Bài viết của phóng viên Minh Huệ Vương Anh

[MINH HUỆ 22 – 07 – 2012] Khi các học viên từ khắp nơi trên thế giới tổ chức các hoạt động đánh dấu sự khởi đầu của những nỗ lực suốt 13 năm nhằm chấm dứt cuộc đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào ngày 20 tháng 07, một cuốn sách mới, State Organs (Tạng nhà nước) , trong đó vạch trần thêm tội ác tàn bạo mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã được xuất bản và phát hành. Đây là một tác phẩm mạnh mẽ tiếp nối ấn phẩm Bloody Harvest (Sự thu hoạch đẫm máu) sẽ cho phép công chúng tìm hiểu về tội ác của ĐCSTQ

Bìa trước của cuốn sách mới State Organs

State Organs được viết bởi các tác giả đến từ 4 châu lục, tại 7 quốc gia, từ những người có nền tảng chuyên môn khác nhau. Đây là một cuốn sách bao gồm các bài tiểu luận đề cập đến việc lạm dụng cấy ghép, mua bán tạng trái với luân thường đạo lý ở Trung Quốc từ các góc độ khác nhau. Nó gồm các bài tiểu luận trong đó tóm tắt các báo cáo của nhân chứng, thông tin chính thức, các mốc thời gian lịch sử và các bài phân tích chuyên sâu về tình hình ở Trung Quốc. Các tác giả cũng thảo luận về cách chống lại việc lạm dụng cấy ghép tại Trung Quốc.

Tiến sĩ Torsten Trey: ĐCSTQ có một nguồn cung cấp tạng bí mật

Tiến sĩ Torsten Trey, phát ngôn viên của Hội Các bác sĩ chống mổ cắp tạng, nói trong bài luận của mình rằng, thông thường, những người hiến tạng đồng ý tự nguyện hiến  tạng, tuy nhiên ở Trung Quốc, theo báo cáo chính thức, hơn 90% nội tạng đến từ các tử tù. Đây hoàn toàn là một sự vi phạm tiêu chuẩn đạo đức y tế của phương Tây, nhưng ngay cả với tuyên bố chính thức này, chỉ có khoảng 2.000-8.000 vụ tử hình mỗi năm, mà lại cung cấp nội tạng cho 10.000-20.000 ca cấy ghép mỗi năm. Do những yếu tố hạn chế nhất định như tuổi tác, tình trạng sức khỏe, các bệnh truyền nhiễm giữa các tù nhân, nhóm máu, các yếu tố mô và thời gian chờ đợi ngắn, lời giải thích chính thức có vẻ không thỏa đáng đối với quá nhiều ca cấy ghép như vậy. Nó gợi lên rằng còn có một nguồn cung tạng khác. Trong khi không có một chương trình hiến tạng công khai thật sự, nó ám chỉ rằng còn có một nguồn tạng bí mật khác.

Bởi vì các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ và kiểm tra thể chất (bao gồm cả các chẩn đoán tốn kém như lấy mẫu máu, xét nghiệm nước tiểu, chụp X-quang, siêu âm), trong khi họ đồng thời bị tra tấn, điều đó làm nảy sinh câu hỏi về mục đích của các thủ tục chẩn đoán. Và theo điều tra của David Matas và David Kilgour trong cuốn “Sự thuhoạch đẫm máu”, nó cho thấy rằng những người theo tập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công chính là chủ nhân của nguồn tạng bí mật.

“Giết người để lấy nội tạng để cấy ghép cho người khác… sẽ dẫn y học cấy ghép cũng như y học nói chung đến chỗ vô lý”, tiến sĩ Trey nói trong bài luận của mình.

Giám đốc của một trường đại học ở Mỹ: ĐCSTQ tuyên án tử hình tù nhân với mục đích mổ cướp tạng của họ

Tiến sĩ Arthur Caplan, Giám đốc Trung tâm Đạo đức Sinh học tại Đại học Pennsylvania, thảo luận trong bài luận của mình về hiện tượng du lịch ghép tạng và buôn bán nội tạng nói chung. Ông nhấn mạnh rằng việc lựa chọn tự nguyện hiến tạng là “cốt yếu” và kết luận rằng việc Trung Quốc thu hoạch nội tạng từ các tử tù hoặc tù nhân bị giam giữ là không phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức của thế giới. Tình thế ở Trung Quốc dẫn đến nguy cơ các tù nhân sẽ bị kết án tử hình để bị mổ cướp tạng.

