[MINH HUỆ 19-05-2012] Từ lâu, nền văn hóa Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc. Pháp Luân Đại Pháp, còn gọi là Pháp Luân Công, bắt nguồn từ văn hóa truyền thống Trung Quốc. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người Việt Nam đã bắt đầu tập Pháp Luân Công.

Nhóm tập công ở Sài Gòn, Việt Nam

Nhóm tập công ở Hà Nội, Việt Nam

Một một kiến trúc cung đình cổ xưa ở Huế, Việt Nam

Năm 2000, Lê Tiến là một trong số ít những người Việt Nam đã bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp sau khi xem trên internet. Những Pháp lý uyên thâm trong cuốn Chuyển Pháp Luân đã làm anh, một người tin theo đạo Phật, ấn tượng sâu sắc.

Năm 2002, video bài giảng Pháp Luân Đại Pháp tiếng Việt đã xuất hiện trên internet. Trong những năm tiếp theo, cuốn Chuyển Pháp Luân tiếng Việt đã được xuất bản. Pháp Luân Đại Pháp đã truyền rộng khắp đất nước. Ngày càng có nhiều người Việt Nam từ mọi tầng lớp theo tập.

Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp Việt Nam lần đầu tiên đã được tổ chức ở Hà Nội vào tháng 05 năm 2009. Khoảng 150 học viên ở Việt Nam và hải ngoại đã tham dự Pháp hội. Kể từ đó, nhiều người hơn đã bắt đầu tập Pháp Luân Công.

Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được tổ chức ở Hà Nội vào tháng 05 năm 2009.

Đến năm 2010, số lượng học viên đã tăng lên đến khoảng 600 người. Họ đến từ nhiều thành phố lớn và nhỏ ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Dù là buổi sáng, trưa hay tối, dù trời nắng hay mưa, người ta có thể nhìn thấy họ đang tập công ở các công viên và các điểm du lịch.

Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tổ chức năm 2010

Pháp Luân Đại Pháp đã được truyền miệng rộng rãi. Ngày càng có nhiều người hỏi về Pháp Luân Đại Pháp. Ước tính, năm 2011, ở Việt Nam có hơn 1.500 người đã tập Pháp Luân Đại Pháp. Hiện nay, có khoảng 35 điểm tập công trên khắp cả nước.

Một điểm tập công

Phát chính niệm

Nhóm học Pháp

Phát tặng hoa sen giấy

Vào cuối tuần, các học viên ở một khu vực thường xuyên tổ chức học nhóm. Các học viên cũng thường đi đến những vùng nông thôn và thành phố khác để giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp. Ở một trong những thôn xa xôi, trưởng thôn và vợ ông đã bắt đầu tập Pháp Luân Công và nói với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Sau đó, nhiều người trong thôn đã bắt đầu học các bài công pháp.

Những câu chuyện cảm động

Gia Đắc là một phụ nữ lớn tuổi trong một gia đình có chín anh chị em. Bà đã tìm thấy Pháp Luân Đại Pháp trên internet vào năm 2010 và đã bắt đầu tập luyện. Chỉ trong một tuần, bà đã chứng kiến những thay đổi của bản thân. Vì thế người nhà của bà từng người một đã vui vẻ tham gia tập luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tập luyện khiến cho mọi người có một thân thể khỏe mạnh. Những lời giảng của Sư Phụ yêu cầu mọi người hướng nội, mang lại sự hòa hợp và hạnh phúc cho gia đình.

Đỗ Ngọc Bình, một quan chức nhà nước, thường đi xem bói. Sau khi tập Pháp Luân Đại Pháp, ông không còn sợ phải đối mặt với một cuộc sống rủi ro hay bất ổn nữa, và ngừng đi xem bói. Ông nghĩ cho những người xung quanh nhiều hơn. Các đồng nghiệp đã nhận thấy sự thay đổi này và đã biết sự tốt lành của Pháp Luân Đại Pháp. Thông qua ông, nhiều đồng nghiệp và người nhà của ông đã bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp.

Hoàng Văn Lâm đã trở nên từ bi hơn với anh trai của mình sau khi tập Pháp Luân Đại Pháp. Trước khi tập, anh đã tức giận và ghét anh trai mình vì đã lấy tài sản thừa kế của anh. Anh không thể tha thứ cho anh ấy. Nhưng sau khi tập Pháp Luân Đại Pháp, anh đã hiểu rằng đức quan trọng hơn của cải. Vì thế anh đã gần gũi với anh trai mình, đặc biệt khi anh trai anh lại phải trải qua thời gian khó khăn trong cuộc sống. Hai anh em đã chia sẻ sự an hòa nội tâm mà Pháp Luân Đại Pháp đã mang lại.

