Từ Pháp hội chia sẻ tâm đắc thể hội qua Internet lần thứ VIII dành cho các học viên tại Trung Quốc

Bài viết của một học viên Đại Pháp tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 09-11-2011] Trong nhiều năm, tôi không được đề bạt tại đơn vị công tác bởi vì tôi được biết đến là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Dù vậy nhưng tôi được người quản lý đánh giá cao và trả lương hậu hĩnh. Kết quả là tôi rất bận rộn. Tôi bận cả trong lẫn ngoài giờ hành chính, thậm chí cả cuối tuần. Điều đó khiến tôi mệt mỏi và kiệt quệ. Mặc dù mệt nhọc và thiếu kiên nhẫn, tôi không có biểu hiện bất thường nào khác. Sau đó, một đồng tu nhắc nhở tôi rằng: Giờ đang là thời kì Chính Pháp, chúng ta không nên cống hiến toàn bộ thời gian và năng lực cho sự nghiệp, mà chúng ta nên nghĩ và thực hiện nhiều công tác giảng chân tướng và cứu độ chúng sinh.

Nguyên văn từ tác giả

Kính chào Sư Tôn!

Chào các bạn đồng tu!

Xin chào tất cả mọi người! Sau đây là báo cáo kinh nghiệm tu luyện của tôi trong những năm vừa qua. Xin từ bi chỉ rõ bất kỳ điều gì không phù hợp.

Giữ vai trò chủ đạo

Trong nhiều năm, tôi không được đề bạt tại đơn vị công tác bởi vì tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Dù vậy nhưng tôi được người quản lí đánh giá cao và trả lương hậu hĩnh. Kết quả là tôi rất bận rộn. Tôi bận cả trong lẫn ngoài giờ hành chính, thậm chí cả cuối tuần. Tôi có một công ty điện thoại di dộng. Nó hoạt động 24/24 nên tôi phải trực máy vào mọi thời điểm. Tôi thường xuyên nhận các cuộc gọi đến và phải chạy đến công ty giữa bữa ăn hoặc khi đang ngủ.

Ban đầu tôi biết rằng mình bận rộn, nhưng không có biểu hiện nào bất thường hơn là mệt mỏi và thiếu kiên nhẫn. Tôi nghĩ rằng là một người tu luyện thì cần làm một người tốt ở mọi hoàn cảnh, vậy nên tôi cần phải tận tâm với công việc cho dù chỉ là một nhân viên. Về sau có một đồng tu nhắc nhở tôi rằng: Giờ đang là thời kì Chính Pháp, chúng ta không nên cống hiến toàn bộ thời gian và năng lực cho sự nghiệp, mà chúng ta nên suy nghĩ và thực hiện nhiều công tác giảng chân tướng và cứu độ chúng sinh.

Lời nhắc nhở của anh ấy là chính xác. Tôi đề cao tâm tính qua việc học Pháp, và trạng thái bận rộn của tôi được tiêu giảm đi một chút. Nhưng tôi vẫn chỉ có ít thời gian để học Pháp và làm các hạng mục.

Thông qua việc chia sẻ với các đồng tu, tôi nhận ra rằng từ trong tâm tôi đã không đặt Pháp lên ưu tiên hàng đầu. Tôi vẫn truy cầu rất nhiều danh và lợi. cựu thế lực đã lợi dụng chấp trước này của tôi và gài bẫy tôi bằng các công việc bận rộn. Ba việc của tôi – học Pháp, phát chính niệm và giảng chân tướng đều bị chúng can nhiễu dưới các mức độ khác nhau. Tôi phát chính niệm để tiêu diệt các nhân tố can nhiễu ở đơn vị tôi công tác. Sau một giai đoạn tình hình được cải thiện. Thời gian biểu cho công việc của tôi trở nên dễ tiên liệu hơn nhiều. Khoảng thời gian tôi phải làm sau giờ hành chính cũng giảm thiểu.

