Bài viết của Nghênh Tân, một học viên ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-09-2011] Năm nay tôi 71 tuổi và tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công vào tháng 08 năm 1996. Nhìn lại hơn 14 năm trên con đường tu luyện của tôi, tôi cảm thấy mình có rất nhiều điều chia sẻ.

Bắt đầu tu luyện

Năm 1996, một người bạn giới thiệu cho tôi Pháp Luân Công. Khi bắt đầu đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, ngay lập tức tôi bắt đầu trải qua những thay đổi tuyệt vời. Tâm trí của tôi trở nên xán lạn, nhịp tim của tôi đã ổn định, cơ thể của tôi rất thoải mái, và tôi cảm thấy rất dễ chịu bất kể tôi ngồi bao lâu. Thậm chí trước khi đọc xong cuốn sách quý này, hơn một tá bệnh tôi đã có, bao gồm cả xơ cứng động mạch, suy nhược thần kinh, và bệnh thấp khớp, gây phiền muộn cho tôi trong nhiều năm qua, đã biến mất. Lần đầu tiên trong đời, tôi được trải nghiệm cảm giác tuyệt vời của cơ thể nhẹ nhàng và không bệnh tật.

Trong thời gian tu luyện cá nhân, tôi đã nắm bắt mọi cơ hội để đọc Chuyển Pháp Luân và ghi nhớ các bài giảng của Sư Phụ trong thời gian rỗi. Tôi cảm thấy bản thân mình nhanh chóng đề cao. Với mong muốn chia sẻ với người khác về sự thần kỳ của Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã bàn bạc với các điều phối viên trong vùng và chúng tôi tổ chức những hoạt động để giới thiệu Pháp Luân Công xung quanh thành phố và thị trấn. Số lượng học viên địa phương đã tăng từ 04 người vào năm 1995 lên 700 người vào năm 1998. Sự tu luyện của tôi là như vậy mặc dù chân của tôi nhức nhối và rất đau đớn trong khi ngồi tĩnh công, nhưng sau đó tôi lại cảm thấy rất tuyệt.

Tu luyện và đề cao thông qua viết các bản tin

Tôi không được học hành đến nơi đến chốn, nhưng tôi nhận nhiệm vụ viết các bản tin cho website Minh Huệ Hán ngữ về tình hình ở địa phương tôi. Sư Phụ đã khai mở trí huệ cho tôi, vì vậy dù học thức của tôi có hạn, tôi có thể viết rất nhiều bài trong suốt tám năm qua. Tôi có thể viết mọi loại bài dù đó là để phơi bày những cảnh sát tà ác, hay những câu chuyện về thiện ác hữu báo, những bức thư thỉnh nguyện gửi các cơ quan chức năng hay bài chia sẻ về sự tốt lành của Đại Pháp, hoặc các bài viết chia sẻ kinh nghiệm.

Bắt đầu viết bài phơi bày tà ác

Năm 2004, một đồng tu nói với tôi về con trai của ông đang bị bức hại tại Trại Lao động cưỡng bức Tân Hoa tại tỉnh Tứ Xuyên. Bởi vì con trai của ông sống ở vùng núi và trong vùng không có học viên nào khác, ngoại trừ vợ của anh ấy, tình trạng của anh ấy sẽ không được phơi bày một cách kịp thời. Tôi hiểu rằng vấn đề của các bạn đồng tu chính là những vấn đề của mình, vì vậy tôi quyết định viết một bài báo phơi bày tà ác. Tham khảo các bài viết trên Tuần báo Minh Huệ tôi đã viết một bản tóm tắt và phác thảo của những gì đã xảy ra, và viết bài dựa theo phác thảo đó, sửa đổi nó một vài lần trước khi gửi đi.

Trong nửa đầu năm 2005, tình cờ tôi nghe một học viên là nông dân nói về một sự cố đã diễn ra tại ngôi làng của người đó, một ví dụ về thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Tôi biết rằng nó sẽ có giá trị trong việc giảng chân tướng và chứng thực Pháp nếu được viết như một bài chia sẻ và được đăng tải lên. Vì vậy, sau khi tìm hiểu chân tướng, tôi đã viết bài và nó đã được đăng trên website Minh Huệ. Cuối năm, một nhóm điều phối được thành lập ở vùng của tôi và tôi đã được giao nhiệm vụ viết bài.

