Bài viết của một đệ tử từ Trung Quốc

[MINH HUỆ 02-10-2011] Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tiếp tục leo thang cuộc đàn áp Pháp Luân Công bằng các biện pháp đê tiện nhất trong hơn mười năm qua. Các nỗ lực của họ bao gồm chiến dịch tràn ngập những tuyên truyền giả dối, phân biệt đối xử nặng nề, và việc chia rẽ những đảng viên của nó từ những môi trường sống cơ bản nhất. Việc bắt bớ, giam giữ, cưỡng bức lao động và tra tấn không ngừng nghỉ đã giết hại và khiến nhiều học viên bị tàn phế. Tuy vậy, bất chấp sự bức hại không ngừng đó, các học viên Pháp Luân Công vẫn kiên định vào đức tin của họ, điều này đã làm cho nhiều người thắc mắc: ĐCSTQ nghĩ gì về Pháp Luân Công, và tại sao họ lại cố gắng làm môn tập này phải im lặng bằng mọi giá?

1. Hiệu quả chữa bệnh đáng kinh ngạc

Vào ngày 15 tháng 5 năm 1998, chủ tịch Ban Quản lý Thể Thao Quốc gia tới thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, quê hương của Pháp Luân Đại Pháp, và đã tiến hành một nghiên cứu chính thức về môn tập. Theo khảo sát tiến hành với 12,553 học viên Pháp Luân Công vào tháng 9 năm 1998, có 77.5% các học viên hoàn toàn khỏi bệnh hoặc khỏi một phần bệnh. Bên cạnh đó, còn có 20.4% những người cải thiện được tình trạng của họ, và có tổng số 97.9% các học viên đã cải thiện hoặc bình phục thông qua môn tập. Giả thiết mỗi năm một học viên tiết kiệm được 1700 nhân dân tệ cho các chi phí y tế thì tổng số tiền tiết kiệm được mỗi năm lên tới 21 triệu nhân dân tệ. Các khảo sát tương tự cũng được tiến hành ở các thành phố khác bao gồm Bắc Kinh, Quảng Châu và Cáp Nhĩ Tân. Các nghiên cứu đều đi tới kết luận chung: Pháp Luân Công cực kỳ hiệu quả trong việc chữa bệnh khỏe người. Nhiều cá nhân thậm chí đã bình phục các loại trọng bệnh mà bệnh viện không thể chữa sau khi bắt đầu tập môn tập này.

Cuối năm 1998, một nhóm các quan chức chính phủ đã về hưu, dẫn đầu là nguyên chủ tịch Quốc hội, ông Kiều Thạch, đã tiến hành khảo sát các học viên Pháp Luân Công trong một vài tháng. Họ kết luận rằng: “Pháp Luân Công chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại.” Họ đã đệ trình kết luận khảo sát của mình lên Cục Chính trị thuộc Ủy ban Trung Ương Đảng.

Ông Quan Quý Mẫn, một ca sỹ giọng nam cao nổi tiếng, đã thu âm hơn 1000 bài hát và được biết tới rộng rãi là một trong những ca sỹ nổi tiếng nhất ở Trung Quốc. Năm 1983, khi 39 tuổi và đang ở đỉnh cao sự nghiệp, ông Quan được chuẩn đoán mắc bệnh viêm gan B và ở giai đoạn đầu của bệnh xơ gan. Ông đã nghỉ một năm để tĩnh dưỡng và hồi phục sức khỏe. Ông đã thử nhiều phương pháp truyền thống cũng như thử tập các loại khí công khác nhau, nhưng tình trạng của ông không được cải thiện. Vào mùa xuân năm 1996, một người bạn giới thiệu Pháp Luân Công cho ông. Sau một năm luyện tập, ông đã hoàn toàn bình phục.

