[MINH HUỆ]

Chào XX trong Hội Đại Pháp,

Sau khi đọc bài của Sư Phụ “một tham khảo cho các lời sấm”, tôi nhớ đến những lời tiên tri trong một quyển sách gọi là “Những ghi chú do Ge An để lại’ hiện đang được lưu hành ở Triều Tiên/Hàn Quốc. Nó có nói nhiều lời tiên tri rất chi tiết về Pháp Luân Đại Pháp. Bây giờ, tôi xin diễn tả chúng ngắn gọn như sau:

I. Bối cảnh xuất xứi của tài liệu “Những ghi chú do Ge An để lại”

“Những ghi chú do Ge An để lại” chứa đựng những bí mật mà nhà bác học Triều Tiên vĩ đại và thiên văn học Nan Shigu (1509-1571) có được, khi ông gặp một vị Tiên nhân nơi núi Kum Kang San (một ngọn núi ở Triều Tiên) lúc trẻ tuổi. Nan Shigu về sau này lấy danh là Ge An, đó là vì sao quyển sách được đặt tên là “Những ghi chú do Ge An để lại”. Sự thật, Nan Shigu chỉ là ghi lại thể theo lời hướng dẫn của vị Tiên nhân kia. Thậm chí bản thân Nan Shigu rất uyên bác về thiên văn và địa lý mà cũng không thể hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của nó.

“Những ghi chú do Ge An để lại” được cất dấu khỏi thế gian trong 450 năm. Năm 1986, một học giả người Triều Tiên, có họ là Xin, lần đầu tiên bắt đầu khảo cứu ý nghĩa của quyển sách này. Đến cuối những năm 1980, quyển sách này đã trở thành một đề tài nóng bỏng ở Nam Triều Tiên (Hàn Quốc).

“Những ghi chú do Ge An để lại” là một quyển sách tiên tri tuyệt vời, không có gì so sánh được trên thế giới này. Nó có nói ra một số lớn những chi tiết diễn tả vị Vua lớn của Pháp luân giáng hạ xuống trần để truyền dạy Đại Pháp (luật và nguyên lý của vũ trụ) và Đại Đạo, đồng thời cứu độ tất cả chúng sinh trong thời hiện tại. Nó có nói rõ ràng về Pháp Luân Công và phù hiệu của Pháp Luân, cũng như nói về sự đàn áp Pháp Luân Công ở Trung quốc. Nó chỉ ra một cách rõ rệt là vị đại Thánh nhân đó có họ là Lý, sẽ bắt đầu giảng Pháp và Công tại Trường Xuân (Trường Xuân, một thành phố ở tỉnh Cát Lâm miền Đông Bắc Trung quốc). Vào thời bấy giờ, Pháp mà Ông ta dạy là Pháp chứa đựng tất cả các giáo lý khác vào một.

II. Quyển sách gợi ý không hề sai về vị Thánh nhân có tên là Lý và Đại Pháp và Đại Đạo mà Ông ta dạy.

1. Vị Thánh nhân ấy là ai ? Ông ta được đặt tên theo một loài cây (‘Lý’ tiếng Trung Quốc có nghĩa là cây lý (mận). Ông ta được sanh vào năm Mão (1951), tháng tư (âm lịch), về phía Bắc 38 độ vĩ và nơi Gongzhuling dưới núi Tam Tiên (núi Changbai ở Đông Bắc Trung quốc). Ông ta được sanh về hướng ‘Cấn’, phù hợp với hướng Đông Bắc.

2. Vị Thánh nhân đó là Vua của các vua trên trời, đó là vị Vua lớn của Pháp Luân. Thiên hạ xem Ngài như là Phật Di Lạc khi Ngài giáng hạ xuống cõi này. Ngài là vị Thánh nhân dạy chánh Đạo.

3. ‘Ba chữ và hai trắng’ được nói trong sách: Ba chữ tức là Chân-Thiện-Nhẫn, và ‘hai trắng’ là tâm trắng và thân trắng (ám chỉ đến sự tu luyện Tâm Tính và chuyển hóa bản thể [cơ thể nơi này và nơi các không gian khác]).

