Bài viết của phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-06-2012] Hàng trăm người đã dựng nên một bức tường người trong gần hai tiếng đồng hồ nhằm nỗ lực ngăn không cho công an bắt đi người anh hùng của họ. Ông Lý Chân. Mọi người lên án công an, nói rằng: “Các anh lấy tiền thuế của dân rồi đi làm hại những người tốt. Con vật cư xử còn tốt hơn các anh.” Họ đã cùng ký và điểm chỉ vào một thư thỉnh nguyện cho ông Lý ngay tại hiện trường. Sau đây là những gì vừa mới xảy ra tại tiểu khu Ôn Hinh Gia Viên tại thị trấn Khai Bình, thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc.

Công an bắt bớ những người vô tội

Vào sáng sớm ngày 09 tháng Sáu, 2012, Phòng 610 tại Đường Sơn, cùng với Ủy ban Chính trị và Pháp luật, đã cử nhân viên đi bắt hơn 20 học viên Pháp Luân Công và lục soát nhà của họ.

Những công an từ phân cục Công an Khai Bình tới tiểu khu Ôn Hinh Gia Viên sau 6 giờ sáng. Vợ ông Lý, bà Vương Tú Lan, nghe có người gõ cửa và gọi, “Dì ơi, mở cửa. Dì ơi, mở cửa.” Bà mở hé cửa và thấy một phụ nữ. Khi bà hỏi có chuyện gì, thì hơn 10 công an bước ra khỏi chỗ ẩn nấp, chộp lấy tay bà, và đẩy bà vào nhà. Bà hô lớn, “Lý Chân, bọn du côn đang đến.”

Nhóm công an đi thẳng vào bắt ông Lý, vốn đang nghỉ ở bên trong, rồi bắt đầu lục soát nhà ông. Họ nói là họ có lệnh khám xét nhưng không trình ra. Họ đã kéo ông Lý, lúc đó đang mặc quần đùi, xuống tầng.

Bà Vương đã mở một cửa sổ và gọi những người hàng xóm, “Mọi người đến nhanh mà xem! Bọn côn đồ đang ở cổng số hai, phòng 202. Xin đến cứu chúng tôi.” Những người trong chung cư nghe thấy bà la khóc đã đến. Khi họ thấy ông Lý đang bị đưa đi, họ phản đối và lên án công an. Họ đã tạo thành một bức tường người không cho công an bắt ông Lý đi.

Ông Lý Chân, 58 tuổi, đã sống tại khu Trung Khuất Trang mấy chục năm qua. Ông rất được kính nể trong khu này. Vợ ông, bà Vương Tú Lan, cũng có tiếng tốt vì đã chăm sóc rất tốt người cha chồng bị bại liệt trong nhiều năm. Trong suốt thời gian Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại các học viên Pháp Luân Công, ông Lý đã bị bắt nhiều lần và đã bị tra tấn trong các trại lao động.

Những cư dân đã kể với công an rằng mùa hè năm 2010, có người bị ngã xuống sông Tiền Khất Trang. Có rất nhiều người đang đứng tại đó, nhưng không ai cứu giúp. Ông Lý lúc đó đang đi ngang qua. Ông đã lập tức nhảy xuống sông sâu, thậm chí không kịp cởi quần áo. Ông kéo nạn nhân vào bờ rồi lặng lẽ rời đi không để lại danh tính.

Những người dân thách thức công an, “Mấy người trong đám các ông đã làm được như ông Lý đã làm?” “Ông Lý là một người tốt có tiếng tốt. Tại sao mấy người lại bắt ông ấy?” Họ nói rất giận dữ, “Nếu ai ai cũng tốt như ông Lý, thì cũng không cần công an nữa. Nhưng các ông lại bắt ông ấy. Các ông không nên làm như thế.”

Nhiều người khóc khi họ thấy công an còng tay và đẩy ông Lý đang đi chân không, chưa kịp mặc áo, vào trong xe công an. Một bà lão đã giữ một công an trước đầu xe và vừa khóc vừa nói, “Một người tốt như thế. Mấy ông thật sự bắt ông ấy đi sao?”

Đám công an lặng thinh. Họ tóm chặt cổ ông Lý và đẩy ông vào xe. Nhiều người bị kích động vì sự bạo lực của công an. Một vài người đã đấm mấy người công an.

Con trai ông Lý sống gần đó. Anh đã chạy đến hiện trường sau khi nghe tin. Nhóm công an thậm chí cố bắt anh. Một cư dân không thể chịu nổi nữa. Ông ấy gần như lao vào công an với một cái xẻng, nhưng những người khác đã ngăn ông lại.

Những công an ở lại nhà ông Lý và muốn bắt bà Vương đi nữa. Bà nói với họ, “Tôi trước đây bị rất nhiều bệnh tật. Tôi khoẻ mạnh trở lại là nhờ tu luyện Pháp Luân Công. Điều đó có gì sai đâu? Nếu mấy người muốn bắt tôi, hãy để tên mấy người lại đây. Ai là người chịu trách nhiệm?” Không viên công an nào dám nói tên của mình, cũng không ai nhận trách nhiệm. Không công an nào nhắc lại rằng sẽ bắt bà đi.