Ông Lý Kỳ Hoa, một cán bộ lão thành của ĐCSTQ từng gia nhập Hồng Quân năm 1931. Trước khi nghỉ hưu, ông là hiệu trưởng Đại học Quân Y số 2, Ủy viên Khoa Sức khỏe của Phòng Tổng Hậu cần của Đại học Quân Y, giám đốc bệnh viện của Đại học Quân Y. Vợ ông đã mắc nhiều trọng bệnh trong nhiều năm. Là một chuyên gia y học, và chủ tịch một bệnh viện tốt nhất ở Trung Quốc, ông đã cung cấp cho bà các thiết bị y tế và điều trị y tế tiên tiến nhất, nhưng không có tác dụng. Tuy vậy, sau khi bà bắt đầu tập Pháp Luân Công, tất cả các triệu chứng bệnh của bà đều biến mất. Ông Lý rất ấn tượng bởi hiệu quả phục hồi sức khỏe kỳ diệu này, và ông cũng bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1993. Không lâu sau đó, bệnh của ông cũng khỏi mà không cần dùng thuốc, và sức khỏe của ông tiếp tục được cải thiện đáng kể. Trải nghiệm cá nhân này đã thuyết phục ông rằng Pháp Luân Công là đại diện cho một cảnh giới khoa học mà loài người chưa đạt tới được. Ông giới thiệu mọi người đọc Chuyển Pháp Luân và tự thử tập các bài công pháp của Pháp Luân Công.

Ông Uông Chí Viễn, nguyên nhà nghiên cứu khoa học của Đại học Y Harvard, đã bị chứng bệnh Lou Gehrig (hay còn gọi là xơ cứng bên teo cơ), vốn là loại bệnh mà cộng đồng y học đã đầu hàng. Biết rằng không có cách nào chữa trị được thông qua y tế, ông Uông đã quyết định tham dự các bài giảng Pháp Luân Công. Trong bài giảng thứ nhất, ông cảm thấy toàn thân rất dễ chịu, như thể những luồng năng lượng ấm đang chạy quanh cơ thể ông; điều này làm ông cảm động tới rơi lệ. Ba tháng sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Công, ông Uông đã hoàn toàn khỏi căn bệnh vô phương cứu chữa đó. Trước khi tập luyện, máu của ông chỉ có 6 gram huyết sắc tố, bằng một phần hai lượng huyết sắc tố của người bình thường. Ngay sau khi tập Pháp Luân Công, lượng huyết sắc tố trong máu ông đã trở lại bình thường. Cân nặng của ông cũng tăng từ 55 cân lên 75 cân. Biết được trường hợp của ông, một ký giả đến từ Boston Global đã phỏng vấn ông. Ký giả đó đã rất kinh ngạc khi gặp ông Uông và trực tiếp thấy tình trạng khỏe mạnh của ông.

Ông Thiệu Hiểu Đông nguyên là bác sỹ có thâm niêm ở Học viện Y học Trung Hoa ở Bắc Kinh, hiện giờ ông sống ở Nhật. Ông Thiệu đã tiến hành một điều tra liên quan tới vấn đề: “Pháp Luân Công thật sự có tác dụng chữa bệnh không?” Ông đã có một vài bài báo liên quan được xuất bản trước tháng Bảy năm 1997 trong các tờ báo, tạp chí và sách tiếng Trung, và ông đã phỏng vấn các cá nhân liên quan. Dưới đây là báo cáo về trường hợp của ba cá nhân mà ông Shao đã phỏng vấn.

