[MINH HUỆ 10-06-2011] Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc vào tháng 7 năm 1999. Kể từ đó, ĐCSTQ đã nỗ lực sử dụng Đại sứ quán, Lãnh sự quán và các tổ chức khác của nó ở nước ngoài để đẩy mạnh tuyên truyền chống lại Pháp Luân Công trên toàn thế giới. Cùng lúc đó, ĐCSTQ cũng đã cố gắng gây áp lực lên các chính phủ và các tổ chức trong thế giới tự do, kích động lòng căm thù đối với Pháp Luân Công. Tuy nhiên, các học viên Pháp Luân Công vẫn vững vàng. Họ kiên trì giảng rõ sự thật cho công chúng, đưa đơn kiện những người vi phạm nhân quyền ở nước ngoài, và giành được sự ủng hộ từ mọi phương diện. Trong bài báo này, chúng ta nhìn lại một vài trường hợp ở Canada và Mỹ.

Các học viên Pháp Luân Công ở Vancouver thắng kiện cho địa điểm kháng nghị

Vào ngày 19 tháng 10 năm 2010, Tòa án phúc thẩm British Columbia đã bác bỏ quy định của thành phố cấm các học viên Pháp Luân Công đặt các áp phích kháng nghị và lều phía trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Vancouver, và đã phán quyết rằng việc đó là trái với hiến pháp và đi ngược lại quyền tự do ngôn luận của các học viên theo Hiến pháp Canada.

Thẩm phán Tòa thượng thẩm British Columbia, ông Carokl Huddart đã tuyên bố rằng cả ba thẩm phán đều đồng ý rằng tòa án sơ thẩm đã sai lầm khi yêu cầu các học viên Pháp Luân Công gỡ bỏ những bảng hiệu kháng nghị trước Lãnh sự quán Trung Quốc. Việc kháng nghị của các học viên Pháp Luân Công với những bảng hiệu và một căn lều nhỏ là được bảo hộ bởi Hiến pháp Canada, vốn cho họ quyền tự do ngôn luận. Quy định của thành phố ngăn cấm họ bày tỏ quan điểm với các cấu trúc là trái với hiến pháp.

2010-10-25-vancouver-falun-gong-banner-02--ss.jpg
Kháng nghị trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Vancouver

Từ năm 2001, các học viên Pháp Luân Công ở Vancouver đã phản đối cuộc đàn áp tàn bạo của chế độ cộng sản suốt ngày đêm trước Lãnh sự quán Trung Quốc. Năm 2006, bị áp lực bởi chính quyền của chế độ Trung Quốc, thị trưởng Sam Sullivan đã đề Tòa án tối cao B.C thông qua một lệnh yêu cầu loại bỏ các bảng áp phích phản đối và túp lều màu xanh bên ngoài Lãnh sự quán, chiểu theo luật giao thông vận tải của thành phố. Các học viên Vancouver đã phản đối quyết định đó. Tháng 01 năm 2009, Tòa án tối cao B.C đưa ra phán quyết lệnh cho các học viên tháo dỡ những cấu trúc (biểu ngữ và túp lều) của họ, vì thế họ đã phản đối lại Tòa án tối cáo B.C. Ngày 19 tháng 10 năm 2010, Tòa thượng thẩm B.C đã quyết định rằng điều luật của thành phố cấm các cấu trúc phản đối là vi phạm hiến pháp.

Luật sư Joe Arvay, người khiếu nại cho Pháp Luân Công nói: “Quan tòa đã có phán quyết rằng việc thành phố Vancouver cấm địa điểm kháng nghị của Pháp Luân Công là vi phạm Hiến pháp”. Trong tuyên bố phán quyết, thành phố được phép có 6 tháng để sửa đổi những văn bản dưới luật của họ. “Trong khi đó, các học viên có thể lập tức đăng ký với thành phố và xin một nơi để đặt các bảng kiến nghị và phục hồi căn lều xanh nhỏ của họ ở trước Lãnh sự quán. Quyết định của thành phố phải nhất quán với Hiến pháp.”

