Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc

Tên: Trương Ngọc Long (张玉龙)
Giới tính: nam
Tuổi: chưa rõ
Địa chỉ: chưa rõ
Nghề nghiệp: là kỹ sư tại Học viện nghiên cứu số 14 Nam Kinh
Năm bị bắt gần nhất: 2002
Nơi bị giam gần đây nhất: Bệnh viện não Nam Kinh (南京脑科医院)
Thành phố: Nam Kinh
Tỉnh: Giang Tô
Hình thức bức hại: kết án phi pháp, cưỡng ép tiêm/uống thuốc, đánh đập, giam giữ trong bệnh viện tâm thần

[MINH HUỆ 03-02-2012] Học viên Pháp Luân Công, ông Trương Ngọc Long, từng là một kỹ sư tại Học viện nghiên cứu số 14 Nam Kinh, ông bị giam tại Bệnh viện não Nam Kinh (bệnh viện tâm thần) trong hơn 10 năm. Vợ ông đã nói với các con ông rằng ông Trương đang ở nước ngoài.

Có thông tin rằng ông Trương đang bị ép phải uống thuốc và bị tiêm hàng ngày. Trước đây ông là một người khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Hiện giờ ông trở nên mê sảng và không còn có thể tự chăm sóc cho bản thân.

Ông Trương bị giam tại Trại lao động cưỡng bức Phương Cường trong hai năm 2000 và 2001. Trong năm 2000, chính quyền trại lao động đã cử người đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia để đào tạo. Khi họ trở về, họ đã tăng cường bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Họ áp dụng một phương pháp gọi là “liên kết ba” để giám sát chặt chẽ và ngược đãi học viên. Hai tù nhân được cử đến giám sát một học viên trong toàn thời gian, ngay cả khi học viên đi vệ sinh hay đi tắm. Nếu học viên bị giám sát “cư xử tốt” (nghĩa là người đó từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công), thì hai tù nhân đó sẽ tích lũy được điểm để giảm thời hạn giam. Với sự dụ dỗ này, các phạm nhân hình sự đã ngược đãi các học viên một cách tàn bạo và tước đi những quyền con người cơ bản của họ. Các học viên thậm chí còn không được phép nói chuyện với nhau.
Tháng 04 năm 2001, nhiều tù nhân đã dùng giầy đánh vào mặt ông Trương. Đầu, mặt, mũi, và miệng của ông đã bị sưng tấy và bị biến dạng.

Ông Trương được thả khỏi trại lao động vào cuối năm 2001. Ông bị cưỡng ép đến Bệnh viện não Nam Kinh vào năm 2002. Trương Trường Ái và nhiều viên chức ở Phòng 610 thuộc Học viện nghiên cứu số 14 đã nhiều lần đe dọa cha mẹ ông Trương và ép họ ký vào đơn cho phép ông Trương được nhập viện.

Học viện nghiên cứu số 14, nơi ông Trương từng làm việc, là một học viện lớn có gần 300 học viên làm việc trước khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công xảy ra. Tuy nhiên, từ lúc ĐCSTQ thi hành cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 07 năm 1999, học viện này đã trở thành trung tâm của cuộc bức hại tại Nam Kinh.

Hai học viên ở học viện này đã chết vì bức hại. Ông Mã Chấn Vũ, ông Vương Kiến Tân và bà Tiêu Lệ Quần bị thôi việc. Ông Mã và ông Vương bị kết án lần lượt bảy và sáu năm tù. Bà Trương Ái Đông và ông Vu Kiến Thiết còn bị áp lực cho về hưu non. Nhiều học viên bị buộc phải rời khỏi chức vụ của mình. Một số còn bị kết án lao động cưỡng bức, một số bị giam cầm. Khoảng 70 học viên bị đưa vào các trại tẩy não, nhiều người trong số đó liên tục bị giam giữ. Các viên chức còn tống tiền các học viên một số tiền lớn. Bà Tiêu Lệ Quần, ông Trương Ngọc Long, và một học viên khác bị ép đưa đến bệnh viện tâm thần, ông Trương đã bị giam tại Bệnh viện não Nam Kinh trong hơn mười năm.

Chúng tôi kêu gọi sự hỗ trợ khẩn cấp giúp giải cứu ông Trương và giúp ông giành lại cuộc sống của mình.

Những cá nhân tham gia bức hại ông Trương
Trương Trường Ái, phó phòng 610 ở Học viện nghiên cứu số 14: +86-13851621534 (di động), +86-25-83711820 (nhà)

Bệnh viện não Nam Kinh: +86-25-82296102 (ban ngày), +86-25-82296072 (buổi tối), +86-25-83726557
_____________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/2/3/南京十四所张玉龙被关在精神病院迫害十余年-252660.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/2/22/131643p.html
Đăng ngày 5-3-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share