Kể từ khi người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí, bắt đầu truyền môn tập ra công chúng vào tháng 5 năm 1992, ông chủ yếu giảng về các nguyên lý của nó, và chưa bao giờ trực tiếp chữa trị cho bệnh nhân, trừ một số tình huống rất đặc biệt. Một tình huống đặc biệt như vậy diễn ra ở Hội chợ Sức khỏe Phương Đông ở Bắc Kinh năm 1993, nơi ông Lý Hồng Chí đã đích thân chữa trị cho ông Tôn Bảo Vinh, một công nhân đến từ nhà máy 718 ở Bắc Kinh. Ông Tôn bị liệt và đại tiểu tiện không kiểm soát được, cả hai thứ bệnh này là do chấn thương sọ não trong một vụ tai nạn xe hơi gây ra. Ông ấy đã phải nằm liệt giường trong một năm. Chỉ một vài phút sau khi ông Lý chữa trị cho ông Tôn, ông ấy đã hoàn toàn bình phục. Ông ấy tới hội chợ trên lưng con trai mình, và khi trở về, ông ấy đã tự đi trên đôi chân mình.

Một bệnh nhân khác tên là Từ Quốc Hoa, một viên chức đã về hưu của Trung tâm Thu mua Thực phẩm ở Bắc Kinh. Ông ấy bị các khối u ruột giai đoạn cuối và đã từng phẫu thuật để cắt bỏ nó vào năm 1991. Năm 1992, khối u lại được phát hiện đã trở lại, và nó đã lớn tới 20 centimet. Nó cũng bắt đầu lan tới các bộ phận khác. Trước tình trạng nguy kịch của ông, bệnh viện đã quyết định không phẫu thuật thêm nữa. Tại Hội chợ Sức khỏe Phương Đông ở Bắc Kinh năm 1993, ông Từ đã được ông Lý Hồng Chí đích thân điều trị. Kết quả là, khối u của ông lập tức co lại, và bụng của ông đang phồng bỗng xẹp phẳng lại trước con mắt chứng kiến của nhiều người. Ông ấy biết rằng đó là khối u của ông ấy đã hoàn toàn biến mất và rất ngạc nhiên trước hiệu quả chữa trị của Pháp Luân Công. Quá biết ơn, ông Từ đã bật khóc. Sau đó, ông tới bệnh viện kiểm tra và được thông báo rằng khối u đã thực sự biến mất. Sau này, ông ấy có viết một lá thư trên danh nghĩa cá nhân và gia đình để bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới ông Lý.

Ông Chung Dịch Giang là một người Thái gốc Hoa, một thương nhân, và là chủ của công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Ức Lợi. Ông Chung bị bệnh về mắt mà y học nhận định rằng không thể chữa khỏi. Ông ấy cũng đã được ông Lý Hồng Chí trực tiếp điều trị như một trường hợp đặc biệt. Ông Chung được yêu cầu nhắm mắt lại và nhận được một vài phút điều trị đầy năng lượng. Ông ấy đã hoàn toàn bình phục mà không phải trả một đồng. Vào ngày Quốc Khánh Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa năm 1999 (được kỷ niệm vào ngày 1 tháng Mười), ông Chung được mời tới xem chương trình chào mừng ở Bắc Kinh với tư cách khách mời danh dự. Khi ông ấy được một quan chức từ Bộ An ninh Quốc phòng hỏi về trải nghiệm của ông với Pháp Luân Công, ông ấy đã thừa nhận ông ấy đã thực sự bình phục sau khi được người sáng lập điều trị. Kể từ đó, ông Chung đã trở thành một học viên Pháp Luân Công.

2. Đại đạo tu luyện

Bên cạnh hiệu quả chữa bệnh thần kỳ, Pháp Luân Công chú trọng vào đạo đức và các giá trị như Chân, Thiện, Nhẫn. Vén mở bức màn bí mật về cuộc sống của con người và vũ trụ, Pháp Luân Công đã mở ra một con đường rộng lớn và đầy triển vọng cho những người muốn tu luyện lên cao tầng. Nó dạy con người hướng nội khi gặp xung đột và cân nhắc cho người khác, đặt mình vào vị trí người khác trước tiên.