Mặc dù tôi không bận nhiều nữa nhưng một vấn đề khác lại xuất hiện. Mỗi khi đến thời điểm tham gia nhóm học Pháp chung hoặc nhóm nào có các hạng mục cần tôi tham gia, tôi lại phải làm việc khác. Câu trả lời của tôi với các đồng tu khi cần tôi trợ giúp luôn là “Tôi phải làm thêm giờ”. Dần dần, các đồng tu ngày càng ít liên lạc với tôi hơn. Bất cứ khi nào họ nói chuyện với tôi, câu đầu tiên họ hỏi là: “Bạn vẫn đang bận à?” Tôi biết có gì đó không đúng nhưng không biết phải làm gì.

Khối lượng công việc trở thành một gánh nặng cho tôi. Bất cứ khi nào nhận thêm công vụ mới, tôi đều trở nên lo âu và kích động. Cả hai lần người quản lý sắp xếp để tôi làm việc vào Chủ Nhật, tôi gần như đã tranh cãi với anh ta. Thậm chí tôi còn quát anh ta: “Tại sao ông không thể sắp xếp thời gian làm việc tốt hơn vậy? Tại sao lúc nào chúng ta cũng phải làm vào Chủ Nhật? Có ai là không bận với các vấn đề gia đình vào cuối tuần cơ chứ?” Những lời đó chẳng có tác dụng gì mà còn khiến cho người quản lý của tôi phàn nàn. Đôi khi tôi nhận được các cuộc gọi, tôi biết nó là từ các đồng tu. Chúng khiến tôi bực dọc. Tôi đã phản ứng rất thiếu kiên nhẫn khi các bạn đồng tu hỏi, “Bạn đang bận à?

Tôi biết mình đang bị tà ác lợi dụng. Thế nhưng vấn đề nằm ở đâu? Tôi đã học Pháp và phát chính niệm. Làm sao mà vấn đề vẫn không được giải quyết? Suốt thời gian đó tôi rất nản lòng. Hai lần trong giờ làm thêm vào ban đêm, tôi nhìn lên bầu trời và lặng lẽ cầu xin Sư Phụ giúp đỡ. Tôi xin Ngài cho tôi một điểm hóa. Tôi biết đó là do thực tế rằng tôi đã không minh bạch các Pháp lý. Sư Phụ giảng trong “Bài trừ can nhiễu” trong Tinh tấn yếu chỉ 2 rằng: “Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm.” Tôi biết mình cần đi tìm câu trả lời từ Pháp.

Một hôm, khi tôi đang phát chính niệm ở đơn vị, đột nhiên ba chữ xuất hiện trong đầu tôi: “Tôi làm chủ”, đồng thời cảm thấy toàn thân chấn động, một loại cảm giác cực kì uy nghiêm không thể diễn tả thành lời. Đúng vậy, Sư Phụ giảng cho chúng ta rằng: “Vào 20 tháng Bảy, 1999 tôi đã đẩy toàn bộ các học viên [theo học Đại Pháp] trước 20 tháng Bảy đến vị [trí] rồi, đẩy đến vị trí tối cao của chư vị.” (“Giảng Pháp luân lưu tại miền Bắc Mĩ Quốc”). Sư Phụ còn giảng:

“Thời kỳ bấy giờ quả là chỉ cần chư vị học Pháp, thì sẽ đẩy chư vị lên, đòi hỏi trong một thời gian nhất định phải đưa các đệ tử Đại Pháp đều đến vị trí; đến lúc thì sẽ cứu độ chúng sinh được. Cựu thế lực nếu thật sự muốn hành ác, cuộc bức hại nếu thực sự xảy ra, thì cũng có thể trụ vững.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2007”)

Vì tôi đã được trang bị đầy đủ các bản sự, còn tam giới được tạo ra vì Pháp, tôi còn chờ đợi ở cái gì nữa? Chẳng phải đúng là tôi cần làm chủ đạo, tôi còn muốn mưu toan gì nữa đây? Tôi lập thức xuất một niệm: Từ giờ trở đi, không một an bài của sinh mệnh nào được phép can nhiễu tôi làm ba việc. Nếu không tôi sẽ tiêu diệt chúng bằng chính niệm! Trong suốt khoảng thời gian đó, cơ thể tôi được bao bọc trong một nguồn năng lượng cự đại. Tôi trải nghiệm được một không khí thần thánh và vô cùng uy nghiêm. Can nhiễu từ công việc do cựu thế lực an bài từ đó biến mất.

