Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 02-04-2012] Là học viên, chúng ta không nên sợ chịu khổ và nên lấy khổ làm vui.

Sư Phụ đã giảng rằng các học viên Đại Pháp cần cố gắng học thuộc Pháp:

Những người trong chúng ta có năng lực, tuổi trẻ tài cao, trừ những người lớn tuổi hay trí nhớ kém, đều nên ghi nhớ sách [Chuyển Pháp Luân]. Có thể điều tôi đề ra là cao, thực sự cao.” (“Pháp Luân Đại Pháp nghĩa giải”, Ý kiến về Chính Pháp tại hội nghị phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Kinh, tạm dịch)

Bởi vì Sư Phụ đã dạy điều này, tôi nghĩ tôi cần phải hoàn thành thệ ước. Mặc dù Sư Phụ đã giảng điều này cách đây hơn 10 năm, nhưng bây giờ tôi mới hiểu.

Sư Phụ giảng,

Những người mà đã học thuộc [Chuyển Pháp Luân] rồi phát hiện rằng khi nào họ gặp phải vấn đề, lập tức họ nhớ lại Pháp. Có nghĩa là họ sẽ không xử lý sai sự việc.” (“Giảng Pháp lần đầu tiên tại Mỹ Quốc”, tạm dịch)

Từ các nguyên lý của Pháp, tôi đã hiểu vì sao cần thiết phải học thuộc Pháp. Điều đó không có nghĩa là tôi có thể hiểu nhiều Pháp lý hơn, đề cao tầng thứ, luôn mang được Pháp bên mình, kiến lập uy đức, hay hiển thị với các bạn đồng tu khác rằng tôi tinh tấn hơn. Sư Phụ đã yêu cầu chúng ta học thuộc lòng Pháp để chúng ta có thể ít khả năng phạm phải những điều sai. Vì vậy, học thuộc Pháp là một phần trong sự tu luyện của chúng ta. Tôi cũng đã nhận ra rằng chúng ta cần ghi nhớ tất cả các bài giảng, không chỉ là Chuyển Pháp Luân.

Do ngộ được điều này, tôi đã quyết định rằng tôi nên tiến về phía trước và thực hiện! Tuy nhiên, thật là điều không dễ dàng để ghi nhớ Pháp. Đôi lúc đang học, tôi thấy chán nản, cảm thấy bực tức, hay xem như là một công việc khó nhọc. Nhưng tôi vẫn kiên trì và thực hiện từng bước một. Đôi khi tôi cảm thấy rằng tôi đang đề cao bản thân và kết quả còn tốt hơn việc đọc Pháp. Lúc khác tôi lại không cố gắng và buông lơi tư tưởng của tôi. Tôi nghĩ, “Tại sao mình cần tu luyện giống như một nhà sư? Các học viên học Pháp có vẻ như không khổ nhiều như mình, vậy thì tại sao mình cần phải ghi nhớ Pháp? Mình không thể chỉ học Pháp phải không? Việc học thuộc lòng Pháp là quá khó! Sư Phụ không dạy chúng ta phải thuộc lòng Pháp.” Tôi tìm mọi lý do để dừng lại.

Mặc dù đã có những lúc tôi thấy hứng khởi trong việc học thuộc lòng Pháp, nhưng cũng có nhiều lúc không thể chịu đựng được. Có lúc tôi nghĩ, “Có 39 cuốn sách Đại Pháp và mình nhớ rất chậm. Khi nào mình sẽ hoàn thành được việc học thuộc lòng Pháp?” Vừa lúc tôi buông lơi, thì Sư Phụ đã điểm hóa vài điều trong giấc mơ. Sau khi tỉnh lại, tôi quyết định tiếp tục làm theo những yêu cầu của Sư Phụ. Sau cùng, chịu đựng gian khổ lại là một điều tốt. Vì tôi không cảm thấy gấp gáp, nên tôi cảm thấy hài lòng với tốc độ học của mình.

Chúng ta biết rằng Thần Vận là một chương trình đẳng cấp thế giới .Tôi đã biết rằng các diễn viên phải trải qua nhiều khổ luyện. Một nhà báo đã hỏi diễn viên múa,“Vì sao bạn diễn xuất tốt đến vậy?” Người này đã trả lời,“Không có đường tắt nào cả, chúng tôi chỉ kiên trì tập luyện thôi.” Tôi nghĩ,“Ô, cô diễn viên trẻ này dường như không để tâm trước khó khăn!” Tôi cũng nhớ đã từng xem một video trên trang web Minh Huệ giới thiệu về vũ múa truyền thống Trung Quốc. Nhiều trích đoạn về các diễn viên Thần Vận đang tập các bài múa, và họ ướt đẫm mồ hôi. Trông họ rất đau đớn và gian khổ. Sự lao động gian khổ của các diễn viên Thần Vận dường như đã được đánh giá xứng đáng.