Ông Lý Hữu Phủ, một học viên khí công võ thuật lâu năm và là người đã tìm ra nhiều bí ẩn về cuộc sống và thân thể người, trước đó từng học nhiều môn khí công khác. Giờ đây khi trở thành một học viên Pháp Luân Công, ông kiên quyết dứt khỏi việc truy cầu danh, lợi như khi còn là một khí công sư võ thuật. Khi nhiều người thắc mắc động lực nào khiến ông tập Pháp Luân Công, ông đã trả lời: “Môn khí công và môn học về các công năng đặc dị mà tôi học trước đây đều dạy tôi rằng con người có nhiều tiền kiếp, và cũng có các không gian khác bên cạnh không gian chúng ta đang sinh sống. Chủ nghĩa vô thần phủ định sự tồn tại của các không gian khác, và điều đó đã hạn chế con người vào không gian vật lý hiện hữu này, như thế ngăn cản người ta có cơ hội hiểu được sự thật trong vũ trụ. Tôi tin những gì được giảng trong tôn giáo là đúng, vì thế tôi đã cố gắng tìm kiếm ý nghĩa thực sự của cuộc sống qua tôn giáo, đã tập luyện nhiều môn từ Phật giáo tới Đạo giáo. Tuy nhiên, tôi phát hiện ra rằng những nguyên lý thực sự trong các môn tập đó đã bị thất truyền, và tôi không thể đưa bản thân hướng lên cao tầng thông qua các môn tập đó. Khi lần đầu tiên đọc Chuyển Pháp Luân, tôi đã kinh ngạc trước các bài giảng của nó, và tôi đã cảm động tới rơi lệ. Tôi đọc xong liền một mạch hết cuốn sách. Tôi chắc chắn rằng mình đã tìm thấy lời giải đáp cho những chỗ mê mà tôi đã suy ngẫm suốt cuộc đời. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là Đại Đạo.

Bà Thích Chứng Thông từng là một ni sư và trụ trì chùa Phật giáo Hồng Tế ở phía nam Đài Loan trong nhiều năm. Trong nỗ lực nhận thức ý nghĩa thực sự của cuộc sống và vũ trụ, bà đã tới thăm nhiều ngôi đền và dãy núi nổi tiếng. Bà đã tới thăm Tây Tạng, dãy Himalaya, sông Dương Tử, dòng chính của sông Hoàng Hà, dãy núi Côn Lôn, Nepal và Ấn Độ. Trong suốt cuộc hành trình đó, bà đã men theo những con đường hoang vắng trên các vùng đất hoang dã, sa mạc và các con sông. Những người quen biết bà đều cảm động trước huyền thoại về niềm tin tìm kiếm chân lý, bất chấp mọi khó khăn đó của bà.

Năm 1998, bà phát hiện ra Pháp Luân Công và biết đó là con đường tu luyện chân chính. Bà nói: “Bằng những từ ngữ đơn giản nhất, Sư phụ đã làm sáng tỏ những nguyên lý sâu sắc nhất. Ví dụ, để cố gắng hiểu định nghĩa của từ “Phật”, một người có thể tìm thấy nhiều định nghĩa trong Phật giáo. Tuy nhiên, Sư phụ giảng: ‘[Phật] chính là Giác giả, là người thông qua tu luyện mà giác ngộ’. Chỉ trong một cụm từ đơn giản, Ngài đã bao hàm mọi vấn đề phức tạp liên quan tới thế nào là một vị ‘Phật’. Tôi cũng đã tìm cách hiểu tu luyện thực sự là gì. Sư phụ giảng: ‘[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.’ Tôi chưa từng hiểu những điều này khi còn tu luyện trong Phật giáo trong những thập niên qua. Nhưng Sư phụ đã chỉ nó ra cho chúng ta bằng những từ ngữ đơn giản nhất.

