Bài viết này được đăng lần đầu vào tháng 10 năm 2004

[MINH HUỆ 21-10-2004] Trong hơn năm năm phản bức hại trong hòa bình, các học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài đã đưa  yêu cầu Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm về những tội ác mà ông ta gây ra trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Trong hai năm vừa qua, họ cũng yêu cầu đưa La Cán, Lưu Kinh và Chu Vĩnh Khang ra công lý. Vậy đâu là thông điệp mà họ đang cố gắng chuyển tải bằng hành động của mình?

Các học viên ở Trung Quốc chỉ yêu cầu được khôi phục nhân quyền cơ bản như một công dân Trung Hoa, đó là quyền tự do tín ngưỡng. Họ không tham gia chính trị và không hứng thú với việc giành quyền lực chính trị. Những nỗ lực phản đối bức hại của các học viên Pháp Luân Công đều rất hòa ái và phi bạo lực, đó là điểm khác biệt nổi bật so với nhiều cuộc phản đối khác của người dân trong lịch sử Trung Quốc.

Trong vài năm qua, các học viên đã thu thập chứng cứ tội ác của Giang Trạch Dân, kẻ cầm đầu bức hại, và của hàng chục nghìn công an, lính canh, cùng những người tham gia cuộc bức hại. Họ đã công bố những ghi chép (bằng tiếng Hán) trong “danh sách những kẻ bức hại” tại địa chỉ www.fawanghuihui.org. Giang Trạch Dân, La Cán, Lưu Kinh và Chu Vĩnh Khang đã phạm tội và phải chịu trách nhiệm về những hành động cực kỳ tàn ác chống lại loài người. Chúng tôi yêu cầu đưa cả bốn người này ra công lý và chấm dứt hoàn toàn cuộc bức hại.

Giang Trạch Dân

Giang Trạch Dân, cựu bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), lãnh đạo quân đội Trung Quốc, và Chính phủ Trung Quốc, trực tiếp khởi xướng và đẩy mạnh đàn áp Pháp Luân Công.

Ngày 10 tháng 06 năm 1999, cũng bởi ý đồ cá nhân của Giang Trạch Dân và việc lạm dụng quyền lực, “Phòng 610” đã được thành lập để chuyên đàn áp Pháp Luân Công, nó nằm ngoài Hiến pháp Trung Quốc và luật pháp, với quyền lực tối cao hơn tất cả các cấp quản lý trong Đảng và hệ thống chính trị và lập pháp khác. Sau ngày 20 tháng 07 năm 1999, Giang Trạch Dân đã chỉ đạo “Phòng 610” thi hành chính sách tiêu diệt các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, bao gồm những chỉ đạo sau:

“bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể”; nếu học viên “bị đánh đến chết cũng không sao, sẽ được tính là tự sát”; “trực tiếp hỏa thiêu xác không cần xác định nhân thân.”

Từ ngày 20 tháng 07 năm 1999, hơn 1.000 học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chết ở hơn 30 tỉnh, khu tự trị và thành phố.

La Cán

Là bí thư ủy ban chính trị và lập pháp trung ương thuộc ĐCSTQ, chính La Cán đã lên kế sách phỉ báng và bôi nhọ Pháp Luân Công. Ông ta đóng vai trò chủ chốt trong cuộc bức hại. Sau ngày 20 tháng 07 năm 1999, La Cán là người thi hành trực tiếp các chính sách diệt chủng của Giang chống lại Pháp Luân Công. Từ năm 1999 đến năm 2002, La Cán đã trực tiếp tham gia soạn thảo một chuỗi các chính sách để lên kế hoạch gia tăng bức hại. La Cán đã phát biểu tại nhiều cuộc họp khác nhau nhằm khuyến khích các phòng ban chính trị và lập pháp đẩy mạnh đàn áp Pháp Luân Công. Ông ta trực tiếp đi đến nhiều nơi khác nhau để giám sát thi hành các chỉ thị về việc bức hại. Từ năm 2001 đến năm 2003, La Cán đã công khai diễn thuyết ít nhất bảy lần, thúc giục các phòng ban chính trị và lập pháp coi “Pháp Luân Công là mục tiêu đàn áp số một”. Từ tháng 09 năm 2000, La Cán đã đến thành phố Duy Phường ở tỉnh Sơn Đông, thành phố Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc, thành phố Nam Xương ở tỉnh Giang Tây, thành phố Trường Xuân ở tỉnh Cát Lâm, tỉnh An Huy, tỉnh Liêu Ninh, thành phố Tiêu Tác ở tỉnh Hà Nam, thành phố Thẩm Dương ở tỉnh Liêu Ninh và Hồ Hưng Khải ở thành phố Kê Tây, tỉnh Hắc Long Giang để trực tiếp giám sát cuộc bức hại.