24 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần, các học viên Vancouver thay phiên nhau phản đối cuộc đàn áp tàn bạo bằng cách ngồi yên lặng và ôn hòa trước Lãnh sự quán Trung Quốc. Bất chấp trong mùa đông giá lạnh hay mùa hè nóng bức, trời mưa hay đông tuyết, các học viên chưa bao giờ dừng việc phản đối ôn hòa của họ. Một nữ học viên đã trải qua 5 mùa Giáng Sinh trước Lãnh sự quán.

Nhiều học viên đều đã có trải nghiệm như vậy: Khi họ giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công cho một người lạ, người đó sẽ nói: “Ồ, tôi biết Pháp Luân Công”. Khi được hỏi họ đã nghe về Pháp Luân Công ở đâu, nhiều người nói họ có nhìn thấy các bảng trưng bày Pháp Luân Công trên phố Granville.

Khi một chiếc xe buýt chở khách du lịch Trung Quốc đi ngang qua, người hướng dẫn tự động chỉ về phía họ: Đây là địa điểm kháng nghị [của] Pháp Luân Công, đó là Lãnh sự quán Trung Quốc.

Tòa án nhân quyền Ontario tuyên bố Hiệp hội Người Hoa cao tuổi ở Ottawa vi phạm luật nhân quyền về phân biệt đối xử đối với Pháp Luân Công

Tòa án Nhân quyền Ontario đã ra phán quyết ngày 27 tháng 4 năm 2011 rằng Hiệp hội Người Hoa cao tuổi (bên bị) đã vi phạm luật Nhân quyền Ontario và phân biệt đối xử đối với bà Diaming Huang (nguyên cáo) trên cơ sở niềm tin của bà.

Bà Huang 78 tuổi. Bà nhập cư tới Canada năm 1992 và bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công năm 1998. Sau khi tập luyện, các bệnh tật của như bệnh viêm xoang và trượt đốt sống đã biến mất. Khi bà Huang đang tham gia  lễ đón chào năm mới tại Hiệp hội Người Hoa cao tuổi ngày 29 tháng 12 năm 2001, thì bà nhận thấy rằng một quan chức Đại sứ quán Trung Quốc trong số những người có mặt đang chú ý đến bà. Vài phút sau, thư ký của hiệp hội, ông Feng Xu, đến gần bà và nói với bà rằng ban quản lý đã quyết định rằng họ sẽ không chấp nhận các học viên Pháp Luân Công nữa.

2006-1-28-canadacase-01--ss.jpg
Bà Daiming Huang tại một cuộc họp báo ngày 18 tháng 01 năm 2006

Khi bà trở lại vào tháng 02 để đón chào Tết Nguyên Đán và để hỏi chủ tịch hội về quyết định tước bỏ tư cách thành viên của mình, bà đã bị nhục mạ bởi những thành viên khác, họ nói rằng bà là một phần tử của một nhóm người bị cấm ở Trung Quốc trong khi những vị cao tuổi khác đứng ngoài theo dõi.

Trường hợp này của bà Huang là liên quan đến  tổ chức bị cáo, Hiệp hội Người Hoa cao tuổi ở Ottawa, một tổ chức xã hội bao gồm phần lớn những người cao tuổi, là những người mới nhập cư từ Trung Quốc. Bên bị là các thành viên thuộc ban quản lý Hiệp hội (“Hội đồng”): Ông Shen Gou là Giám đốc Hiệp hội và bà Feng Xu là thư ký.

Bà Michelle Flaherty, Phó chủ tịch của Tòa án đã ra quyết định: “Pháp Luân Công là một tín ngưỡng và Hiệp hội phục vụ cho thành viên phải trong khuôn khổ của Luật Nhân quyền của Ontario. Tôi phán quyết  rằng các bị cáo đã vi phạm pháp luật và phân biệt đối xử chống lại nguyên cáo dựa trên cơ sở tín ngưỡng của bà. Tòa án quyết định đơn vị bị cáo phải bồi thường cho bên nguyên tổng số tiền 15.000 USD đối với tổn thất xảy ra từ việc xâm phạm đến quyền của bà theo luật này.”