Phóng hạ tự ngã, phối hợp chỉnh thể

Tại xã hội nhân loại, tôi là một người có năng lực và trình độ, tự tin và có chủ kiến riêng. Tại khía cạnh tu luyện, tôi chấp trước vào tự ngã. Thậm chí sau khi bắt đầu tu luyện, vấn đề càng trở nên nổi cộm. Tôi thường tranh cãi với các đồng tu khác khi tôi có ý kiến khác họ. Tôi không nghe họ nói hết và cắt ngang lời một cách vô lễ, sốt sắng thể hiện bản thân. Mặc dù tôi biết rằng điều đó không đúng, tôi lại cho rằng tranh luận là một cách tốt để làm rõ nhận thức về Pháp. Kết quả tôi đã bỏ qua cơ hội đề cao tâm tính.

Về sau, khi tiến trình Chính Pháp tiến triển, Sư Phụ đã nhiều lần đề cập tầm quan trọng của việc phối hợp chỉnh thể. Sư Phụ giảng:

“Tôi nói rằng đệ tử Đại Pháp đều rất xuất sắc, đều là vua đến từ các thế giới khác nhau, chư vị tất nhiên đều có chủ kiến, tất nhiên đều có năng lực, nhưng sẽ là không được hễ khi cần phối hợp thì mỗi cá nhân đều làm một cách; cần mọi người phối hợp với nhau cùng làm một việc, cần mọi người đều đến làm một việc. Như vậy rốt cuộc cần làm thế nào? Thật ra chủ kiến của cá nhân nào cũng không thể trọn vẹn, cách nghĩ của cá nhân nào cũng đều không thể là cao minh nhất. Về những việc then chốt là chỉ cần chúng ta có người đề xuất vấn đề, có người giải quyết vấn đề, hoặc là chúng ta có người kiến nghị rất hợp lý, xuất phát điểm của họ là tốt, việc làm nhìn chung là tốt, thì chúng ta nên phối hợp một cách tích cực.” (“Tinh tấn hơn nữa”)

Từ đó tôi đặt việc từ bỏ chấp trước vào tự ngã lên ưu tiên hàng đầu. Bất cứ khi nào tôi học Pháp hay làm trong một hạng mục với các đồng tu, tôi luôn nhắc nhở bản thân rằng: hãy phóng hạ tự ngã, phối hợp chỉnh thể, chịu trách nhiệm với Pháp và cứu độ chúng sinh. Trong quá trình vứt bỏ chấp trước tự ngã, tôi phát hiện rằng kỳ thực chấp trước tự ngã không đơn giản chỉ là một tâm chấp trước đơn lẻ, nó còn bao hàm tâm cầu danh, cầu lợi, tâm tranh đấu, tâm hiển thị.

Cuối năm 2009, một đồng tu trong nhóm học Pháp của tôi bỗng nhiên gặp triệu chứng bị nghẽn mạch máu não. Để giúp anh ấy bình phục càng sớm càng tốt, rất nhiều học viên đến nhà để chia sẻ kinh nghiệm với anh ấy và giúp anh phát chính niệm. Sau vài tháng, tình trạng của anh ấy tiến triển chậm chạp. Tất cả chúng tôi đều rất bối rối và lo lắng.

Một lần khi đang chia sẻ với nhóm học Pháp, tôi nói rằng nguyên nhân cốt lõi nằm ở sự đề cao tâm tính và chính niệm của người đồng tu kia. Các học viên khác đã không đồng ý. Họ cho rằng đồng tu đó đang nguy kịch và cần sự trợ giúp, và sự hỗ trợ của cả nhóm là thực sự cần thiết để phá tan sự bức hại của tà ác đối với anh ấy. Trong khi cố gắng chứng minh mình đúng, cổ và mặt tôi trở nên đỏ gay. Tôi hầu như quên rằng mình đang tranh cãi vì điều gì.

