Bài viết của một học viên ở Washington, DC

[MINH HUỆ 15 – 07 – 2011] Đã gần đến “Ngày 20 tháng 7” và cuộc đàn áp tàn bạo 12 năm đối với Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp tục nhận được sự chú ý và quan tâm từ cộng đồng quốc tế. Nhiều học viên Pháp Luân Công từ khắp thế giới đã tập trung ở Washington, DC, như những năm trước để tổ chức các hoạt động trên quy mô lớn nhằm nâng cao nhận thức về tính tàn bạo của cuộc đàn áp. Một số nghị sỹ Quốc hội Mỹ đã gửi thư đến các học viên Pháp Luân Công để bày tỏ sự ủng hộ và khen ngợi các học viên vì đã tuân thủ theo tinh thần Chân-Thiện-Nhẫn. Các nghị sỹ nói rằng họ sẽ tiếp tục nỗ lực hơn để chấm dứt cuộc đàn áp.

2011-7-14-udall--ss.jpg
Thượng nghị sĩ Mark Udall của Colorado

Thượng nghị sĩ Mark Udall của Colorado nói trong thư “Tôi tiếp tục là người ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực của các bạn nhằm lên tiếng cho các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đang bị bức hại vì niềm tin của họ. Như các bạn biết rõ, các báo cáo cho biết rằng nhiều người ở trong các trại ‘giáo dục cải tạo’ của Trung Quốc là các học viên Pháp Luân Công bị kết án tù giam tại các trại này chỉ vì niềm tin của họ. Cũng còn có những nguyên cớ rắc rối khiến cho các học viên Pháp Luân Công bị ngược đãi về thể chất và tinh thần”.

Ông nói tiếp “Cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã gia tăng kể từ sau chiến dịch chống Pháp Luân Công khởi động vào năm 1999, bao gồm cả việc gia tăng kiểm duyệt các trang web ủng hộ Pháp Luân Công, các đài truyền hình, và các hình thức truyền thông khác. Việc tăng cường ngăn chặn thông tin về Pháp Luân Công này che giấu cho sự gia tăng đàn áp những người theo học Pháp Luân Công, một viễn cảnh đầy khó khăn cho những ai tìm kiếm sự thật và tự do. Mong muốn của các bạn và của hàng nghìn học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc và trên khắp thế giới đơn thuần chỉ là có cơ hội để thực hành niềm tin của các bạn một cách an hòa mà không phải lo sợ bị đàn áp, tra tấn hay tù đày. Quyền được sống theo niềm tin của các bạn, cả ở Trung Quốc và ở các quốc gia trên toàn thế giới, không được phép bị ngăn trở.

“Tôi biết những đồng nghiệp của tôi ở Thượng viện tham gia cùng tôi để ủng hộ Pháp Luân Công và công cuộc tìm kiếm tự do tín ngưỡng và khoan dung của các học viên. Cảm ơn tất cả các bạn vì sự cống hiến không ngừng nghỉ của các bạn cho quyền tự do biểu đạt ở Trung Quốc”.

2011-7-14-mikulski--ss.jpg
Bà Thượng nghị sĩ Barbara Mikulski của Maryland

Bà Thượng nghị sĩ Barbara Mikulski của Maryland nói trong thư rằng bà sẽ tiếp tục đấu tranh để bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới. Bà viết, “Vấn đề nhân quyền là một vấn đề cơ bản và không thể bị xâm phạm. Chúng ta không được dung thứ cho việc đe dọa, giam cầm, và đàn áp các cá nhân vì niềm tin tôn giáo, chính trị, hay triết lý của họ”.

“Hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc là mối quan tâm đặc biệt đối với tôi. Tôi tin rằng thành tích của Trung Quốc là quá đáng, và rất nhiều điều cần phải được thực hiện ở đó trước khi chúng ta có thể cho là đã có tiến bộ. Chúng ta phải tiếp tục đối thoại với Trung Quốc và thúc giục họ phải đối xử với người dân ở đất nước họ công bằng và đường hoàng”.