Sau khi các học viên học kinh văn năm 2004 của Sư Phụ, “Bình chú của Sư Phụ” [về bài viết của một học viên], tất cả họ đều hiểu được tầm quan trọng và ảnh hưởng của việc viết các bài phơi bày tà ác. Mọi người đều sẵn sàng chia sẻ các chi tiết của sự bức hại mà họ đã phải chịu đựng. Trong khi tiếp tục viết bài, tôi đã phát hiện những khoảng cách lớn giữa mình và các học viên, vì chấp trước ích kỷ của tôi nổi lên trái ngược hoàn toàn với sự từ bi vô vị kỷ của họ.

Đối với tôi, quá trình biên soạn các bài viết của các bạn đồng tu là một quá trình loại bỏ các nhân tâm. Một số bài viết rất dài dòng, và một số bài cần thêm nhiều chi tiết. Tôi nói với bản thân mình phải kiên nhẫn và không được phàn nàn. Sau khi tôi đã hoàn thành bản thảo đầu tiên, tôi xác nhận sự thật với học viên và chỉnh sửa nó trước khi hoàn thiện.

Đôi khi các học viên không hài lòng khi bài viết dài của họ được chỉnh sửa và trở nên ngắn hơn. Họ than phiền, nói rằng lần sau, họ sẽ không đến chỗ tôi. Vào thời điểm đó, tôi đã không xem xét tâm tính của bản thân, và tôi cũng động tâm khi nghe điều đó. Trên thực tế, những lời phê bình của các học viên là đang nhắm vào các chấp trước của tôi, bởi vì tôi cũng đã có nhiều phàn nàn và tự đắc. Sau khi hướng nội, tôi nhận ra rằng chúng tôi đã không theo các tiêu chuẩn của Pháp, mà thay vào đó tôi lại tranh cãi với các bạn đồng tu về ai đúng ai sai.

Sư Phụ giảng trong “Giảng Pháp tại Manhattan,”

Dẫu chư vị đúng hay không đúng, vấn đề [đúng-sai] ấy đối với một người tu luyện mà giảng là hoàn toàn không trọng yếu. Không được cứ tranh luận mãi, không được nhấn mạnh vào là ai đúng ai sai. Có người vẫn luôn cứ nhấn mạnh rằng mình là đúng; chư vị đúng, chư vị không sai, vậy thì sao? Là đề cao trong Pháp chăng? Dùng nhân tâm để nhấn mạnh đúng-sai, bản thân đó đã là sai rồi; bởi vì chư vị dùng cái Lý của người thường để đo lường bản thân chư vị, chư vị dùng cái Lý của người thường để yêu cầu người khác. Tại Thần mà nhìn một người tu luyện ở thế gian, [thì] đúng và sai của chư vị hoàn toàn không trọng yếu; mà tống khứ tâm chấp trước nhân tâm mới là trọng yếu. Trong tu luyện chư vị buông bỏ tâm chấp trước nhân tâm như thế nào mới là quan trọng.

Tôi tự nhủ với mình rằng dù những lời nhận xét của các học viên có chân thành hay không thì cũng có ý giúp tôi đề cao, trước tiên tôi nên hướng nội. Trong khi làm việc với các bạn đồng tu, bất cứ khi nào một vấn đề phát sinh, trước tiên tôi nên nhìn vào ưu điểm của họ và tìm ra những thiếu sót của tôi, bất kể những gì chúng ta đang làm, và nếu tôi thấy thiếu sót của họ, tôi cũng nên hướng nội để xem liệu tôi có chấp trước nào tương tự. Nếu không, tôi nên xem xét bản thân mình để hiểu tại sao tôi lại có tư tưởng không đúng đó, tại sao những ý kiến của họ làm phiền tôi, và có chăng tại thời điểm đó, suy nghĩ của tôi đã dựa trên những quan niệm người thường.

Tôi muốn chia sẻ những lời giảng của Sư Phụ với các bạn đồng tu để chúng ta có thể cùng nhau đề cao.

Mọi người hãy đặt công phu một cách hết sức thiết thực vào tu luyện, đừng luẩn quẩn ở bề mặt, không được để ‘nhân tâm’ nhiều đến thế. Trong mắt Sư phụ, từng tư từng niệm của chư vị, từng cử động của chư vị, tôi đều từ đó nhìn ra được cái tâm của chư vị là thế nào. Tôi không hài lòng nhất là với những ai chỉ biết nói, chứ không đi làm, tôi cũng không hài lòng với những ai giảo hoạt. Tôi hài lòng với những ai thuần phác, thiết thực chắc chắn. Cũng mong mọi người trong nhiều năm tu luyện ấy, tăng cường trí huệ từ phương diện ‘chính’, không nên thu hoạch quá nhiều về mặt xử thế và trên phương diện làm người.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010“)

Con cảm tạ Sư Phụ!
_________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/9/12/在写作中心性升华-246529.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/7/128579.html
Đăng ngày 07-11-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share