Trên đường về nhà, tôi lấy lại bình tĩnh và nhìn lại toàn bộ quá trình. Trên bề mặt, nhận thức của tôi có thể không sai. Nhưng thực tế là tôi đã lo lắng và chán nản sau khi không thấy kết quả nào từ nhiều tháng trời phát chính niệm. Tôi không còn có trách nhiệm với đồng tu của mình. Đặc biệt khi trở nên nổi giận, tôi chỉ quan tâm đến việc chứng minh mình đúng. Chấp trước vào tự ngã của tôi nổi lên rõ ràng.

Vào buổi học Pháp tiếp theo, tôi nhận lỗi với các đồng tu rằng tôi không còn quan tâm tới khổ nạn của đồng tu. Tôi hướng nội và đảm bảo rằng mình đã hoàn thành trách nhiệm. Khi đồng tu này bình phục, nhóm của tôi càng trở nên gắn bó.

Tôi soạn một số bài viết giảng chân tướng về những vụ bức hại ở địa phương và chúng được đăng lên trang web Minh Huệ. Ở một nhóm học Pháp khác mà tôi tham dự, một số đồng tu thảo luận cách sử dụng những bài viết này cho nỗ lực giảng chân tướng ở địa phương. Học viên B nói rằng anh ấy đã nói chuyện với một đồng tu mà là một nhà văn chuyên nghiệp và người đồng tu này cho rằng các bài viết của tôi cần cải thiện. Để giúp cải thiện các bài viết này, nhà văn chuyên nghiệp này cần thêm thông tin từ nhóm. Học viên B hỏi ý kiến của những người khác.

Tôi nói: “Điều đó đương nhiên là tốt nếu nhiều người hơn nữa muốn tham gia. Cải thiện các bài viết cũng tốt, tôi đồng ý với ý tưởng của anh ấy về việc cải thiện chúng. Thế nhưng các bài viết dựa trên những gì sẵn có tại thời điểm đó, không phải chúng ta có thể viết về những vụ bức hại theo bất cứ kiểu nào chúng ta muốn. Thêm vào đó, nội dung các bài viết đã được xác nhận bởi trang Minh Huệ. Nếu anh ấy muốn thay đổi chúng, anh ấy cần được trang Minh Huệ công nhận. Vậy các bài duyệt lại này trong khi chờ đợi công nhận sẽ tạo thành vấn đề về thời gian với chúng ta và cản trở hiệu suất.” Học viên B nhờ tôi giúp nhà văn chuyên nghiệp kia. Tôi hỏi anh ấy: “Tất cả các tài liệu đều ở trong hộp thư của chúng ta. Anh cũng biết thông tin rồi. Tại sao việc phối hợp lại phải đến từ phía tôi?” Học viên B đỏ mặt và không nói gì thêm.

Trên đường về, học viên B và tôi cùng đi trên một chiếc xe. B hướng nội và nói rằng anh ấy quá phụ thuộc vào tôi để viết bài. Tôi cũng nhận ra vấn đề của mình. Biện luận của tôi nghe có vẻ ngay thẳng và hợp lý, nhưng nó đã trộn lẫn với chấp trước vào tự ngã và tật đố. Tôi không muốn người khác thay đổi bài viết của mình. Tôi lo rằng người khác có thể viết tốt hơn tôi. Tôi chia sẻ những điều này với học viên B và hứa sẽ xem xét các ý tưởng cải biên của nhà văn kia và làm hết sức để giúp anh ấy có một bài viết tốt hơn.

Sau vài sự cố như vậy, cái ‘tự ngã’ của tôi đã yếu đi nhiều. Giờ tôi có thể phối hợp tốt với nhiều đồng tu trong việc giải cứu các đồng tu, soạn các bài viết và những dự án khác liên quan đến máy tính và Internet.

Đầu năm nay, tôi làm việc với học viên C ở một thành phố khác. Cô ấy thường ủy thác các nhiệm vụ viết bài của mình cho tôi. Tôi gửi các bài viết của mình cho cô. Một học viên khác nghe nói về chuyện đó và hỏi tôi: “Vậy chẳng phải mọi người sẽ nghĩ cô ấy đã làm tất cả, kể cả các bài bạn viết?” Tôi đáp lại với một nụ cười: “Điều đó có ý nghĩa gì không? Điều quan trọng là chúng ta cần làm tốt và cứu người. Có thể những người khác không biết ai đã viết chúng, nhưng Sư Phụ biết.”