Một xe công an khác đến sau 8 giờ sáng. Viên công an chỉ huy mặc một áo vét kẻ ca rô bước ra khỏi xe và thấp giọng quát tháo nhóm công an, “Các anh không làm được gì cả. Tôi bảo các anh đi sớm hơn và thực hiện một cách êm thấm. Tại sao lại gây ồn ào quá vậy? Các anh đã tạo ra hình ảnh xấu về mình.”

Cuộc chống cự giữa những cư dân tại đây và công an kéo dài gần hai tiếng đồng hồ. Cuối cùng, đám công an bắt ông Lý đi. Căm phẫn, những cư dân nhìn chúng đi khỏi. Họ ở lại đó và bày tỏ sự bất bình. Một số người đề nghị, “Có ai có một cái bút và tờ giấy không? Chúng ta cùng viết một thư thỉnh nguyện cho ông Lý.” Đám đông lập tức hưởng ứng lời đề nghị. Có một người đem đến một tờ giấy, một cây bút, và một hộp mực. Hơn 70 người đã ký và điểm chỉ lên lá thư thỉnh nguyện.

Một người hàng xóm nói, “Ông Lý là một người thật tốt. Ông giúp bất cứ ai cần giúp đỡ. Ông ấy đang gặp khó khăn. Chúng tôi không nên chỉ nghĩ đến mình. Chúng tôi nghĩ rằng ông ấy là một người tốt.” Một người khác nói, “Tôi dám nói lên điều đó với bất cứ ai phỏng vấn tôi.”

Chữ ký và dấu điểm chỉ trên lá thư thỉnh nguyện cho ông Lý Chân

Đôi vợ chồng lương thiện liên tiếp chịu bất công

Ông Lý Chân và vợ, bà Vương Tú Lan, đã bị bắt và bỏ tù nhiều lần vì tu luyện Pháp Luân Công và nói với người khác những sự thật về Pháp Luân Đại Pháp.

Vào năm 2001, Ông Lý Chân đã viết hai lá thư kể những sự thật về Pháp Luân Đại Pháp và tận tay đưa chúng cho Cao Thụ Khuê tại Văn phòng thỉnh nguyện thị trấn Khai Bình. Mấy hôm sau, ông bị công an Trương Chí Cường và những người khác ở đội công an hình sự Khai Bình bắt giữ. Họ đã nhốt ông trong một cái cũi sắt tại đồn công an Khai Bình. Sau đó ông bị giam tại nhà tù số 1 Đường Sơn chín tháng. Ông đã bị tra tấn khi bị dội 40 thùng nước lạnh lên người trong mùa đông lạnh giá, bị tát vào mặt nhiều lần, bị bắt đứng không cho ngủ, bị bắt ngồi trên ghế sắt, bị biệt giam trong một căn phòng nhỏ v.v.. Sau đó ông Lý đã bị đưa vào trung tâm tẩy não Khai Bình thêm một tháng nữa và bị bắt phải đóng 5.000 nhân dân tệ. Do bị bức hại lâu, ông Lý đã bị thương tổn cả về mặt tinh thần và thể xác. Ông mới chỉ hơn 40 tuổi, nhưng tóc bị rụng rất nhiều và những sợi còn lại đều đã bạc trắng.

Dựng cảnh tra tấn: Đổ nước lạnh lên người nạn nhân

Vào tháng Tư 2002, Trương Chí Cường và bốn công an khác đã bắt ông Lý và bà Vương. Họ đã đưa hai người đến tầng hầm của phân cục Công an Khai Bình, tát vào mặt họ, dùng chổi đánh họ, và đá họ vào những chỗ hiểm. Bà Vương đã bị bất tỉnh trong hai ngày.

Khoảng 10 giờ tối ngày 19 tháng 10, 2004, sáu viên công an từ đồn công an Khai Bình, gồm có Lưu Thụ Đình, đã lục soát nhà ông Lý bất hợp pháp, lấy đi của ông máy quay phim và các cuốn sách, và bắt ông Lý cùng hai người khách tại nhà ông Lý. Ông Lý sau đó bị đưa đi trại cưỡng bức lao động Hà Hoa Khanh, nơi ông đã bị tra tấn bằng bốn chiếc dùi cui điện và bị đánh bằng gậy cao su trong hơn ba tiếng đồng hồ.

Dựng cảnh tra tấn: Tra tấn bằng dùi cui điện

Những người tham gia bức hại:

Lưu Kiến Quốc, bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật thành phố Đường sơn: +86-13831518989 (di động)

Tôn Thiểu Đông, cục phó cục Công an Đường Sơn: +86-13832985959 (di động), +86-13911295959 (di động)

Lưu Hiểu Trung, cục phó cục Công an Đường Sơn: +86-13832980008 (di động)

Lưu Sở Trường, giám đốc nhà tù Đường Sơn: +86-13832981619 (di động)

Triệu Xuân Sinh, đội trưởng đội An ninh nội địa thuộc phân cục Công an Khai Bình: +86-13832988290 (di động)

Dương Kim Sơn, giám đốc Phòng 610 thành phố Khai Bình: +86-13513399099 (di động)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/6/20/警察绑架救人英雄-数百民众人墙阻挡-259148.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/6/25/134119.html
Đăng ngày 21–7– 2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share