“Thấu hiểu những lo ngại của các bạn sẽ giúp tôi với tư cách là Thượng nghị sĩ tìm ra những cách để gây ảnh hưởng đến Trung Quốc nhằm cải thiện hồ sơ nhân quyền của đất nước này và để trở thành một công dân thế giới tốt hơn. Các bạn có thể chắc chắn rằng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh vì nhân quyền cơ bản trên khắp thế giới”, bà Thượng nghị sĩ Mikulski kết thúc thư của mình.

2011-7-14-gillibrand--ss.jpg
Thượng nghị sĩ Kirsten E. Gillibrand của New York

Thượng nghị sĩ Kirsten E. Gillibrand của New York nói bà vui mừng khi có cơ hội để gửi những lời chào đến những người tham dự cuộc mít tinh nhân quyền Pháp Luân Đại Pháp. Bà đặc biệt vui mừng được góp thêm tiếng nói của mình với những người khác trong việc công nhận ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công.

Bà viết, “Kể từ ngày đầu, Pháp Luân Đại Pháp là nguồn cảm hứng cho việc nuôi dưỡng hòa bình. Những nguyên lý chỉ đạo của nó là Chân, Thiện, và Nhẫn. Pháp Luân Đại Pháp mong muốn cho phép các học viên của mình thăng tiến tinh thần thông qua đạo đức chính trực và tập luyện năm bài công pháp–bốn bài đứng và một bài ngồi thiền. Mong muốn của tôi là những nỗ lực của các bạn và những nỗ lực chung của tất cả những người ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp sẽ truyền cảm hứng cho những người khác tham gia hành động với quy mô lớn và nhỏ, công và tư, nhằm xây dựng những cộng đồng vững mạnh hơn và một New York tốt đẹp hơn”.

2011-7-14-engel--ss.jpg
Nghị sĩ Eliot Engel (D-New York)

Nghị viên Eliot Engel của New York viết, “Kể từ mùa hè năm 1999, chính quyền Trung Quốc đã tiến hành các chính sách đàn áp, đe dọa, tống giam, tra tấn, và thậm chí giết chóc, tất cả đều trong một nỗ lực phối hợp nhằm đàn áp phong trào Pháp Luân Công. Ngày hôm nay, tôi nhận ra sức mạnh và dũng khí để đương đầu với những hành động kinh khủng này của các bạn và khen ngợi sự kiên trì của các bạn. Theo đó, tôi kêu gọi chính quyền Trung Quốc duy trì trách nhiệm bảo vệ tự do tín ngưỡng và tự do biểu đạt, các quyền tự do thiết yếu mà Tuyên ngôn toàn cầu về Nhân quyền bảo đảm cho toàn nhân loại”.

Ông nói tiếp, “Chỉ trong nửa đầu năm nay, có không dưới 35 ca tử vong là học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã được báo cáo. Bất cứ việc tra tấn về thể chất và tinh thần nào đối với các học viên đang bị giam giữ thật kinh hoàng và đáng lên án. Nó phải chấm dứt”.

“Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu cách đây mười hai năm, các học viên Pháp Luân Công đã đáp lại bạo lực nhà nước bằng cách sử dụng các phương thức hết sức hòa bình. Được truyền cảm hứng bởi một niềm tin vào sức mạnh của chân lý làm thức tỉnh lương tâm của con người và loại bỏ thù hận và bạo lực, họ cố gắng cho những người Trung Quốc thấy được bản chất thực sự của môn tập luyện tinh thần của họ, cuộc đàn áp môn tập luyện, và lịch sử bao quát hơn của đảng Cộng Sản Trung Quốc”.

“Tôi khen ngợi những người ủng hộ Pháp Luân Công vì đã sống đúng với những lý tưởng về hòa bình của các bạn trong khi đối mặt với tai ương cùng cực như vậy. Tôi ngưỡng mộ lòng dũng cảm của các bạn khi tụ hợp ở đây ngày hôm nay tại Tòa Quốc hội Hoa Kỳ và lên tiếng một cách hòa bình. Tôi cảm ơn các bạn đã tiếp tục hành động để đảm bảo rằng Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới biết được hoàn cảnh của các bạn. Và cuối cùng, tôi hy vọng rằng năm tới này sẽ là năm chúng ta có được bước tiến quan trọng và loại bỏ những hành vi quấy rối nhất từ phía chính quyền Trung Quốc”.