Bây giờ bất cứ khi nào tôi thấy không vui khi làm việc với người khác, tôi lại tự hỏi mình: “Tôi đang làm điều này để chứng thực Pháp hay chứng thực bản thân đây? Hiển thị bản thân hay cứu độ chúng sinh mới là quan trọng?

Sư Phụ giảng rằng:

“Tâm thái của họ là như thế nào? Là khoan dung’, là khoan dung rộng lớn phi thường, có thể dung [hoà] các sinh mệnh khác, có thể thật sự suy nghĩ như đang ở địa vị của sinh mệnh khác. Đây là điều mà rất nhiều người trong chúng ta vẫn chưa đạt đến được trong quá trình tu luyện, nhưng chư vị đang nhận thức dần dần, đang đạt đến. Khi một vị Thần khác] đề xuất một cách làm nào đó, họ đều không vội vã phủ định, cũng không vội vã biểu đạt bản thân, cho rằng cách làm bản thân mình mới tốt; họ xem xem phương pháp của vị Thần kia đề xuất có kết quả cuối cùng ra sao. Các con đường đều khác nhau, con đường của mỗi người đều khác nhau, [Pháp] lý chứng ngộ trong Pháp của các sinh mệnh đều là khác nhau, tuy nhiên kết quả rất có thể là tương đồng. Do đó họ xem xem kết quả của [vị] khác, kết quả của vị kia [nếu] cũng đạt được, thật sự có thể đạt được điều cần đạt, thì mọi người đều đồng ý; Thần đều suy nghĩ như thế cả; ngoài ra, nếu chỗ nào chưa hoàn thiện, thì còn im lặng bổ sung giúp vị kia một cách vô điều kiện, giúp vị ấy viên mãn hơn nữa. Họ đều xử lý vấn đề như thế.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc”)

Trình chiếu các chương trình video của đệ tử Đại Pháp cho các đồng nghiệp của tôi

Bắt đầu từ năm nay, tôi làm cùng văn phòng với ba đồng nghiệp khác. Tôi giảng chân tướng cho họ. Đồng nghiệp R đã thoái khỏi tà đảng Trung Cộng. W đã thoái khỏi Đoàn Thanh niên và Thiếu niên Tiền Phong của ĐCSTQ. Thế nhưng Z tranh cãi với tôi trước khi tôi bảo anh ta thoái đảng. Trong các buổi thảo luận của chúng tôi, tôi phát hiện ra anh ta chưa từng gia nhập ĐCSTQ. Anh ta mới chỉ tham gia Đội thiếu niên Tiền Phong, thậm chí còn chưa gia nhập Đoàn Thanh niên. Vậy nhưng anh ta có phần nào bị đầu độc bởi tà đảng Trung Cộng. Anh ta không bằng lòng khi nghe bất kì chỉ trích nào về ĐCSTQ. Tôi nghĩ sẽ từ từ cứu anh ta.

Khối lượng công việc của chúng tôi chỉ chiếm mất nửa ngày. Chúng tôi được nghỉ ngơi rất nhiều vào buổi chiều. Vậy nên tôi tải về các chương trình của Truyền hình Tân Đường Nhân và Minh Huệ. Tôi dùng máy tính cá nhân để bật cho họ xem các chương trình đó. Tôi bắt đầu từ những chương trình không nói trực tiếp về Đại Pháp, mà truyền cảm hứng cho họ để thấy các vấn đề trong chủ nghĩa vô thần.

Sau khi họ tiếp thu được những chương trình kiểu như vậy, tôi bắt đầu bật phần “Tin tức Đại Lục”. Họ đã có thể nhận định đâu là đúng, đâu là sai từ các nguồn tin khác nhau về cùng một vấn đề. Tôi giữ im lặng trong suốt các chương trình đó. Chúng tôi nói về quan điểm của mỗi người sau khi chương trình kết thúc, nhưng tôi không bao giờ tranh biện với họ. Thế nhưng tôi ghi nhớ lại những chỗ họ nhầm lẫn rồi tìm các chương trình liên quan đến vấn đề đó để lần tới bật cho họ.