Bằng chứng cho thấy bất cứ khi nào La Cán tiến hành thanh tra ở đâu đó, thì việc bắt giữ, tra tấn và giết hại các học viên Pháp Luân Công ở khu vực đó tăng  mạnh.

Lưu Kinh

Lưu Kinh hiện là trưởng “Phòng 610” và cũng đi nhiều nơi khác nhau để chỉ đạo cuộc đàn áp Pháp Luân Công tàn khốc. Lưu Kinh và La Cán thường đi cùng nhau đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia để trực tiếp kiểm tra quá trình tẩy não các học viên Pháp Luân Công. Họ cũng chỉ đạo rằng các phương cách tàn bạo mà trại Mã Tam Gia dùng để tra tấn học viên Pháp Luân Công sẽ là hình mẫu cho các trại lao động và trại tẩy não khác, không chỉ ở tỉnh Liêu Ninh, nơi có trại Mã Tam Gia, mà còn trên toàn quốc. Điều đó dẫn đến việc đàn áp dã man lan tràn ở các trại giam, trại lao động cưỡng bức và ở nhà tù trên khắp Trung Quốc.

Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, nằm ở ngoại ô thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, là nơi khét tiếng với việc các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn tàn bạo nhất. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị tử vong ở đây bởi những hành vi tàn bạo chống lại họ. Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia cũng đã bị ghi vào lịch sử vì đã lột bỏ quần áo của mười tám nữ học viên Pháp Luân Công, những người cự tuyệt từ bỏ niềm tin, và quẳng họ vào trong các phòng giam tù nhân nam trong khi không có công an giám thị.

Đích thân Lưu Kinh còn giúp dàn dựng và thực hiện vụ tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn, một tuyên truyền đã bị bẻ cong một cách khó tin để kích động thù hận với Pháp Luân Công trong tâm trí quần chúng. Lưu Kinh còn chịu trách nhiệm về việc tạo ra các tuyên truyền đại chúng khác để kích động thù hận với Pháp Luân Công.

Vụ tự thiêu dàn dựng ở Quảng trường Thiên An Môn được tuyên truyền rộng rãi nhất và là lời nói dối hiệu quả nhất để khiến quần chúng phản đối Pháp Luân Công. Sự kiện này đã ảnh hưởng đến nhiều người và kích động những người không biết được sự thật, khiến họ thù địch Pháp Luân Công, cung cấp cho chính quyền Giang Trạch Dân một cái cớ để gia tăng đàn áp Pháp Luân Công. Một tổ chức phi chính phủ có tên là Phát triển Giáo dục Quốc tế đã chỉ ra trong một báo cáo ngày 14 tháng 08 năm 2001 rằng “vụ tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn được dàn dựng bởi chính phủ.” Nhiều chỗ không nhất quán đã bị vạch trần thông qua một phân tích chuyển động quay chậm đoạn băng được quay bởi các camera của CCTV về sự kiện này. Trong đoạn băng, chúng ta có thể thấy ai đó đã đánh Lưu Xuân Linh, một người tự thiêu, vào gáy, khiến bà Lưu chết ngay tại chỗ. Phân tích này cũng xác minh rằng những người tự thiêu không phải là học viên Pháp Luân Công.

Tuy nhiên, bởi Giang Trạch Dân và chế độ của ông ta kiểm soát truyền thông ở Trung Quốc, họ có thể phát tán rộng rãi các tuyên truyền sai lạc, và lợi dụng nó tối đa trong nỗ lực giành sự ủng hộ của quần chúng đối với việc đàn áp Pháp Luân Công.