2011-7-14-hollen--ss.jpg
Nghị sĩ Chris Van Hollen của Maryland

Nghị viên Chris Van Hollen của Maryland nói trong thư, “Tôi chia sẻ sự ủng hộ của Chính quyền Obama với tự do tín ngưỡng ở Trung Quốc. Tôi cũng chia sẻ mối quan ngại sâu sắc về sự đối xử tàn nhẫn của chính quyền Trung Quốc đối với những người theo học Pháp Luân Công. Hoa Kỳ tiếp tục đề xuất những mối quan ngại của mình với chính quyền Trung Quốc về cuộc đàn áp tín ngưỡng ở Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công và những người khác và thúc giục chính quyền Trung Quốc phải có trách nhiệm hơn với công dân của mình và phải đối xử với toàn bộ công dân của mình theo đúng Hiến pháp và các tiêu chuẩn phổ quát về nhân quyền”.

“Tôi tham gia cùng các bạn trong việc thúc giục chính quyền Trung Quốc gìn giữ và tôn trọng nhân quyền và quyền tự do tín ngưỡng của người dân và tôi thúc giục chính quyền Trung Quốc chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công”.

2011-7-14-andrew--ss.jpg
Nghị sĩ Robert Andrew của New Jersey

Nghị sĩ Robert Andrew viết, “Cách đây mười hai năm, chính quyền Trung Quốc quyết định đàn áp hàng triệu người theo tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc, vì nó coi môn tập luyện về tín ngưỡng này là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng cộng sản của nó. Việc thiếu tự do tín ngưỡng của Trung Quốc dẫn tới việc nó bị xếp vào loại “Quốc gia cần  quan tâm đặc biệt” bởi Bộ ngoại giao Hoa Kỳ trong hơn một thập kỷ qua, vì cuộc bức hại chính những người dân mà không giới hạn một nhóm tôn giáo hay tín ngưỡng nào.”

Ông nói tiếp, “Tôi ủng hộ cuộc mít tinh để nâng cao nhận thức về mười hai năm bức hại các học viên Pháp Luân Công này. Môn tập luyện tinh thần này tập trung vào thiền định nhẹ nhàng và các bài động tác của Trung Hoa truyền thống kết hợp với một triết lý trên  cơ sở Chân, Thiện, và Nhẫn. Trước khi chính quyền phát động cuộc đàn áp, ước tính ở Trung Quốc có 70 triệu người theo học Pháp Luân Công; tuy nhiên, nhà nước đã giết hại hàng nghìn người bằng tra tấn và bị cảnh sát ngược đãi, trong khi hàng trăm nghìn người bị giam giữ, thường là trong các trại lao động. Một vài người theo học Pháp Luân Công bị giam giữ đã bị cưỡng ép về mặt tinh thần và thể chất để từ bỏ niềm tin của họ. Ngay cả những người mà không mất đi quyền tự do hay sinh mệnh vẫn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và sách nhiễu vì niềm tin của họ. Các luật sư đại diện cho các học viên Pháp Luân Công có thể bị tước quyền làm luật sư hoặc bị bắt, và thậm chí những người thân trong gia đình của các học viên vốn không tập Pháp Luân Công cũng bị bắt”.

“Thật khủng khiếp khi việc đàn áp tín ngưỡng trên quy mô rộng lớn như vậy vẫn còn tồn tại trong thời đại này, vì vậy tầm quan trọng của buổi mít tinh này không thể được coi nhẹ. Tôi đứng về phía những người theo học Pháp Luân Công không thừa nhận sự ngược đãi của Trung Quốc đối với những người đồng tu của họ, và thúc giục Trung Quốc chấm dứt những chính sách chính thức và không chính thức dẫn đến việc tra tấn, cầm tù, và giết hại các học viên Pháp Luân Công mà tội của họ chỉ là kiên định vào tín ngưỡng của họ”, Nghị sĩ Robert Andrews kết luận”.