Khi họ ngày càng trở nên quen thuộc hơn, tôi bắt đầu bật “Những câu chuyện ở văn phòng”, “Mạn đàm về văn hóa Đảng”, và các chương trình khác. Sau khi xem xong, họ chấp nhận chân tướng về Pháp Luân Công và nói: “Phản ánh tốt thật, diễn xuất tốt thật!” Đồng nghiệp Z hỏi tôi tìm đâu ra những tác phẩm hay như vậy. Anh ta nói rằng chương trình “Những câu chuyện ở văn phòng” thật là tốt và cho rằng nó chỉ dài 12 phần là quá ít. Khi chúng tôi tán chuyện, tôi mượn những câu chuyện Thần truyền và lịch sử để phân tích các vấn đề thời sự. Và họ thích những phân tích của tôi.

Thời gian trôi qua, tôi chọn lọc các chương trình khác nhau sao cho phù hợp với nhu cầu cá nhân của họ. Tôi phân loại các chương trình. Một số để trình chiếu cho cả nhóm, một số là cho cá nhân. Cho đến nay, mỗi người bọn họ đều đã đọc “Minh Huệ tiêu điểm”, “Cửu bình về Đảng Cộng sản”, và Nghệ thuật Thần Vận. Đồng tu W đọc Chuyển Pháp Luân ở nhà. Giờ thì anh ta đã xem hết 3 video giảng Pháp của Sư Phụ Lý Hồng Chí.

Mỗi người trong họ đều trải qua những thay đổi rõ rệt. Mỗi khi ĐCSTQ phát tán tin tức nào, Z sẽ nói: “ĐCSTQ lại hành ác rồi đây. Đừng tin nó!” Một lần tôi đi công tác trong vài ngày. Ngày đầu tiên tôi trở về, W nói với tôi:“Anh thật có sức ảnh hưởng!” Tôi không hiểu ý anh ấy nên anh ta tiếp tục: “Cứ khi nào anh ở đây, tôi hoàn toàn không nghĩ đến hút thuốc nữa. Thế nhưng mấy hôm anh đi vắng, tôi không thể kiềm chế cơn thèm thuốc lá. Khi không nhịn nổi nữa tôi phải ra ngoài tìm thuốc lá. Sao lại như vậy nhỉ?” Đồng nghiệp R gật gù nói: “Đúng đấy. Tôi cũng thấy vậy.” Tôi cười: “Các anh có chắc đấy là tại tôi không?” Họ trả lời có. Sau đó tôi giải thích sơ lược cho họ khái niệm về ‘trường năng lượng’ và nói với họ về Pháp lý “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh” trong Chuyển Pháp Luân.

Giờ thì mỗi khi chúng tôi hoàn tất công việc, họ lại vây quanh tôi: “Này anh bạn, đến giờ rồi. Hôm nay có tiết mục gì nhỉ?” Tôi mỉm cười nói:“Bây giờ là chương trình truyền hình buổi chiều!” Sau đó tôi bật các chương trình đã chuẩn bị sẵn cho họ.

Tín Sư tín Pháp bài trừ can nhiễu

Từ năm 2007, chính quyền tà ác luôn quấy rối tôi vào những giai đoạn gọi là những ngày nhạy cảm. Tôi bị triệu tập lên để “nói chuyện”, hoặc bị ép đi “thăm quan”, hoặc bị đưa xuống nhà giam chỗ tôi làm; khi thì bị giám sát, khi thì bị theo dõi. Mặc dù tôi không hợp tác với sự quấy rối và tận dụng các cơ hội để giảng chân tướng cho những người tham dự, nhưng cuộc sống của tôi bị xáo trộn dưới nhiều mức độ. Các hạng mục chứng thực Pháp cũng bị gây trở ngại. Dần dần tôi hình thành một số quan niệm. Tôi nghĩ rằng: “Mình nổi tiếng. Mình có sức ảnh hưởng. Mình ắt phải là mục tiêu hàng đầu của tà ác. Mình cần phản bức hại như thế này thế kia trong những ‘ngày nhạy cảm’ sắp tới bởi vì chắc chắn tà đảng sẽ tiếp tục đến quấy rối mình.” Mặc dù tôi nhận ra rằng mình không nên cho phép sự can nhiễu xảy ra, thế nhưng tôi chỉ chống lại bức hại khi nó đã thực sự xảy ra còn nhận thức của tôi chỉ dựa trên mức độ lý thuyết.