Chu Vĩnh Khang

Chu Vĩnh Khang từng là bí thư tỉnh ủy tỉnh Tứ Xuyên và hiện là bộ trưởng Bộ công an (được gọi là công an ở Trung Quốc). Ông ta chịu trách nhiệm về việc nhiều học viên Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết. Chu Vĩnh Khang khét tiếng ở tỉnh Tứ Xuyên vì sự tàn bạo của ông ta. Ông ta được người dân ở Tứ Xuyên gọi sau lưng là “sát thủ nhân quyền”

Trong nhiệm kỳ ở Tứ Xuyên, Chu Vĩnh Khang và các viên chức cấp cao khác đã cấu kết với nhau để đàn áp Pháp Luân Công. Nhiều nguồn tin cho thấy ông ta đã cho phép, giám sát và đứng đằng sau những phương thức như mưu sát, tra tấn và bắt cóc để hăm dọa và trừ khử các học viên Pháp Luân Công tại nơi ông ta cai quản. Ông ta cũng thi hành một chính sách  đồi bại khiến những người khác bị bức hại liên lụy “Nếu cha mẹ tập luyện, thì con cái sẽ bị mất việc; nếu con cái tập luyện, thì cha mẹ bị nghỉ làm, cắt lương hưu và cắt các nguồn tài chính của họ.” Ông ta đã biến Tứ Xuyên trở thành một trong những tỉnh ở Trung Quốc nơi Pháp Luân Công bị đàn áp tàn bạo nhất. Bằng việc đàn áp Pháp Luân Công, ông ta đã mở được con đường thăng tiến của chính mình, một con đường nhuộm máu học viên Pháp Luân Công, và trở thành Bộ trưởng Bộ công an.

Ngày 09 tháng 12 năm 2003, Chu Vĩnh Khang tiếp tục thi hành chính sách đàn áp của Giang Trạch Dân, ông ta đã phát biểu trong một cuộc họp có các quan chức đầu ngành công an rằng “Đàn áp Pháp Luân Công vẫn là nhiệm vụ chính của công an Trung Quốc”. Theo một bài viết của báo Công an nhân dân, một tờ báo tại Bắc Kinh, Chu Vĩnh Khang đã công bố tám điểm chính của Giang Trạch Dân liên quan đến các vấn đề trong và ngoài nước. Năm vấn đề đầu tiên là củng cố chế độ độc tài, trong đó đàn áp Pháp Luân Công được liệt kê là điểm chính thứ ba.

Kết luận

Có thể thấy lý do tại sao thủ phạm chính là Giang Trạch Dân có thể sử dụng cả bộ máy chính phủ để đàn áp Pháp Luân Công, là vì thực tế, có quá nhiều kẻ tàn ác như La Cán, Lưu Kinh, Chu Vĩnh Khang đã vứt bỏ lương tâm của mình để đổi lấy những quyền lợi cá nhân và sự thăng chức. Họ chọn tự đặt bản thân đối nghịch với Chân – Thiện – Nhẫn và đã phạm vô số tội ác. Những gì đang đợi họ chính là sự trừng phạt của luật pháp, cũng như là sự trừng phạt của chư Thần.

Các học viên Pháp Luân Công đang gửi đến những kẻ hành ác vẫn đang giúp Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công một thông điệp cảnh báo, rằng họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những tội ác của họ. Những lời bào chữa như “Tôi chỉ làm theo lệnh từ cấp trên” sẽ không miễn tội cho họ.

Đưa Giang Trạch Dân, La Cán, Lưu Kinh và Chu Vĩnh Khang ra công lý chính là lời cảnh báo đối với tất cả những kẻ  đàn áp Pháp Luân Công, và sẽ thức tỉnh lương tâm con người.

Các học viên Pháp Luân Công kêu gọi người dân trên thế giới hãy cùng nhau giúp chấm dứt cuộc bức hại chống lại nhân tính và Chân – Thiện – Nhẫn. Chỉ khi cái ác bị ngăn chặn và điều thiện được tán dương thì xã hội mới thực sự trở nên ổn định.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/10/21/87161.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/4/11/132650.html#.T4UzkHL0rMY

Đăng ngày 23-4-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share