Yêu cầu của Pháp cũng như vậy đối với tất cả chúng ta, bất kể tầng thứ của chúng ta. Chúng ta cần phải thay đổi cách nhìn nhận các vấn đề. Chịu đựng gian khổ là một điều tốt. Tất nhiên, chúng ta không nên tạo ra gian khổ riêng cho chúng ta, vì sau đó các cựu thế lực có thể tận dụng cơ hội trong những sơ hở của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta không nên bỏ qua những gì chúng ta đáng phải chịu đựng!

Đôi lúc, tôi không muốn hướng nội tìm. Ví dụ, khi tôi có mâu thuẫn với các học viên khác hoặc các thành viên trong gia đình, tôi nảy sinh bực bội. Một trong những lý do là bởi vì tôi chưa minh bạch nhận thức đầy đủ về nguyên lý của Pháp.

Sư Phụ giảng,

Nan Nhẫn năng Nhẫn, nan hành năng hành.” (Chuyển Pháp Luân)

Nếu chúng ta làm được như Sư Phụ đã giảng, thì chúng ta chắc chắn có thể vượt qua khảo nghiệm.

Cho dù thật là khó để ghi nhớ Pháp và hướng nội tìm, nhưng tôi đã chú ý rằng hoàn cảnh của tôi đã có cải biến qua việc thực hiện như vậy. Vì vậy, những khảo nghiệm tu luyện của cá nhân đã thu hẹp lại, và công việc giảng chân tướng trở nên dễ dàng hơn. Mặc dù tôi đang trải qua nhiều khó khăn hơn, nhưng khổ nạn cũng giảm đi. Tất nhiên, tôi không làm việc này để tránh khổ nạn.

Sư Phụ giảng,

Tiểu hoà thượng ấy càng chịu khổ thì càng dễ khai công, còn đại hoà thượng kia càng hưởng thụ càng khó khai công, bởi vì [ở đây] có vấn đề chuyển hoá nghiệp lực.(Chuyển Pháp Luân)

Điều đó thực sự đúng như Sư Phụ đã giảng,

Bất thất bất đắc, đắc tựu đắc thất.” (Chuyển Pháp Luân)

Nói một cách tương đối, giảng chân tướng trực diện và kêu gọi mọi người khẩn thiết thoái đảng còn khó hơn nhiều việc phát tài liệu giảng chân tướng và gửi tin nhắn SMS. Việc giảng chân tướng tướng trực diện trực chỉ nhân tâm của chúng ta nhiều hơn, như là chấp trước sợ hãi, không muốn bị nhạo báng, lo lắng, sợ hãi vì bị tố cáo, v.v… Hết thảy các hạng mục giảng chân tướng đều quan trọng, và chúng ta không nên né tránh những nhiệm vụ phải làm bởi vì chúng ta có chấp trước lo sợ hoặc không muốn chịu gian khổ.

Việc chịu đựng gian khổ là một điều tốt và mang lại cho bản thân chúng ta nhiều hơn. Nếu chúng ta dành thời gian để ghi nhớ Pháp, hướng nội tìm khi gặp mâu thuẫn, khoan dung, và thay đổi quan niệm người thường của chúng ta, thì cựu thế lực sẽ không dám bức hại chúng ta. Việc ghi nhớ Pháp cũng sẽ giúp chúng ta khi chúng ta phát chính niệm và giảng chân tướng. Tôi cảm thấy tồi tệ khi thấy các học viên đang bị bức hại và muốn cứu họ.

Ban đầu, tôi không muốn viết bài chia sẻ bởi vì tôi không nghĩ rằng mình đã tu luyện tốt. Sau đó tôi nghĩ, “Vì mình đã được thọ ích lớn từ trải nghiệm này, mình cũng nên chia sẻ với những người khác!”

Trên đây là những thể ngộ hiện tại của tôi. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì chưa phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/4/2/修炼人不能怕吃苦-255056.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/4/14/132704.html

Đăng ngày: 15– 5– 2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share