Bài viết của một phóng viên Minh Huệ từ Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-02-2012] Hơn một thập kỷ qua, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã gieo rắc những lời dối trá để vu khống Pháp Luân Công, sự dối trá đó đã đầu độc tâm trí của người dân Trung Quốc. Đặc biệt một số viên chức thuộc Ủy ban Chính trị và Pháp luật, công an, và nhân viên Phòng 610, những người trực tiếp dưới quyền lãnh đạo của Đảng, đã mất đi lương tâm và chỉ đơn thuần bị lợi dụng như một công cụ để bức hại người Trung Quốc. Tuy nhiên, nguyên lý “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” sẽ không bao giờ thay đổi. Vì vậy, các viên chức thuộc Ủy ban Chính trị và Pháp luật, công an, và nhân viên Phòng 610 đã trở thành nhóm người bị đầu độc nặng nhất, và quả báo đã đến với họ từng người một.

Trưởng Phòng 610 của Viện nghiên cứu số 14, thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô đối mặt với quả báo

Phòng 610 là một cơ quan thẩm quyền đặc biệt vượt trên cả các cơ quan thực thi Pháp luật địa phương, các cấp chính phủ, và hệ thống tư pháp toàn quốc. Nó được sử dụng như một mũi nhọn để tấn công Pháp Luân Công. Phòng 610 có thể được so sánh với Gestapo của Đức Quốc Xã. Phòng 610 của Viện nghiên cứu số 14, thành phố Nam Kinh được thành lập vào ngày 01 tháng 04 năm 2000 do Từ Văn Quan làm giám đốc, Trương Trường Ái làm thư ký Ủy ban kiểm tra Pháp luật, và Ngô Thành Ba làm phó giám đốc. Trong số họ, Trương Trường Ái chịu trách nhiệm với các công việc hằng ngày của viện, và ông ta được cấp 10 triệu Nhân dân tệ mỗi năm để bức hại hàng trăm học viên Pháp Luân Công trong Viện.

Thiện hay Ác đều có báo ứng theo sau đó. Kẻ bức hại người tốt sẽ bị trừng phạt bởi thiên thượng. Mặc dù các học viên Pháp Luân Công đã giảng rõ sự thật cho nhiều viên chức Phòng 610, cuộc bức hại vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, quả báo luôn đúng. Con trai duy nhất của Từ Văn Quan đã mắc bệnh tâm thần, và bản thân ông ta từ chức. Ngoài ra, Trương Trường Ái không còn đảm nhận công tác nào ở viện nữa.

Sài Quảng Hưng, phó bí thư Ủy ban Chính trị và Luật pháp của thành phố Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông chết vì bệnh ung thư

Sài Quảng Hưng, 67 tuổi, nguyên là phó bí thư Ủy ban Chính trị và Luật pháp của thành phố Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông. Sau cuộc bức hại quy mô lớn đối với Pháp Luân Công bắt đầu năm 1999, Sài đã sát cánh bên ĐCS Trung Quốc, tích cực tham gia vào việc bức hại và bắt giữ các học viên Pháp Luân Công, khấu trừ tiền lương của họ, và đưa các học viên từng đến Bắc Kinh thỉnh nguyện vào trại cưỡng bức lao động.

Sài đã nhận quả báo vào tháng 01, năm 2012 và chết vì bệnh ung thư. Cái chết của ông ta phù hợp với nguyên lý “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo“.

Trương Bảo Thần, Giám đốc đồn công an tại Công ty TNHH Nhiệt điện Bắc An, chết vì bệnh gan.

Trương Bảo Thần, 50 tuổi, nguyên là giám đốc đồn công an tại Công ty TNHH Nhiệt điện Bắc An, tỉnh Hắc Long Giang. Ông ta từng tích cực tham gia bức hại Pháp Luân Công. Các học viên Pháp Luân Công đã giảng chân tướng cho ông nhiều lần, nhưng ông ta không tin. Ông ta nói: “Tôi bức hại Pháp Luân Công vì không muốn bị mất việc làm và thu nhập”. Ông ta đã bắt các học viên, giữ họ ở đồn công an và đưa họ vào trại cưỡng bức lao động. Những hành động xấu của Trương đã gây tổn hại to lớn đối với các học viên và gia đình họ.

Căn bệnh của Trương phải tiêu tốn của ông ta hàng trăm ngàn nhân dân tệ, và ông ta đã chết vì bệnh vào tháng mười hai, năm 2011. Người đời đã bình luận về hành vi của ông ta như sau: “Trương đi theo ĐCSTQ và bị nhận quả báo. Ông ta giữ được công việc, nhưng không giữ được tính mạng.

Giám đốc Sở cảnh sát thành phố Thông Hóa, tỉnh Cát lâm, chết đột ngột sau khi vợ ông Hoàng Hiểu Tuệ bức hại Pháp Luân Công.

Quan Quốc Khánh, 58 tuổi, nguyên là giám đốc của phòng Ngân sách và Thiết bị của Sở cảnh sát thành phố Thông Hóa, tỉnh Cát Lâm. Quan đã đột ngột tử vong vì bệnh tim vào ngày 21, tháng 01, năm 2012. Đám tang của ông ta được tổ chức vào ngày đầu năm mới.

