ai chỉ đạt trên bề mặt (giả) chứ không thật sự (chân); cách dịch ai thật ai giả chỉ là dịch thoáng, không sát nghĩa. Mong đọc giả lượng thứ.

Share