4. Quyển sách diễn tả rất nhiều chi tiết về Phù hiệu Pháp Luân.

5. Nó có nhắc đến rằng Pháp Luân Công có hiệu lực “vòng tuần hoàn trong sạch”, “tiểu châu thiên” và “khai thông kinh mạch”.

6. Nó rõ ràng ghi rằng vị Thánh nhân họ Lý sẽ bắt đầu truyền giảng ở Trường Xuân (”rừng xanh”, đó là nghĩa tiếng Hoa của “Trường Xuân”).

7. Trong đoạn “Nói về thời mạt pháp”, quyển sách viết rất chi tiết là ngày thứ 20 mùa hè (tháng 7), Đại Pháp sẽ bị đàn áp bởi những sinh mệnh tà ác.

8. Nó cũng nói rằng sau khi chịu đựng những khổ nạn, những người tu ở Trung quốc sẽ lại thấy “bình minh trong tương lai”.

9. Nó rõ ràng ghi lại rằng sau vài năm, chính phủ Trung Quốc sẽ thay đổi chính sách của họ đối với Đại Pháp [pháp và nguyên lý của vũ trụ].

10. Những ai đàn áp Đại Pháp sẽ vĩnh viễn bị tiêu hủy, và cái ngày mà hàng trăm triệu học viên trên khắp thế giới ăn mừng sẽ dần dần đến. Nó cảnh báo mọi người chớ nên quay mặt bỏ Đại Pháp vì những khổ nạn tạm thời đó. Những ai bỏ Đại Pháp sẽ bị tiêu hủy và những người theo sẽ tồn tại.

11. Pháp mà vị Thánh nhân họ Lý đó dạy là chánh pháp không hề có thiếu sót. Nó chỉ rõ ràng rằng con người phải nên học Pháp đó và đọc sách nhiều hơn.

12. Nó nói rằng vị Thánh nhân đó sẽ không ở lại thủ đô, và Ngài sẽ đi đến Tây phương.

13. Thời gian Ngài thuyết giảng sẽ không lâu lắm.

14. Không thoát được tù đày, những học viên Đại Pháp sẽ phải chịu ma nan của các hạn tù.

15. Nó ghi rõ rằng là cho dù những người ở Trung quốc chịu đựng những khổ nạn lớn lao, phần đông các học viên sẽ như ‘chim chẳng lìa cành’, và rất khó mà lời vu khống bịa đặt của những người có quyền lực trong nhà nước làm cho người ta thay đổi ý kiến.

16. Mọi tôn giáo lúc bấy giờ không còn hiệu lực. Một cách duy nhất để thoát ra là đạt được Pháp này cho mau — cầu trời mỗi ngày sẽ không đưa quí vị một bước nào lên thiên cảnh, niệm ‘A Di Đà Phật’ mỗi ngày sẽ không đưa quí vị về Thế giới Cực lạc.

17. Nó diễn tả rõ ràng những giai đoạn lịch sử quan trọng đó, từng giai đoạn một. Nó cũng chỉ ra khi nào là thời mạt pháp. Nhân loại thời đại này sẽ bị tiêu diệt bởi một “căn bệnh lạ”, và rất khó mà thậm chí một trong số mười gia đình được sống sót.

18. Nó nhấn mạnh rằng điểm mấu chốt cho sự tu luyện trong thời gian này là tu luyện Tâm tính, ‘giữ mạng sống nơi nữa mảnh trăng dưới núi tam giác’ (tức là ngụ ý nói về chữ Tâm).

19. Nó nói rằng những sự kiện xảy ra ở Trung quốc hiện nay là đã được an bài từ vài ngàn năm trước.

Tôi sẽ gởi đến quí vị bản chánh của quyển sách trong tương lai khi có cơ hội.

Một học viên Triền Tiên.
Ngày 10 tháng 7, năm 2000

 

Bản tiếng Hán: https://minghui.cc/gb/0001/Sep/07/ge_an_yi_lu.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/eng/2000/sept/08/po090800_2.html
.

Dịch tháng 1-2001; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share