Vào ngày 7 tháng 10 năm 2008, một nghi thức trọng đại được diễn ra trong dịp lễ hàng năm của Lễ hội Dasala ở thành phố Mysore, Karrnataka, Ấn Độ. Đoàn nhạc Tian Guo Châu Á-Thái Bình Dương bao gồm các học viên Pháp Luân Công tới từ Đài Loan, Malaysia, và Singapore đã được mời tới biểu diễn ở lễ hội. Nghi thức của Phật giáo truyền thống này được hơn 400,000 người tham dự, bao gồm các hòa thượng và lạt ma tới từ khắp thế giới. Đoàn nhạc Tian Guo đã truyền tải tới khán giả thông điệp: “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Vị lạt ma giáo chủ đã đích thân dẫn đoàn nhạc đi qua khán giả tới sân khấu chính. Ông vẫy chào vị chỉ huy đoàn nhạc và sau đó, đặt hai lòng bàn tay của ông vào nhau theo nghi thức Phật Giáo, và nói to với khán giả: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Giọng nói của ông vang vọng tới khán giả: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!

Tác dụng chữa bệnh kỳ diệu và các nguyên lý uyên thâm của Pháp Luân Công đã được gần 100 triệu học viên Pháp Luân Công trên hơn 100 quốc gia chứng thực, đây là một thực tế mà những lời tuyên truyền giả dối của ĐCSTQ không bao giờ phủ nhận được.

Được người dân trên khắp thế giới kính trọng và yêu mến, Pháp Luân Công đã được phổ biến ở trên hơn 100 quốc gia và cuốn sách của nó đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng. Để công nhận những đóng góp lớn lao của ông Lý Hồng Chí tới sức khỏe tinh thần và thể chất của người dân, các chính phủ của nhiều quốc gia đã trao tặng cho ông nhiều giải thưởng, và ông đã nhận được hơn 3000 bằng khen. Nhiều thành phố khác nhau trên khắp thế giới đã cử hành “Ngày Pháp Luân Đại Pháp”, “Tháng Pháp Luân Đại Pháp” và “Ngày của Sư phụ Lý Hồng Chí” và bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn của họ tới ông Lý và pháp môn.

3. Tại sao có nhiều người đến vậy tập Pháp Luân Công?

Nhiều người tự hỏi tại sao có nhiều người đến vậy chăm chỉ tập Pháp Luân Công và tại sao họ cự tuyệt việc từ bỏ nó, thậm chí khi họ phải đối mặt với cuộc bức hại dã man nhất.

Có nhiều học viên trước kia đã phải nằm liệt giường hơn mười năm do trọng bệnh, giờ đây đã hoàn toàn khỏe mạnh. Có nhiều người mắc các căn bệnh mà các bác sỹ không thể chữa trị được sau khi đã thử các loại liệu pháp điều trị khác nhau. Lúc đó, nhiều người đã quyết định thử tập Pháp Luân Công với một tia hy vọng, và họ đã được ban thưởng bằng việc khôi phục lại được trạng thái sức khỏe bình thường mà không cần phải viện tới sự trợ giúp của y tế hay thuốc men. Sau khi tập môn tập này, các xét nghiệm y tế đã cho thấy họ hoàn toàn bình phục.

Cũng có nhiều người trước kia nghiện thuốc lá và đã cố gắng bỏ nó trong nhiều năm, nhưng không thành công sau nhiều lần nỗ lực. Nhờ tập Pháp Luân Công, họ bỗng nhiên thấy hiệu quả và có thể bỏ nó mà không phải mất nhiều nỗ lực. Họ thậm chí còn có thể cai nghiện.

Vô số cá nhân đã không ngừng tìm kiếm chân lý về cuộc sống và vũ trụ trong suốt cuộc đời bằng cách tìm tòi cả sách vở hiện đại lẫn cổ xưa, nhưng hết lần này tới lần khác họ không tìm được câu trả lời. Sau khi phát hiện ra Pháp Luân Công, họ đã sáng tỏ và tìm ra được lời đáp cho nhiều câu hỏi.