“Đây không chỉ là một thành công của bà Daimung Huang, mà còn là một thắng lợi trên thế giới trong cuộc chiến phản đối việc đàn áp Pháp Luân Công của Đảng cộng sản [Trung Quốc],” ông David Matas, cố vấn pháp lý cho bà Huang nói.

21.000 USD tiền bồi thường trong trường hợp phân biệt đối xử của nhà hàng ở thành phố New York

2009-10-9-flushing-03--ss.jpg

Ngày 01 tháng 6 năm 2008, bà Sun Zhenyu, cô Huang Wei, và con gái của cô Huang, Feng Xinye, đã tới một nhà hàng thành phố New York để dùng bữa sau khi tham gia vào một cuộc mít-tinh Pháp Luân Công gần thư viện ở Flushing.

Bà Sun mặc một chiếc áo thun màu vàng với dòng chữ Pháp Luân Đại Pháp hảo”“Chân-Thiện-Nhẫn”, nguyên lý cốt lõi của môn tu luyện tinh thần, bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.

Các nhân viên đã sớm nói rõ là ba người  không được chào đón. “Chúng tôi không bán cho Pháp Luân Công”, người đàn ông nhận đơn đặt hàng nói, theo lời bà Sun và các tài liệu của tòa án.

Khi bị ép đưa ra một lời giải thích, anh trả lời đơn giản “Chỉ là chúng tôi không bán thôi” bằng tiếng Trung Quốc, trước khi giang rộng cánh tay và xua đuổi ba người ra khỏi cửa, anh ta la lớn “Hãy ra khỏi đây!” và chỉ vào lối ra.

Con gái của Huang Wei, em Xinye, lúc này mới 9 tuổi, rất xấu hổ và hoảng sợ bởi thái độ cư xử của họ, và [cô bé] bắt đầu khóc.

Bà Sun, 48 tuổi, tới Mỹ năm 1992 và làm nghiên cứu về sinh vật học, nói bà đã gặp tình huống “rất khó chịu” và “bẽ mặt”.

“Tôi chưa bao giờ trải qua điều gì như thế này trước đây,” bà nói trong một cuộc phỏng vấn. “Tôi chưa bao giờ nghĩ điều như thế này có thể xảy ra, từng ở Mỹ nhiều năm như thế. Bất kỳ tôn giáo nào, bất kỳ tín ngưỡng nào, cũng không nên bị phân biệt đối xử ở Mỹ.”

Ban Nhân Quyền tiểu bang New York đưa ra quyết định ngày 02 tháng 10 năm 2009, yêu cầu nhà hàng Lucky Joy ở Flushing phải bồi thường thiệt hại và treo thêm một áp phích chống phân biệt đối xử do ban nhân quyền cấp ở chỗ dễ thấy. Bà Sun, cô Huang và em Xinye, mỗi người được nhận số tiền bồi thường là 7.000 USD.

2009-10-9-flushing-02--ss.jpg
Một áp phích bắt đầu bằng dòng chữ “Nạn phân biệt đối xử thực sự gây đau đớn” màu đỏ.

Ngoài ra, nhà hàng được yêu cầu thiết lập các thủ tục và chương trình giáo dục về chống phân biệt đối xử.

Tòa phúc thẩm Quebec tuyên bố tờ La Presse Chinoise phạm tội bôi nhọ phỉ báng Pháp Luân Công

Tờ báo Trung Quốc La Presse Chinoise đã đăng những bài báo phỉ báng và vu khống Pháp Luân Công và các học viên Pháp Luân Công từ ngày 23 tháng 11 năm 2001. Ngày 07 tháng 12 năm 2001, các học viên Pháp Luân Công ở miền Đông Canada đã đệ đơn kiện tờ báo. Tòa án đã ban hành lệnh cấm tờ báo và He Bin xuất bản những bài báo tương tự chống lại Pháp Luân Công.