Tiến sĩ Caplan kêu gọi chấm dứt việc mua bán tạng hiện nay ở Trung Quốc và kêu gọi thế giới “thể hiện một lập trường mạnh mẽ hơn đối với nguồn cung cấp tạng không thể chấp nhận được này.”

“Hệ thống dựa trên nguồn nội tạng từ các tử tù hiện tại phải được thay đổi. Tuy nhiên, không phải là nó nên được thay đổi trong vòng 3-5 năm tới. Nó phải được thay đổi ngay trong 3-5 phút tới”, tiến sĩ Caplan nói trong bài luận của mình.

Trưởng khoa thận từ Malaysia:  Người dân đi du lịch Trung Quốc vì nội tạng

Trưởng khoa thận, tiến sĩ Ahmad Ghazali tại bệnh viện Kuala Lumpur mô tả ngành du lịch ghép tạng ở khu vực châu Á, và việc khu vực hiến tạng chuyển vị trí từ Ấn Độ sang Trung Quốc như thế nào. Ông trình bày các tài liệu y tế cho thấy tình trạng các công dân Malaysia trở về từ Trung Quốc sau khi tiến hành cấy ghép như thế nào. Ông lưu ý rằng các bệnh nhân đã bị trả về một cách vội vã khỏi Trung Quốc, rằng hồ sơ chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật thường nghèo nàn, và rằng sau năm 2006, việc ghi hồ sơ hoàn toàn chấm dứt, và bệnh nhân quay về Malaysia mà không có bất kỳ hồ sơ y tế nào. Năm 2006 là thời điểm những lời cáo buộc đầu tiên xuất hiện về việc nội tạng được mổ cướp từ các học viên Pháp Luân Công còn sống và báo cáo điều tra đầu tiên của Matas và Kilgour được xuất bản.

Học giả tăng duy: Cuộc đàn áp diễn ra ở Trung Quốc là một tội ác chống lại loài người

Ethan Gutmann, tác giả của cuốn Losing the New China, và nguyên là một nhà nghiên cứu tăng duy (*) của Mỹ thảo luận trong bài luận của mình về những thay đổi chính trị gần đây ở Trung Quốc có liên quan đến Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân, và cả hai đều là thuộc hạ theo sát ĐCSTQ, vốn rất có thể đã biết hoặc tham gia mổ cướp tạng. Ông Gutmann đưa ra một phân tích về số lượng ước tính các học viên Pháp Luân Công bị mổ cướp nội tạng, và bao gồm các trích dẫn từ khoảng 40 nhân chứng mà ông đã phỏng vấn liên quan đến vấn nạn mổ cắp nội tạng. Ông cũng thảo luận về cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Ông đã viết trong bài luận của mình: “Những gì đã diễn ra ở Trung Quốc là một tội ác chống lại nhân loại… Trên hết, không một tổ chức Tây phương nào đủ thẩm quyền đạo đức để cho phép [ĐCSTQ] vùi lấp toàn bộ lịch sử của nạn diệt chủng mà đổi lấy những hứa hẹn về cải cách y tế.”

Zhang Erping: ĐCSTQ mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống

Zhang Erping, phát ngôn viên của Pháp Luân Công, cung cấp cái nhìn sâu sắc về nền văn hóa Trung Quốc và các điều luật cấy ghép tại Trung Quốc. Điều luật đầu tiên cho phép mổ lấy tạng từ các tù nhân xuất hiện từ năm 1984. Có một sự thiếu hụt nguồn cung tạng ở Trung Quốc, là bởi hệ thống tư tưởng của Khổng Tử cho rằng cơ thể cần phải giữ nguyên vẹn sau khi chết, và điều đó cũng giải thích cho sự thiếu vắng của một chương trình hiến tạng công khai tại Trung Quốc.

Ông Zhang sau đó mô tả các hình thức lạm dụng cấy ghép khác nhau tại Trung Quốc, bao gồm cả mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công đang còn sống.

Ông Zhang đã viết trong bài luận của mình: “Nó dấy lên mối quan ngại nghiêm trọng khi thiếu sự minh bạch về nguồn gốc tạng cũng như số lượng các vụ tử hình diễn ra mỗi năm ở Trung Quốc: những tù nhân này là ai và họ bị hành quyết vì tội gì?”

David Matas: Những con số liên quan để cấy ghép được ĐCSTQ đưa ra là không hợp lý

Nhà luật sư nhân quyền người Canada nổi tiếng trên thế giới, ông David Matas nhìn vào những con số và các báo cáo khác được công bố từ các nguồn tin của Trung Quốc. Quan sát của ông cho thấy nhiều con số liên quan đến việc cấy ghép do chính quyền Trung Quốc đưa ra là không hợp lý. Sau đó ông suy luận xem có bao nhiêu các học viên Pháp Luân Công có thể đã bị mổ cướp tạng.

