Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

Tên: Thiệu Cường (邵强)
Giới tính: nam
Tuổi: 36 (sinh năm 1976)
Địa chỉ: thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông
Nghề nghiệp: từng là kỹ sư tại Công ty vận tải đường hàng không Thanh Đảo số 2
Ngày bị bắt gần nhất: ngày 31 tháng 12 năm 2000
Nơi bị giam gần đây nhất: nhà tù Tế Nam (济南监狱)
Thành phố: Thanh Đảo
Tỉnh: Sơn Đông

Hình thức bức hại: cấm ngủ, lao động cưỡng bức, kết án phi pháp, đánh đập, bỏ tù, biệt giam, tra tấn, tấn công tình dục, kìm hãm thể xác.

[MINH HUỆ 28-01-2012] Học viên Pháp Luân Công, anh Thiệu Cường sống ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. Anh và một học viên khác đã giăng một biểu ngữ dài 99 mét có nội dung “Pháp Luân Đại Pháp Tốt” và “Chân–Thiện–Nhẫn Tốt” ở Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 12 năm 2000. Vì vậy mà anh bị kết án mười năm tù. Tinh thần anh Thiệu trở nên rối loại do bị tra tấn tại Nhà tù Tế Nam. Sau khi được thả vào năm 2008, anh dần hồi phục tinh thần và sức khỏe thông qua việc học các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp và tập các bài công. Bây giờ chúng ta cùng phơi bày tội ác của những kẻ đã bức hại anh.

Giữa năm 2001 và năm 2004, lính canh nhà tù thường giam anh Thiệu trong phòng biệt giam vì anh cự tuyệt từ bỏ niềm tin của mình. Họ đã đe dọa và tra tấn anh trong một phòng nhỏ và tối tăm, không cho anh ngủ, dùng nhiều cây kim đâm vào hai mu bàn tay của anh. Họ đánh anh liên tục đến khi họ kiệt sức.

Lính canh Lý Vĩ đã chỉ đạo phạm nhân hình sự Vương và Quách cạy mở miệng anh Thiệu bằng một cái dây móc kim loại, loại dây này dùng để trói người lại. Sau đó lính canh Lý nhét bộ phận sinh dục của ông ta vào miệng anh Thiệu. Tiếp đó họ trói tay phải và chân trái của anh cùng với sợi dây móc trong một tuần, khiến anh không thể đứng thẳng lưng để đi lại

Một lần khác Lỹ Vĩ và một đội trưởng có họ là Vương đã xúi giục một tử tù và nhiều người khác vặn hai tay anh Thiệu ra sau lưng và dùng dây xích cố định hai tay anh lại. Sau khi đánh anh dã man, họ cùm chân và để anh ở chỗ có nhiều tù nhân đi lại để họ trông thấy anh. Anh không được ăn trưa hôm đó. Ngay cả đến bây giờ, hai gót chân của anh vẫn còn hiện rõ dấu vết của xiềng xích ngày hôm đó.

Anh Thiệu bị chuyển đến Đội số 4 vào đầu năm 2003, nơi lính canh ra lệnh cho anh sao chép lại các quy định của nhà tù trong một phòng nhỏ, sau một ngày dài lao động cưỡng bức.