Một học viên từng tu luyện trong tôn giáo nhiều năm nhưng vẫn thấy bản thân không đề cao được do các trở ngại không tìm ra được, đã có thể từ bỏ các truy cầu về danh, lợi và tình sau khi học Pháp Luân Công. Một học viên khác từng làm côn đồ, sau khi học Pháp Luân Công đã thay đổi, trở thành một người biết kiềm chế bản thân và khoan dung.

Khi những điều kỳ diệu như vậy chỉ xảy đến như một trường hợp độc nhất, chúng ta có thể giả thuyết rằng nó là do may mắn hoặc trùng hợp ngẫu nhiên. Thậm chí khi một điều kỳ diệu thế này xuất hiện hai lần, chúng ta vẫn có thể kết luận rằng đó là do một sự trùng hợp nào đó. Tuy nhiên, khi những điều kỳ diệu này tác động tới một triệu cá nhân, liệu chúng ta có thể vẫn cho rằng chúng là ngẫu nhiên trùng hợp được không? Trên thực tế, những trường hợp kỳ diệu này đã ảnh hưởng tới cuộc sống của hơn 100 triệu học viên Pháp Luân Công!

Có những bản tường thuật về các câu truyện của những học viên ở hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có ở tất cả các vùng ở Trung Quốc, từ trước năm 1999, và thậm chí sau năm 1999- năm mà những thông tin này bắt đầu bị phong tỏa nghiêm ngặt ở Trung Quốc. Tính chân thực của những câu chuyện này là không thể phủ nhận. Thậm chí ngay giữa các báo cáo mà ĐCSTQ thêu dệt lên nhằm phỉ báng Pháp Luân Công, sức mạnh của môn tập này đã được thiết lập bởi những sự thật cụ thể từ trải nghiệm và quan sát của chính các học viên. Sự tồn tại và phổ truyền nhanh chóng của Pháp Luân Công trên khắp thế giới chỉ trong vòng chưa tới 10 năm ngắn ngủi đã là một minh chứng cho sức mạnh không thể ngăn cản được của nó.

Trong số các học viên Pháp Luân Công, có những người từng là hòa thượng, đạo sĩ trong Phật Giáo, Đạo giáo và Thiên Chúa Giáo, những người từng học khí công võ thuật, Thái Cực quyền, quyền anh, và khí công, cũng như các bác sỹ Tây Y, quan chức chính phủ, khoa học gia, nhà lịch sử học của văn hóa Trung Hoa cổ truyền, và các chuyên gia tài chính.

Đối với các học viên Pháp Luân Công, Ông Lý Hồng Chí là người đã cứu mạng sống của họ mà không nhận một đồng, một người thầy đã chỉ ra cho họ con đường mà họ bị lạc mất, một ân nhân đã vớt họ lên từ vực sâu tội lỗi và tịnh hóa thân tâm cho họ. Khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu ở Trung Quốc, các học viên đã được đặt trước tình huống mà sẽ xác định nhân cách của họ: Liệu họ có từ chối những điều kỳ diệu mà môn tập đã mang lại cho họ, thậm chí lợi dụng Pháp Luân Công khi đang bị vu khống để hy vọng trốn thoát khỏi cuộc đàn áp có thể đổ lên họ? Hay họ sẽ đứng dậy và giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho mọi người theo lương tâm của mình, bất chấp sự thù địch và hiểu nhầm rất lớn từ những người xung quanh?

Có chính xác hai con đường mà mỗi học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc phải đối mặt khi cuộc bức hại xảy ra; hai lựa chọn mà ngày nay họ vẫn đang phải đối mặt.

Trong xã hội hiện đại, khi ham muốn về cuộc sống vật chất lấn át sự thật và đạo đức, con người chính là nạn nhân của các chuẩn mực đạo đức đang xuống dốc. Pháp Luân Công đề cao Chân-Thiện-Nhẫn, và học viên của họ coi trọng các chuẩn mực đạo đức, và dạy người ta nhận thức rõ đúng và sai. Giống như một dòng suối tịnh hóa tâm hồn, Pháp Luân Công giúp các học viên tìm được một cuộc sống mới khi tuân theo các nguyên lý của pháp môn. Khi người dân bị những lời nói dối của ĐCSTQ lừa bịp và vì thế mà thù hận Pháp Luân Công, các học viên đã xuất phát từ tâm từ bi để đứng ra để giảng rõ sự thật bất chấp nhiều áp lực và nguy hiểm mà họ phải đối mặt.