David Kilgour: Cần hành động mạnh mẽ để chấm dứt tội ác mổ cướp tạng sống

David Kilgour, cựu Ngoại trưởng Canada phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và nhà sư phạm người Canada Jan Harvey, những đồng tác giả, đưa ra cái nhìn sâu sắc về cuộc đàn áp Pháp Luân Công và cung cấp các bằng chứng về việc các học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại và cắt mất các bộ phận cơ thể.

Họ cũng cung cấp một lịch trình mổ cướp tạng ở Trung Quốc. Và gợi ý mọi người nên phản ứng ra sao.

Họ đã viết trong bài luận của mình: “Không có hành động nào là quá mạnh mẽ để ngăn cản một thực tế dã man vốn vi phạm cả nền tảng nhân phẩm con người – sự tôn trọng đối với cơ thể con người – lẫn bản chất của tiêu chuẩn đạo đức trong y học”

Chuyên gia người Do Thái: Người dân Do Thái không còn sang Trung Quốc để cấy ghép tạng

Tiến sĩ Jacob Lavee, bác sĩ phẫu thuật tim người Do Thái, nói về trải nghiệm của mình khi có một bệnh nhân đến Trung Quốc để cấy ghép tim với thời hạn chỉ báo trước 2 tuần. Sau khi ông thấy tò mò và tự mình tìm hiểu, ông đã biết về vấn nạn mổ cướp tạng từ các tù nhân ở Trung Quốc. Sau đó Tiến sĩ Lavee mô tả việc ông đã có sáng kiến chấm dứt việc du lịch ghép tạng này bằng cách can ngăn bệnh nhân không sang Trung Quốc đồng thời áp dụng luật mới về cấy ghép, mà đã làm  tăng lượng tạng hiến tặng tại cộng đồng Do Thái lên hơn 60% một năm. Bài tiểu luận này đã phản ánh một hướng đi đáng ngạc nhiên trong cuộc chiến chống thủ đoạn tà ác thông qua chính sự chủ động cá nhân.

Tiến sĩ Lavee đã viết trong bài luận của mình: “Phương thức hợp pháp của Israel đã thành công trong việc ngăn cản các ứng viên nhận tạng sang Trung Quốc để cấy ghép tạng.”

Giám đốc Y khoa: Các bác sĩ nên lên án nạn mổ cướp tạng dã man của ĐCSTQ

Tiến sĩ Gabriel Danovitch, Giáo sư Y học lâm sàng, Thận học và Giám đốc y tế cho Chương trình ghép Thận & Tụy, đưa ra một cái nhìn về các thủ tục nhận cấy ghép trong các bài báo khoa học từ Trung Quốc gửi các tạp chí y học phương Tây. Ông nhận thấy một sự thiếu tìm hiểu thích đáng khi các tạp chí y tế nhận bài, trong đó các tác giả Trung Quốc nói về “các phương pháp tiêu chuẩn” khi họ ám chỉ việc “bắn vào đầu”. Nghiên cứu khoa học như vậy không nên trở thành một phần của kiến ​​thức khoa học phương Tây.

Tiến sĩ Danovitch nhắc nhở độc giả rằng, mặc dù chúng ta không thể có quyền kiểm soát sự tình ở Trung Quốc, nhưng chúng ta có quyền kiểm soát các tạp chí y khoa của chúng ta và không nên hy sinh tiêu chuẩn đạo đức của chúng ta trong nghiên cứu của mình. Với bài luận của mình, Tiến sĩ Danovitch cho biết thêm rằng các bác sĩ trong thế giới tự do có một không gian để từ chối và lên án nạn mổ cắp man rợ ở Trung Quốc. Từ đó ông đề nghị các tạp chí y khoa không nhận đăng tải các bài báo liên quan đến khoa học cấy ghép từ Trung Quốc, và các bác sĩ từ Trung Quốc không được phép trình bày dữ liệu có liên quan cấy ghép tại các hội nghị y tế, trừ khi họ nói một cách rõ ràng rằng phát hiện của họ không bắt nguồn từ việc cấy ghép tạng của tù nhân.

Tiến sĩ Danovitch đã viết trong bài luận của mình: “Chúng ta không thể kiểm soát sự tình tại Trung Quốc, nhưng ít nhất, chúng ta có thể kiểm soát nội dung các cuộc họp và các tạp chí của chúng ta và nỗ lực hành động cho đến ngày mà việc cấy ghép nội tạng Trung Quốc sẽ diễn ra như là một phần được vinh danh và tôn trọng của cộng đồng cấy ghép tạng quốc tế.”