Vụ kiện kéo dài trong 4 năm, Tòa án tối cao Quebec đã tổ chức phiên điều trần một vài lần. Tháng 11 năm 2003, các phiên điều trần đã kết thúc.

Tuy nhiên, bản án đã không có hiệu lực trong vòng 6 tháng như thẩm phán đã hứa. Ngày 07 tháng 12 năm 2005, hơn hai năm sau phiên điều trần cuối cùng, tòa án đã đưa ra phán quyết, rằng bằng chứng của các nguyên cáo không đủ để đưa ra một kết luận.

Các học viên đã đệ đơn kháng cáo lên Tòa án phúc thẩm Quebec, tòa án cao nhất ở Quebec. Tòa án đã ban hành phán quyết của mình vào ngày 14 tháng 5, quyết định tờ La Presse Chinoise phạm tội phỉ báng.

Luật sư nhân quyền nổi tiếng ông David Matas nói rằng việc phân biệt đối xử của tờ La Presse Chinoise là tương tự như sự phân biệt đối xử của ĐCSTQ. Điều đáng chú ý là ý nghĩa lớn hơn trong bản án này, nó nhấn mạnh rằng sự tuyên truyền của ĐCSTQ chống lại Pháp Luân Công được hiểu là dối trá và vu khống. Trường hợp này cũng chỉ ra rằng sự phỉ báng Pháp Luân Công của ĐCSTQ là bất hợp pháp.

Phó tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Toronto phạm tội phỉ báng

Ngày 03 tháng 02 năm 2004, Tòa án tối cao Ontario bắt đầu các thủ tục tố tụng của vụ học viên Pháp Luân Công Toronto, ông Joel Chipkar kiện Phó tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Toronto, ông Pan Xinchun về tội phỉ báng. Bị cáo Pan Xinchun đã bị kết án tội phỉ báng và buộc phải bồi thường cho những tổn thất mà ông đã gây ra cho nguyên cáo.

2011-6-9-chipkar-couple--ss.jpg
Anh Joel Chipkar và vợ

Pan Xinchun đã phỉ báng học viên Pháp Luân Công Joel Chipkar trong một lá thư được xuất bản ngày 25 tháng 4 năm 2003, trên tờ Toronto Star. Lá thư của Pan là một sự hồi đáp cho một lá thư trước đó của ông Chipkar đã chỉ trích chính phủ Trung Quốc che đậy [tình hình] bệnh dịch SARS, như cách họ làm với cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Việc che đậy này đã khiến cho bệnh SARS lây lan trên toàn thế giới nơi mà nó cũng đã làm thiệt mạng người dân Canada.

Theo phán quyết tháng 02, chủ tọa phiên tòa đã kết luận rằng Pan đã không hành động đúng tư cách của mình khi ông đưa ra lời tuyên bố về ông Chipkar và vì thế đã bị tước bỏ tư cách ngoại giao. Pan đã không tham dự phiên bào chữa cho mình. Quan tòa đã quyết định bồi thường cho ông Chipkar 1.000 USD vì vụ phỉ báng và bồi thường cho chi phí pháp lý của của ông số tiền lên tới 10.000 USD.

Phán quyết này gửi đi một thông điệp rõ ràng ràng việc đẩy mạnh cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Trung Quốc ở Canada sẽ bị các tòa án Canada xử lý. Tôi hy vọng [trường hợp này] sẽ thu hút sự chú ý chung của cộng đồng đối với việc gia tăng  thù hận vô lý ở đất nước này”: ông Perter Downard, luật sư của ông Chipkar nói.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/6/10/正义不容邪恶玷污(图)-242258.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/6/16/126069.html
Đăng ngày 26-06-2011: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share