Ngày 17 tháng 07 năm 2011, Minh Huệ Net công bố một cuốn sách nhỏ “100% tín Sư tín Pháp”. Tôi nhận ra rằng đó hẳn là bởi vì rất nhiều đệ tử Đại Pháp, gồm cả tôi đã gặp vấn đề này. Tôi tải nó về và học hết tất cả 18 bài trong vòng 2 giờ. Tôi soi xét lại bản thân qua những gì đọc được. Lập tức tôi hiểu rằng tu luyện là phải tuyệt đối đi theo dẫn dắt của Sư Phụ. Tất cả những cân nhắc kiểu như: “Nếu tôi làm thế này thì họ có làm thế kia không?” chỉ đơn thuần là đang đo lường các vấn đề tu luyện bằng các chấp trước người thường và không tín Sư tín Pháp 100%. Mọi việc đều đã được an bài vô cùng kĩ lưỡng. Làm sao có chuyện trùng hợp ngẫu nhiên? Khi chúng ta tín Sư tín Pháp, chúng ta đang đi trên con đường do Sư Phụ an bài. Còn nếu chúng ta không tuyệt đối tín Sư tín Pháp thì chúng ta sẽ đi con đường do cựu thế lực an bài. Sư Phụ giảng trong ‘Giảng Pháp tại Pháp hội Boston năm 2002’ rằng: “Tà ác không dám phản đối việc giảng rõ chân tướng và cứu độ chúng sinh, điểm then chốt là ở chỗ tâm thái khi làm công tác không có sơ hở cho chúng dùi vào.” Điều này trở nên rõ ràng minh bạch trong tâm trí tôi.

Những ngày tiếp theo, mặc dù các quan niệm người thường đôi khi vẫn xuất hiện nhưng chúng đã rất yếu. Mỗi khi chúng xuất hiện, tôi lập tức tiêu diệt chúng. Tôi tuyệt đối không cho chúng một cơ hội nào để tồn tại. Tôi sắp đặt tâm trí mình chỉ nghe theo Sư Phụ. Tâm trí tôi trở nên vững vàng, thuần tịnh hơn và ngày càng ít các chấp trước người thường. Trong suốt dịp gọi là ‘kỷ niệm lần thứ 90 của ĐCSTQ’, tôi không vấp phải sự quấy rối nào. Không có chuyện gì xảy ra. Tôi cảm thụ được sự mỹ diệu từ việc tín Sư tín Pháp tại cảnh giới của tôi.

Khi sự tu luyện của tôi đề cao, các bài báo của tôi trở nên thuần tịnh hơn và trong sạch hơn. Các bài viết của tôi thay đổi từ chỗ đậm chất văn hóa Đảng, phóng đại do thôi thúc từ chứng thực bản thân trở nên trầm ổn, chân thực và chính xác. Các đồng tu còn nói rằng các bài viết của tôi trở nên ôn hòa và thuyết phục hơn. Kỳ thực, bản thân mỗi đệ tử chân chính có vô số những trải nghiệm và câu chuyện trong quá trình tu luyện của anh ấy/chị ấy. Từng câu chuyện từng khoảnh khắc đều thể hiện sự từ bi vô hạn của Sư Phụ và sự vĩ đại của Đại Pháp.

Tạ ơn Sư Phụ!

Cảm ơn các vị đồng tu. Hợp thập!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/9/明慧法会–我主导-248908.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/11/11/129376.html
Đăng ngày 01-12-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share