Các chuyên gia về nhân quyền ở Thụy Sĩ: Cấy ghép nội tạng nên truy xuất nguồn gốc

Chuyên gia nhân quyền người Thụy Sĩ – Tiến sĩ Arne Schwarz nêu rõ về việc các công ty dược phẩm tiến hành thử nghiệm lâm sàng ở Trung Quốc đối với các loại thuốc cấy ghép có liên quan, như thuốc chống đào thải. Các bệnh nhân tham gia những thử nghiệm lâm sàng, đã được ghép tạng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Y tế, 90% nội tạng là từ các tử tù, do đó nhiều khả năng rằng các bệnh nhân tham gia các thử nghiệm lâm sàng như thế có nội tạng cấy ghép được mua bán trái với luân thường đạo lý, mà điều này gây ra một vấn đề đạo đức liên quan đến các loại thuốc được kiểm định trong những thử nghiệm này, và sau đó được bán trên toàn thế giới. Tiến sĩ Schwarz nói thêm về chủ đề phức tạp này bằng cách đề cập đến một số công ty, và nhắc nhở độc giả rằng Tổ chức Y tế Thế giới, trong nguyên tắc hướng dẫn về việc cấy ghép tế bào, mô và nội tạng của con người, đòi hỏi phải truy xuất nguồn gốc của các bộ phận cấy ghép và yêu cầu phải giám sát minh bạch. Ông kêu gọi trách nhiệm của các đoàn thể nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn đạo đức.

“Do đó, trong những hoàn cảnh này, việc ủy quyền mua bán  tạng cho hệ thống lạm dụng cấy ghép là vô trách nhiệm” – Tiến sĩ Schwarz đã viết trong bài luận của mình.

Giáo sư Y học: Hãy hành động để bảo vệ những người đang bị hãm hại bởi những người khác

Tiến sĩ Maria Fiatarone Singh là giáo sư Lão khoa tại Đại học Sydney ở Úc. Khi bà nghe nói về mổ cắp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, bà đã bị sốc, và mặc dù không liên quan đến cấy ghép y học, bà cảm thấy tò mò và tích cực tham gia công việc của Hội các bác sĩ chống lại việc cưỡng bức thu hoạch tạng (DAFOH). Tiến sĩ Singh sau đó đã có trải nghiệm khi tiếp xúc với một người Trung Quốc, vốn tuyên bố mình là một sinh viên, nói rằng việc thu hoạch tạng không tồn tại. Sau đó, anh ta cũng nói rằng vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989 cũng đã không xảy ra. Hiệp hội cấy ghép của Australia và New Zealand (TSANZ) đã quyết định rằng các chương trình đào tạo cấy ghép của Australia sẽ không chấp nhận các bác sĩ phẫu thuật Trung Quốc, trừ khi họ đã ký một thỏa thuận bằng văn bản rằng họ sẽ không sử dụng tù nhân như là một nguồn cung tạng khi họ trở về Trung Quốc. Sau khi chính sách này được đưa ra, không có bác sĩ phẫu thuật cấy ghép người Trung Quốc nào đến Australia để được đào tạo nữa.

Tiến sĩ Singh đã viết trong bài luận của mình: “Với tư cách là các bác sĩ, chúng tôi đang tuân theo lời tuyên thệ là ngăn chặn những điều tai hại, và điều này bao gồm cả việc hành động để bảo vệ những người đang bị hãm hại bởi những người khác. Là con người, chúng ta không thể không làm vậy.”

Bà cũng trích dẫn câu nói của một nhà nhân chủng học Mỹ Margaret Mead: “Đừng bao giờ nghi ngờ liệu một nhóm nhỏ các công dân chu đáo, tận tâm có thể làm thay đổi thế giới không. Thật ra, họ chính là những người duy nhất đã từng làm được điều này.”

Chú thích: (*) Tăng duy: phiên âm của think tank(s), có nghĩa là (những) chiếc thùng của tư duy. Đây là một tổ chức hoặc nhóm các cá nhân hoạt động nghiên cứu đưa ra các tư vấn về chính sách, chiến lược trong nhiều lĩnh vực. Từ những năm 1940, phần lớn các tăng duy được biết đến như là những Viện Chính sách.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/7/22/新书出炉–进一步曝光中共活摘器官暴行(图)-260584.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/7/24/134602.html

Đăng ngày: 11 – 8 – 2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share