Bài của phóng viên Minh Huệ Anh Tử

[MINH HUỆ 03 – 02 – 2012] Ngày 31 tháng 01 năm 2012, Cựu Bộ trưởng ngoại giao Canada (chuyên trách về châu Á – Thái Bình Dương) David Kilgour và luật sư nhân quyền quốc tế David Matas cùng viết thư cho Thủ tướng Stephen Harper, thúc giục ông yêu cầu Chính quyền Trung Quốc ngừng xuất khẩu những sản phẩm lao động nô lệ tới Canada. Ông Harper đã nhận lời mời tới thăm Trung Quốc.

2012-2-2-david-kilgour-press-confere--ss.jpg
Ông David Kilgour tại cuộc họp báo ngày 31 tháng 01 năm 2012

Ông David Kilgour đã công bố bức thư tại một cuộc họp báo cùng ngày. Bức thư viết “Những người theo học Pháp Luân Công chiếm ít nhất là một nửa trong số 250.000 tù nhân được ghi nhận chính thức trong các trại lao động cải tạo của quốc gia này”. “Các cơ sở giam giữ tùy tiện ở Trung Quốc không chỉ là các trại lao động cưỡng bức. Chúng còn là những ngân hàng cung cấp tạng cưỡng bức lớn”.

Ông Matas và Kilgour viết trong thư: “Nhân dịp phái đoàn thương mại của ngài đến Trung Quốc vào tháng Hai, chúng tôi thúc giục ngài yêu cầu chính quyền Trung Quốc ngừng xuất khẩu những sản phẩm lao động cưỡng bức tới Canada và đóng cửa mạng lưới các trại lao động cưỡng bức trên quy mô rộng ở Trung Quốc. Chúng tôi khuyến nghị ngài đề xuất một thỏa thuận với Trung Quốc nhằm đảm bảo rằng việc này được thực hiện”.

Trung Quốc tiến hành lao động cưỡng bức một cách có hệ thống ở mọi loại hình cơ sở giam giữ – các nhà tù là nơi mà giam giữ các phạm nhân bị kết án, giam giữ  hành chính đối với những ai chưa bị buộc tội, và cải thông qua các trại lao động. Một tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao Động Quốc Tế (ILO) cam kết rằng tất cả các nước thành viên, trong đó có Trung Quốc, loại bỏ lao động cưỡng bức. Chính phủ Trung Quốc đã báo cáo với ILO rằng Hiến pháp của nước này cấm lao động cưỡng bức và rằng có một chính sách quốc gia về loại bỏ tất các các hình thức lao động cưỡng bức”.

Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không giữ lời hứa của mình. Bức thư chỉ ra rằng: “Tuy vậy, lao động cưỡng bức ở trung tâm giam giữ không phải là việc lạm dụng luật pháp Trung Quốc. Mà đó là quy định của luật pháp. Điều 58 của Luật Trung Quốc về nhà tù quy định rằng các nhà tù có thể trừng phạt một tù nhân khỏe mạnh nhưng từ chối làm việc“.

Hoa Kỳ đã ký với Trung Quốc một bản ghi nhớ vào năm 1992 yêu cầu Chính phủ Trung Quốc đảm bảo rằng các sản phẩm lao động trong tù không được xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Năm 1994, Hoa Kỳ đã ký một tuyên bố hợp tác mà về nguyên tắc cho phép các quan chức Hoa Kỳ được phép vào các cơ sở sản xuất của Trung Quốc bị nghi ngờ xuất khẩu các sản phẩm lao động của nhà tù. Ủy ban thẩm tra an ninh và kinh tế Hoa-Mỹ trong báo cáo lên Quốc Hội năm 2008 của mình viết rằng ‘Chính phủ Trung Quốc đã không tuân thủ những cam kết của mình’ theo Hiệp ước năm 1992 và năm 1994 ‘ khiến các quan chức Hoa Kỳ không thể tiến hành các cuộc điều tra đầy đủ và hữu ích về những cáo buộc như vậy’.”