Có một vài lần khi lính canh giam anh Thiệu trong một phòng nhỏ và tối tăm sau khi đánh anh dã man. Bữa ăn hàng ngày của anh chỉ gồm hai cái bánh bao hấp. Họ để một cái chậu ở trong phòng cho anh đi vệ sinh. Mùi ở trong phòng giam sớm trở nên không thể chịu nổi. Mỗi lần lính canh nhốt anh Thiệu ở trong phòng, họ giam anh ở đó trong một tháng, trong thời gian đó anh hoàn toàn bị cắt đứt với thế giới bên ngoài. Một vài học viên cố gắng đến thăm anh nhưng đều được thông báo mỗi lần và đều là anh bị rối loạn tâm thần, không đủ sức khỏe để gặp mặt. Gia đình anh cũng gặp khó khăn để gặp anh, vì viên chức nhà tù thản nhiên nói rằng anh bị biệt giam và không được phép vào thăm. Cuối cùng gia đình anh cũng được vào thăm anh, người nhà anh đã trông thấy nhiều vết thâm tím và thương tích ở trên tay, mặt và cổ của anh Thiệu. Khi mẹ anh vào thăm anh trong tháng 03 năm 2003, bà chú ý đến nhiều vết sẹo ở trên tay anh. Anh nói với bà rằng lính canh không cho anh ngủ và họ chọc vào tay anh mỗi lần anh ngủ gật.

Khi anh trai của anh đến thăm anh vào tháng 06 năm 2004, anh trông thấy ở mặt và cổ của em trai có đầy những vết thâm tím. Anh trai của anh Thiệu đã nói với mẹ về sự quấy nhiễu này. Bà ngay lập tức đến thành phố Tế Nam, và ở đó trong chín ngày để nộp đơn khiếu nại tới nhiều cơ quan thi hành luật pháp. Ở những nơi bà đến, bà đều được thông báo rằng lính canh ở nhà tù không được phép đánh tù nhân. Sau đó bà đã viết lại những quan sát của bà về thương tích của con trai trong mỗi lần bà đến thăm con, rồi in thành nhiều bản để gửi đến nhiều phòng ban khác nhau.

Khi bà đến gặp viện trưởng Viện kiểm sát địa phương, bà đã thúc giục ông ta đến nhà tù để xem tình trạng của anh Thiệu, và ông ta đã đồng ý. Tuy nhiên, khi bà đến gặp ông ta vào hôm sau, ông ta phủ nhận việc trông thấy bất kỳ vết thương nào trên người anh Thiệu. Bà không tán thành với ý kiến của ông ta và nói, “Nếu họ không bao giờ đánh Thiệu Cường, vậy thì tôi đang buộc tội sai họ. Nhưng nếu họ đánh con tôi, nhưng không dám thừa nhận, thì họ đang vi phạm luật pháp ngay cả khi họ có đầy đủ kiến thức về luật pháp.” Viện trưởng hạ giọng và hứa với mẹ anh Thiệu rằng bà sẽ không còn nhìn thấy bất kỳ vết sẹo nào trên người con trai bà trong tương lai.

2006-8-8-shaoqiang-mother-02--ss.jpg 2006-8-8-shaoqiang-mother-01--ss.jpg

Mẹ anh Thiệu đứng phản đối ở bên ngoài Cục nhà tù tỉnh Sơn Đông, yêu cầu trả tự do vô điều kiện cho con trai bà.

Vào năm 2006, một người bạn đã viết thư cho gia đình anh Thiệu, nêu rõ chi tiết về hoàn cảnh của anh ở trong tù, và thúc giục họ giải cứu anh ngay lập tức. Sau khi nhận được thư, gia đình anh đã đến gặp anh vào ngày 23 tháng 07 năm 2006. Mẹ anh đã miêu tả tình trạng của anh ở trên một tấm áp phích rồi sau đó đem đi treo ở bên ngoài nhiều cửa hàng các điểm tham quan du lịch. Bà cũng treo tấm áp phích ở bên ngoài Cục quản lý nhà tù tỉnh Sơn Đông trong 12 ngày, ở bên ngoài Nhà tù Tế Nam trong tám ngày, phơi bày những tội ác của nhà tù cho công chúng và khiến những kẻ hành ác phải khiếp sợ.

Vào ngày 31 tháng 12 năm 2008, anh Thiệu đã được tự do sau tám năm bị giam cầm.
______________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/1/28/展横幅被冤判十年-工程师遭迫害精神失常-252471.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/2/10/131384.html
Đăng ngày 27-2-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share