4. Tội ác trong một kỷ nguyên văn minh

Anh Vương Bân, một kỹ sư tin học đến từ Viện Thiết kế thuộc Cục quản lý Thạch Du thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang đã bị bắt giữ và kết án cải tạo lao động sau khi tới Bắc Kinh vào tháng 5 năm 2000 để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Trong suốt thời gian bị giam giữ, anh đã cương quyết từ chối viết bất kỳ “bản kiểm điểm” nào về việc từ bỏ Pháp Luân Công. Do vậy, anh đã liên tục bị các lính canh nhà tù đánh đập tàn nhẫn. Vào ngày 27 tháng 9 năm 2000, lính canh nhà tù Phùng Hỉ đã ra lệnh cho bốn tù nhân đánh đập anh Vương một cách tàn bạo hơn một giờ đồng hồ trước mặt hơn 40 người. Trong lúc bị đánh, động mạch chính ở cổ của anh đã bị vỡ và xương bị gãy ở nhiều nơi. Anh đã qua đời trong đau đớn vào ngày 4 tháng 10 năm 2005.

Bên cạnh ông Vương, có thể kể tên nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị sự lạm dụng và tra tấn tàn bạo của ĐCSTQ giết hại trong khi bị giữ ở đồn cảnh sát, trong tù và trong các trại cải tạo lao động: anh Liên Bình, 29 tuổi, đến từ thôn Tiền Dương, thành phố Đông Cảng, tỉnh Liêu Ninh; ông Lưu Cảnh Vinh, 45 tuổi, nhân viên của Ngân hàng Nông thôn hạt Đông Liêu, tỉnh Cát Lâm; anh Trương Hoành, 31 tuổi, đến từ khu Động Lực, thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang; cô Dương Hồng Diễm, 40 tuổi, đến từ thành phố Đô Quân, tỉnh Quý Châu. Để liệt kê tên của tất cả bọn họ thì cần một danh sách dài của 3448 người, và do ĐCSTQ kiểm duyệt và phong tỏa thông tin về Pháp Luân Công một cách nghiêm ngặt, con số này thực sự mới chỉ phản ánh một phần các học viên đã bị sát hại trong cuộc đàn áp.

Danh sách không đầy đủ đó bao gồm những người đến từ mọi thành phần trong xã hội, từ phụ nữ đang mang thai tới người già. Họ là đồng bào của bạn, là các chuyên gia đồng nghiệp của bạn, là đồng nghiệp, là họ hàng của bạn. Họ bị bắt giữ đơn giản chỉ vì họ từ chối từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công, một quyền cơ bản của con người được hiến pháp Trung Quốc thừa nhận. Trước khi tim họ ngừng đập, họ là mục tiêu của tất cả các hình thức tra tấn của lính gác nhà ngục và các tù nhân đang hành động dưới danh nghĩa “thực thi pháp luật”, bao gồm việc trải qua nhiều giờ bị sốc điện, bị cùm kẹp tay và chân ở các tư thế đau đớn khác nhau trong hàng tháng trời, bị ngâm trong nước lạnh vào mùa đông lạnh giá, bị ép phải đứng ngoài trời giá lạnh mà chỉ được mặc quần áo mỏng, bị buộc phải đứng dưới ánh nắng mặt trời cho tới khi da trở nên phồng rộp và cuối cùng là bị cấm ngủ trong nhiều tháng.