Hầu hết những người trong các trung tâm lao động nô lệ của Trung Quốc là các học viên Pháp Luân Công, một môn tập luyện tinh thần dựa trên bộ bài tập động tác mà đảng Cộng sản Trung Quốc đã cấm vào năm 1999 vì lo sợ rằng uy quyền tư tưởng tối cao của đảng bị đe dọa bởi sự phổ biến của nó. Báo cáo cấp quốc gia về Trung Quốc năm 2005 của Văn phòng Nhà nước Hoa Kỳ chỉ ra rằng công an Trung Quốc điều hành hàng trăm trung tâm giam giữ, với 340 trung tâm cải tạo thông qua lao động, mỗi trung tâm có sức chứa khoảng 300.000 người. Các báo cáo cấp quốc gia năm 2008 của Văn phòng Nhà nước nói rằng: ‘Một số nhà quan sát hải ngoại ước tính rằng những người theo học Pháp Luân Công chiếm tối thiểu một nửa trong số 250.000 tù nhân được ghi nhận chính thức trong các trung tâm cải tạo thông qua lao động của quốc gia này…’

Các tù nhân được ghi nhận chính thức không phải là toàn bộ số người bị giam giữ. Các ước tính không chính thức cho rằng có 1.200 trại lao động cưỡng bức với hai triệu tù nhân.”

Chúng tôi, trong hai báo cáo vào năm 2006 và năm 2007 và một cuốn sách được xuất bản năm 2009 với tiêu đề Thu hoạch Đẫm máu, kết luận rằng hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị giết hại để lấy tạng đem bán với mục đích cấy ghép. Các cơ sở giam giữ tùy tiện của Trung Quốc không chỉ là các trại lao động cưỡng bức. Chúng còn là những ngân hàng cấp tạng cưỡng bức  lớn”.

Bức thư kết luận: “Việc nhập khẩu cần phải chịu sự giám sát về cả mặt kinh tế và đạo đức. Một phái đoàn thương mại đến một quốc gia Cộng sản xuất khẩu các sản phẩm lao động nô lệ khắp thế giới ở mức giá sàn nên làm nhiều việc hơn là  dành được những thương vụ tốt cho Canada. Phái đoàn nên làm những gì có thể để chấm dứt nạn lao động nô lệ đáng ghê tởm ở Trung Quốc”.

Ba nạn nhân của cuộc bức hại Pháp Luân Công, ông Lâm Minh Lập, ông Hà Lập Chí và ông Trương Thiên Khiếu, đã kể lại chi tiết trải nghiệm cá nhân của họ ở Trung Quốc.

Ông Lâm đã bị bắt bốn lần bởi ĐCSTQ. Trong sáu năm bị giam ở Thượng Hải, ông đã bị tra tấn, tẩy não, và phải lao động ở cường độ cao mười sáu giờ một ngày.

Ông Hà Lập Chí bị cầm tù ba năm rưỡi vì nói cho mọi người biết về chân tướng Pháp Luân Công. Ông đã bị tra tấn và phải lao động nô lệ ở nhà tù Thiên Tân Trà Điến. Ông Hà Lập Chí nói: “Chúng tôi đã bị bắt làm việc hơn mười giờ một ngày, đào mương và trồng cây. Tôi đã bị kiệt sức đến mức tôi không thể đứng thẳng. Tôi không thể ngủ vì đau đớn. Chúng tôi phải ăn những thực phẩm tồi tệ hoặc bị bỏ đói”. Một trong những việc mà ông Chí Lập đã làm là khâu bóng đá để xuất khẩu sang Hàn Quốc. Ông nói: “Tay của tôi thường bị thương bởi chiếc dùi”.

Vào ngày họp báo, dưới trời mưa tuyết, hàng trăm học viên Pháp Luân Công từ Toronto, Montreal, Waterloo, và Ottawa đã biểu tình tại đồi Capitol. Họ lặng lẽ tập các bài công pháp và nhắc nhở những người Canada tốt bụng về cuộc bức hại ở Trung Quốc trong mười hai năm qua. Họ kêu gọi Thủ tướng đưa ra vấn đề cuộc bức hại với chính quyền Trung Quốc, và yêu cầu thả các học viên Pháp Luân Công, trong đó có mười một người thân của những người Canada.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/2/3/加国前亚太司司长和人权律师促加总理禁奴工产品-252655.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/2/5/131168.html
Đăng ngày: 15– 2– 2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share