Vợ của ông, Hoàng Hiểu Tuệ, là phó bí thư của Sở Dịch vụ Công cộng, thành phố Thông Hóa. Bà ta chịu trách nhiệm về việc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Hoàng từng bức hại cô Lưu Vĩ, một học viên Pháp Luân Công làm việc tại Hệ thống cung cấp nước thành phố Thông Hóa. Hoàng đã vô cớ đuổi việc cô Lưu. Bị mất nguồn thu nhập tài chính, gia đình cô Lưu rơi vào khó khăn, và cô không đủ khả năng cho con mình đến trường. Do vậy, cô Lưu đã nhiều lần đề cập với lãnh đạo về công việc của mình, giảng chân tượng cho họ, và yêu cầu được phục hồi lại công việc. Hầu hết các lãnh đạo đều thông cảm với cô, nhưng Hoàng Hiểu Tuệ lại không phê chuẩn cho việc đó.

Cô Lưu đã nói với Hoàng nhiều lần, nhưng Hoàng kiên quyết từ chối yêu cầu của cô. Hơn nữa, Hoàng còn thường xuyên quấy rối học viên dưới quyền và đe dọa họ rằng: “Không một ai được phép tập Pháp Luân Công”.

Nghiệp báo của bà Hoàng đã mang đến cho chồng mình. Chúng tôi vẫn không biết thái độ của Quan Quốc Khánh đối với Pháp Luân Công, nhưng việc làm của vợ ông ấy đã đủ để cả hai nhận nghiệp báo: Quan đột ngột chết trước Tết Nguyên Đán Trung Quốc, bỏ lại gia đình trong sự cô độc khủng khiếp vào ngày đầu năm mới vui vẻ.

Quách Tố Trân và chồng ở đường Tân Truân, quận Đông Châu, thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh chịu nghiệp báo và chết.

Từ năm 2000, Quách Tố Trân đã tích cực hợp tác trong việc bức hại các học viên Pháp Luân Công với Chu Huệ Mẫn, bí thư văn phòng đại diện quận. Cô ta thường hay bàn tính với Chu để tấn công các học viên Pháp Luân Công, và cô ta đã bắt những học viên kiên định nhất vào trại lao động cưỡng bức Ngô Gia Bảo. Mặc dù cô đã chịu đựng nhiều bệnh tật từ những hành động của mình, cô vẫn không cảm thấy ăn năn hối lỗi chút nào.

Ngoài ra, Quách Tố Trân đã kiếm tiền bất chính từ khi Trung tâm tẩy não ở làng La Thái, thành phố Phủ Thuận bắt đầu thành lập năm 2004. Cô ta đã trợ giúp Ngô Vĩ, một trong những bảo vệ của Trung tâm tẩy não, để bức hại và “chuyển hóa” học viên Pháp Luân Công. Những hành động tà ác của cô ta cũng mang lại bệnh tật cho chồng mình, và ông ta đã đột tử tại nhà vào nửa đầu năm 2011. Sau đó, Quách đến sống tại nhà con trai ở tỉnh Tô Châu vào tháng 07, năm 2011, và cô ta đã chết ngay sau khi chuyển đến. Quách đã bức hại những người tốt, điều đó không chỉ làm hại bản thân cô ta, mà còn mang đến tai họa cho gia đình cô.

Trịnh Dũng, Trưởng Phòng An ninh Nội địa quận Thiên Hà, Phòng cảnh sát thành phố Quảng Châu, bị ung thư gan giai đoạn cuối

Trịnh Dũng, 50 tuổi, chịu trách nhiệm bức hại học viên Pháp Luân Công. Vì vậy, vào năm 2011, Trịnh bắt đầu trải qua giai đoạn cuối của bệnh ung thư gan, và nó đã không được chữa khỏi sau phẫu thuật. Bệnh ung thư đã làm ông ta đau đớn khủng khiếp.

Lý Nguyên Tịnh thuộc văn phòng chính phủ ở thị trấn Cừu Trang, thành phố Lang Phường, tỉnh Hà Bắc đã trở thành con dê tế thần của ĐCSTQ

Lý Nguyên Tịnh lo sợ sự khiển trách có thể khiến ông ta bị mất việc và mức lương 2000 tệ mỗi tháng. Vì vậy, ông ta đã đi tuần tra khu vực của mình và xé bỏ bất kỳ tài liệu Pháp Luân Công nào mà ông ta tìm thấy.

Các học viên Pháp Luân Công địa phương đã cố gắng ngăn ông bằng cách giảng chân tướng cho ông. Tuy nhiên, Lý không đồng ý với họ mà còn lập tức thừa nhận hành vi xấu của mình, và thậm chí còn tuyên bố: “Tôi được ĐCSTQ trả tiền, vì vậy tôi chỉ nên nghe nó mà thôi”. Các học viên đã giảng rõ sự thật cho ông nhiều lần, nhưng Lý vẫn duy trì những hành động của mình.

Ngày 26, tháng 12 năm 2011, Lý cảm thấy bị ốm trong văn phòng của mình, và không lâu sau, ông ta đã qua đời. Lý đã qua đời khi mới 49 tuổi giống như một con dê tế thần của ĐCSTQ.

Tôi viết bài này để khuyên người dân và những người đang làm việc trong cơ quan chính phủ rằng không nên phản bội lương tri của mình vì lợi ích nhỏ bé trước mắt, do dù đó là thực thi theo mệnh lệnh.

Pháp Luân Đại Pháp là nguyên lý của vũ trụ và là Phật Pháp. Bất cứ ai bức hại Đại Pháp và những học viên sẽ phải trả giá cho hành động của họ. Những người đã làm quá nhiều việc xấu đều phải hoàn trả đầy đủ trong các kiếp sống của họ, và nếu như điều đó vẫn chưa đủ, họ sẽ phải hoàn trả bằng cách chịu đựng đau khổ cho đến lúc kết thúc tất cả.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/2/4/迫害法轮功-中共各级不法人员遭恶报-252707.html

Bản tiếng Anh:  https://en.minghui.org/html/articles/2012/8/2/134749.html

Đăng ngày: 23-8-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share