Cuộc bức hại mà Giang Trạch Dân và ĐCSTQ phát động đã gây ra thiệt hại tài chính rất lớn cho dân tộc Trung Hoa. Để tiêu diệt Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân đã sử dụng tới một phần tư ngân sách quốc gia. Vào tháng Hai năm 2001, ông ta đã chi 4 tỉ nhân dân tệ để thiết lập các cơ sở hạ tầng cho việc giam giữ các học viên Pháp Luân Công. Tháng Mười Hai năm 2011, ông ta đã đầu tư 4.2 tỉ Nhân dân tệ để xây dựng các trung tâm tẩy não cho việc bắt giữ trái phép các học viên Pháp Luân Công. Hàng năm, hơn 100 tỉ nhân dân tệ được dùng để trả lương cho hàng triệu người được thuê bức hại các học viên. Trong những năm gần đây, những khoản tiền không được báo cáo đã được dành cho các chiến dịch tuyên truyền bôi nhọ trên các phương tiện thông tin và cho việc phong tỏa thông tin. Thêm vào đó, ĐCSTQ đã bí mật phái các phái đoàn tới các nước với mục đích bôi nhọ Pháp Luân Công, và đã dành một lượng tiền khổng lồ để mua chuộc các tờ báo Trung Quốc xuất bản ở nước ngoài.

Cuộc bức hại Pháp Luân Công là một thảm họa về đạo đức trên toàn thế giới. Sự tra tấn không ngừng nghỉ được vận dụng rộng rãi khi các học viên được yêu cầu từ bỏ môn tập. Quan chức ở mọi cấp trong chính quyền ĐCSTQ và các hệ thống cảnh sát đều tham dự vào cuộc bức hại, và xã hội Trung Quốc bị buộc phải giữ im lặng về cuộc đàn áp những người vô tội. ĐCSTQ đã dùng những món lợi kinh tế khổng lồ để mua chuộc sự im lặng của nước ngoài về các vấn đề vi phạm nhân quyền cơ bản đang tiếp diễn ở Trung Quốc. Chân-Thiện-Nhẫn (nguyên lý cơ bản của Pháp Luân Công) bị bôi nhọ, trong khi sự dối trá, bạo lực, và tranh đấu được đề cao, còn lương tâm của con người thì bị tiêu diệt. Có một trái tim nhân hậu thì bị đàn áp, còn những kẻ đàn áp tồi tệ nhất được tặng thưởng bằng tiền bạc và quyền lực, điều đó dẫn tới sự suy đồi về đạo đức và sự nở rộ của tham nhũng. Một xã hội như vậy sẽ đi về đâu? Cuộc bức hại này không chỉ hãm hại các học viên Pháp Luân Công, mà nó còn đang ảnh hưởng tới cuộc sống của mỗi từng cá nhân.

Nhờ các học viên Pháp Luân Công hòa bình và bao dung, xã hội đã không phải chứng kiến các vụ chống đối bạo lực đáp trả lại sự đàn áp kinh hoàng mà ĐCSTQ gây ra trong suốt hơn 12 năm qua. Ở Trung Quốc, cuộc sống của những người không theo tập môn này vẫn tiếp tục như thường lệ, nhưng ở khắp nơi trên thế giới, những người tốt đã bắt đầu nhận ra tinh thần không thể phá vỡ của các học viên Pháp Luân Công, đức tin không gì lay chuyển được, sự chân thành và lòng tốt của họ, những điều sẽ mãi tồn tại với nhân loại theo thời gian. Những người hiểu sự thật về Pháp Luân Công vui mừng truyền rộng sự thật mà họ biết và quyết định chống lại cuộc bức hại theo cách của riêng họ. Chúng tôi hy vọng rằng sẽ có nhiều người hơn nhìn thấu những lời dối trá của ĐCSTQ, và họ sẽ nhận được phước lành của Chân-Thiện-Nhẫn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/10/2/兼听则明-识破中共谎言(二)-247410.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/11/9/129303.html
Đăng ngày 14-12-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share