Bài viết của một học viên ở Đại Liên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-08-2011] Hàng chục đồng tu trong thành phố của chúng tôi đã bị bắt cũng khá lâu rồi. Điều này dẫn đến những tổn thất nặng nề về nhân lực và làm tổn hại mạnh mẽ đến môi trường ở địa phương. Một số trong các học viên này là những học viên kỳ cựu đã tu luyện lâu năm, và một vài người đã nhiều lần bị bức hại. Vào hoàn cảnh hiện tại khi tà ác đang bị tiêu diệt với số lượng lớn, xảy ra mất mát như thế này quả thật gây ra rất nhiều tổn thất. Tôi lại muốn chia sẻ một số nhận thức căn bản của tôi về việc tại sao các đệ tử Đại Pháp vẫn bị bức hại. Tôi hi vọng chia sẻ của mình có thể giúp giảm thiểu những mất mát trong tương lai.

Trang thông tin Minh Huệ đã đăng nhiều bài chia sẻ về chủ đề phủ nhận sự bức hại và can nhiễu của tà ác. Tôi nghĩ rằng hôm nay, mỗi học viên lâu năm đã hình thành được nhận thức của mình, và học Pháp nhiều hơn, phát chính niệm nhiều hơn, không thừa nhận an bài của cựu thế lực, và nhiều thứ khác nữa. Tôi muốn chia sẻ nhận thức của tôi về khía cạnh học Pháp. Mặc dù có thể có nhiều lý do tại sao một đệ tử bị bức hại và can nhiễu, theo nhận thức của tôi, nhiều khả năng vì người đệ tử đó đã không học Pháp cho tốt, vì thế đã không đắc được Pháp (tôi không thừa nhận sự bức hại và can nhiễu, tôi sẽ chỉ thảo luận với các đồng tu về khía cạnh tu luyện cá nhân).

Chúng ta biết rằng chúng ta làm các công việc Đại Pháp, chỉ cần chúng ta có chính niệm đầy đủ, những bức hại và can nhiễu sẽ không xảy ra. Vậy thì, làm sao để có chính niệm đầy đủ? Theo nhận thức của tôi, chỉ có một cách… đó là học Pháp. Sư phụ đã giảng,

Chính niệm đến từ Pháp, không phải là tu cho con người chư vị chủ ý tốt ra sao, cho con người chư vị có biện pháp cao minh thế nào, mà là tu cho khi đối đãi vấn đề thì chư vị có dùng chính niệm hay không.” (“Tinh tấn hơn nữa”)

Một số học viên có thể nói rằng nhiều đệ tử mà đang bị bức hại, đã dành rất nhiều thời gian học Pháp và một số thậm chí còn học thuộc Chuyển Pháp Luân. Điều này rõ ràng là đúng. Tôi thậm chí cũng biết một vài đệ tử như thế. Tuy nhiên, khi đo lường bằng những yêu cầu của Sư phụ về cách chúng ta học Pháp, chúng ta sẽ nhận ra rằng một số các đệ tử này đã không làm đúng theo yêu cầu. Sư phụ đã yêu cầu chúng ta “học Pháp thật tốt, học Pháp cho nhiều, thường xuyên học Pháp” (“Gửi Pháp hội Ấn độ đầu tiên”). Tôi tin tưởng rằng hầu hết các học viên dành nhiều thời gian để học Pháp. Tuy nhiên, chúng ta nên thật sự xem xét lại về cách chúng ta học Pháp. Chúng ta đã thật sự học Pháp cho tốt và chân chính đắc được Pháp chưa? Chúng ta đã học Pháp với tâm thanh tịnh và tập trung chưa? Chúng ta đã thấm nhuần mỗi từ ngữ của Pháp vào trong tâm chưa?

Sư phụ từng giảng: “Tôi đã đưa những gì chư vị cần đắc thảy đều áp vào trong bộ Pháp này” (tạm dịch) (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc 1999) Chúng ta nên nhận thức được sức mạnh của Pháp. Nếu chúng ta thật sự học Pháp cho tốt và hiểu được những gì chúng ta nên hiểu khi học Pháp, chúng ta sẽ có chính niệm đầy đủ và sẽ không bị can nhiễu bởi bất kỳ chấp trước mạnh mẽ nào hết. Tại sao chúng ta lại vẫn bị tà ác bức hại? Nếu trong tâm chúng ta chỉ có Pháp và chính niệm, hành xử của chúng ta sẽ chính một cách tự nhiên và chúng ta sẽ tự nhiên đạt được tiêu chuẩn của Pháp ở các tầng khác nhau. Qua con đường tu luyện của mình tôi đã nhận ra rằng ngay khi tôi hiểu được các nguyên lý của Pháp, tôi cảm thấy chấp trước của mình yếu đi, và bất kể khi nào tôi cảm thấy chấp trước can nhiễu, chỉ cần tôi học Pháp cho tốt, can nhiễu sẽ giảm bớt đi. Tôi đã nhận thấy sự việc đúng như vậy trong nhiều năm.

Hơn nữa, tôi thường nghe thấy những lời khuyên của các đệ tử, ví dụ như, “Hãy nhanh chóng xả bỏ chấp trước và đừng làm những việc như thế nữa, bạn nên tu luyện chăm chỉ hơn,” và tương tự như thế. Thật ra, nhiều đệ tử khi nghe những lời khuyên đó, bản thân họ cũng biết được vấn đề của họ và họ cũng lo lắng. Chính là vì phương diện học Pháp đắc Pháp có vấn đề, nên mới khiến họ muốn trừ bỏ chấp trước nhưng cảm thấy trong lòng muốn lắm mà không có lực để làm (kỳ thực đó là không học Pháp được tốt, không biết tu, thành ra không đầy đủ chính niệm thuần chính mà đối đãi với tình huống bằng chính niệm)

Khi chúng ta học Pháp, chúng ta nên tập trung và chú ý thấu hiểu được từng chữ trong đó. Nếu thế hiệu quả sẽ rất rõ ràng. Điều này sẽ giải quyết được tình trạng một người không thể học Pháp cho tốt. Chúng ta đều biết được rằng mỗi từ ngữ đều quen thuộc, vì chúng ta đã học Pháp và đọc thuộc Pháp trong một thời gian dài. Thường trong khi học Pháp, một từ ngữ được đọc lên một cách tự do, nhưng không được thấu hiểu vào trong tâm trí, hoặc tâm trí chúng ta lơ đãng và nghĩ về chuyện khác trong khi học. Tất cả những việc này đều gây cản trở cho việc học và đắc Pháp.

Trên đây là những nhận thức hạn chế của tôi trong tầng của tôi về cách học Pháp. Mục đích chỉ là để chia sẻ với các đồng tu và để cho các đồng tu tham khảo.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/8/22/交流–同修-你得法了吗-245661.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/9/30/128423.html
Đăng ngày 22-10-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share