Giống như nhiều học viên khác, sau khi Xuân Viên trải nghiệm sự tốt lành của Pháp Luân Đại Pháp, cô đã không bao giờ muốn quay lại như xưa. Trong một thời gian ngắn sau khi tập Pháp Luân Đại Pháp, cô đã thay đổi thành một con người mới. Xuân Viên có thể đi bộ bốn cây số mỗi ngày để tham gia nhóm học Pháp. Sau khi tập công hàng ngày, cô và các học viên khác thường mang một gói tài liệu thông tin Pháp Luân Đại Pháp và đĩa DVD để giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp tới từng nhà. Họ mong muốn rằng những người hàng xóm sẽ được trải nghiệm những điều tốt lành của Pháp Luân Đại Pháp.

Ngồi thiền

Ngày càng nhiều người hơn biết về Pháp Luân Đại Pháp

Ở Việt Nam, nhiều người từ khắp nơi đã tham gia tập luyện. Họ có thể nghe về Pháp Luân Đại Pháp trên xe buýt, trong chợ, ở nhà hàng, hay trên đường phố. Mọi người đã bị thu hút bởi những bài công pháp tuyệt vời. Họ cũng đã biết về cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc.

Tại một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng ở Hà Nội, Nguyễn Hoài Linh và các học viên Pháp Luân Công địa phương thường xuyên tới đó và gặp gỡ với nhiều du khách, đặc biệt là du khách Trung Quốc. Một số đi cùng bạn bè, một số đi riêng bằng xe buýt. Những người này thường có thể thấy các học viên từ xa. Họ luôn sẵn sàng chấp nhận tờ rơi Pháp Luân Đại Pháp, thẻ đánh dấu trang sách, hoa sen giấy, hay các đĩa VCD.

Ở Trung Quốc, hàng trăm nghìn học viên Pháp Luân Công đi theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn đã bị bắt giam và đánh đập. Thậm chí tệ hơn, một số bị lấy cắp nội tạng bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc vì lợi nhuận béo bở. Thông qua những nỗ lực không mệt mỏi giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp của các học viên, ngày càng nhiều viên chức Việt Nam đã biết sự thật và lựa chọn một tương lai tốt hơn cho mình.

Phạm Hoàng Thảo liên tục nói với gia đình cô sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc, và phát những cuốn tài liệu nhỏ cho người dân địa phương. Một lần cô bị một viên chức Việt Nam mà sau này đã bắt giữ cô tra hỏi. Cha cô, một người tốt bụng ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp, đã đi đến đồn cảnh sát. Khi phải đối mặt với thách thức này, ông đã không sợ hãi. Ông đã nói với cảnh sát những gì ông biết từ con gái mình, và nói với cảnh sát rằng con gái ông không làm gì sai. Ông nói thêm rằng cảnh sát phải làm điều gì đó tốt đẹp. Ngay sau đó, Hoàng Thảo đã được thả và về nhà với cha mình.

Trần Sách là một học viên mới, từ năm 2010. Trong một thời gian rất ngắn, cô cảm thấy cuộc đời cô đã thay đổi rất nhiều. Cô không còn lo lắng về những mâu thuẫn gia đình, bệnh tật, hay xung đột tâm lý nữa. Một ngày, cô và các bạn đồng tu đã tham dự một đám cưới ở ngoại thành. Trên đường đi, họ đã phát nhiều tài liệu và đĩa CD. Một viên công an đã đi theo họ và đưa họ về đồn. Các học viên nhân cơ hội này để giảng chân tướng cho cảnh sát, nói với họ về cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc. Thái độ bình tĩnh và ôn hòa của họ đã thay đổi cuộc tra hỏi thành một cuộc trao đổi về văn hóa truyền thống và giá trị đạo đức. Tối hôm đó, người công an đã thẳng thắn xin lỗi họ. Một viên công an đã xin họ cuốn sách Chuyển Pháp Luân và các sách Pháp Luân Đại Pháp khác.

_________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/5/19/修者足迹遍天涯–越南-257569.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/5/21/133527.html

Đăng ngày 28-5-2012; Bản dịch sẽ được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share