2011-7-14-lofgren--ss.jpg
Nghị sĩ Zoe Lofgren của California

Trong thư, Nghị sĩ Zoe Lofgren của California bày tỏ sự ủng hộ của bà đối với tất cả những ai tìm kiếm tự do và nhân quyền cơ bản nhân dịp đánh dấu mười hai năm kể từ khi đảng Cộng Sản Trung Quốc bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Bà viết, “Đặc biệt khi chúng ta xem những hình ảnh hoạt động của những người trẻ tuổi đang đấu tranh cho dân chủ ở Trung Đông, chúng ta được nhắc nhở về cuộc đàn áp mà rất nhiều người trên thế giới đối mặt mỗi ngày. Tôi ca ngợi các bạn vì đã thu hút sự chú ý đến cuộc bức hại đang xảy ra ở Trung Quốc, và vì đã lên tiếng ủng hộ lòng khoan dung và tự do dân chủ”.

2011-7-14-baldwin--ss.jpg
Nghị sĩ Tammy Baldwin của Wisconsin

Nghị sĩ Tammy Baldwin của Wisconsin đã viết, “Như tất cả các bạn biết, Pháp Luân Công là một môn tập luyện tinh thần truyền thống của Trung Quốc bao gồm những lời dạy về đạo đức cho cuộc sống hàng ngày, thiền định, và bài tập luyện dựa trên các nguyên lý Chân, Thiện, và Nhẫn. Theo Báo cáo thường niên năm 2008 về Trung Quốc của Ủy ban Điều hành Quốc hội, hàng chục triệu người Trung Quốc tập luyện Pháp Luân Công trong những năm 1990 và những người theo phong trào tinh thần này ở bên trong Trung Quốc được ước tính với con số hàng trăm nghìn người bất chấp cuộc đàn áp đang diễn ra của chính quyền”.

“Từ những năm 1990, Đảng Cộng Sản này đã phát triển chiến dịch nhổ rễ Pháp Luân Công của nó–cấm các sách về Pháp Luân Công, định tội việc tập luyện môn này, và thực hiện việc bắt bớ hàng loạt các học viên. Các học viên Pháp Luân Công tiếp tục có nguy cơ bị tra tấn và ngược đãi trong trại giam đặc biệt cao và chiếm ít nhất một nửa trong số 250,000 tù nhân chính thức ghi nhận trong các trại lao động cải tạo (RTL)”.

“Hôm nay, tôi lên tiếng ủng hộ Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Wisconsin trong việc kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, và tán dương những người Trung Quốc giữ vững lập trường hòa bình và có nguyên tắc bằng việc phản đối bạo lực và bất công trong sự thống trị của Đảng Cộng Sản”.

Bối cảnh:

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tập luyện tinh thần truyền thống của Trung Quốc về tâm và thân. Môn tập luyện bao gồm các bài động tác chậm rãi, nhẹ nhàng và thiền định. Nó dễ học, thú vị khi thực hành, và miễn phí. Nguyên tắc chỉ đạo dựa trên Chân-Thiện-Nhẫn. Môn tập lần đầu tiên được giới thiệu bởi Sư phụ Lý Hồng Chí tại Trung Quốc vào năm 1992 và đã nhanh chóng phổ biến qua truyền miệng trên toàn Trung Quốc và khắp thế giới. Ảnh hưởng có lợi của nó trong việc nâng cao sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, và tính cách đạo đức của một cá nhân, chưa kể đến ảnh hưởng tích cực của nó trong cộng đồng và toàn xã hội, là không thể phủ nhận. Thực tế, Pháp Luân Công được tập luyện bởi hơn 100 triệu người ở 110 quốc gia. Các tài liệu chính của Pháp Luân Công đã được dịch sang hơn 30 thứ tiếng.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công. Kể từ khi bắt đầu cuộc đàn áp, các học viên trên khắp thế giới lên tiếng nói sự thật về Pháp Luân Công và vạch trần những tội ác của ĐCSTQ trong một nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm chấm dứt cuộc đàn áp. Sự thật chứng minh rằng cuộc đàn áp không chỉ nhắm vào niềm tin Chân-Thiện-Nhẫn của các học viên Pháp Luân Công, mà còn cố gắng phá hủy các nguyên tắc đạo đức và các giá trị tinh thần của con người.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/7/15/反迫害十二年-美国会议员齐声援(图)-243970.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/7/16/126740.html
Đăng ngày: 11–8–2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share