Phát biểu tại Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Châu Úc năm 2011

[MINH HUỆ 31-05-2011] Kính chào Sư phụ! Chào toàn thể các bạn đồng tu!

Tôi đã không dự định viết bài chia sẻ cho Pháp hội lần này, bởi vì tôi đã viết bài cho Pháp hội hồi tháng 1 vừa rồi. Nhưng một vài suy nghĩ đã xuất hiện trong một lần chia sẻ tại nhóm học Pháp của tôi gần đây đã khiến tôi quyết định viết bài này. Đây là suy ngẫm và tự xem xét của tôi trong quá trình tham gia tổ chức Thần Vận năm nay.

Vài tuần sau khi biểu diễn Thần Vận kết thúc ở Sydney, tôi đã hai lần báo cáo tóm tắt tại các nhóm học Pháp, dựa trên những phản hồi và ý kiến từ các học viên khác. Sau đó tôi nghe nói nhiều học viên không thích những bản báo cáo của tôi. Họ cảm thấy rằng tôi vô trách nhiệm, cố tình khéo léo đẩy công việc cho người khác, rằng tôi tìm lý do để thoái thác trách nhiệm. Tôi cảm thấy bất công. Có bảy điều phối viên, vậy tại sao những phàn nàn đều đổ hết lên đầu tôi? Tôi tự thấy mình đã làm đúng trách nhiệm và không hề đẩy việc cho người khác. Tôi không nhớ là mình đã có phàn nàn gì về việc các học viên khác không phối hợp với tôi. Tại sao các học viên khác lại không bằng lòng với tôi?

Vì tâm tôi đã dao động và mất bình tĩnh, tôi muốn dành thêm thời gian học Pháp, tôi cần suy ngẫm, tĩnh tâm lại, và tránh vội vàng đưa ra kết luận. Tôi cũng đặt ra quyết tâm điều chỉnh trạng thái tu luyện, thay đổi thói quen đi ngủ khuya và dậy muộn, và tập công ngoài trời trở lại, vì tôi đã bỏ tập công ngoài trời trong một thời gian dài. Sư phụ đã an bài cho những ý nguyện đó của tôi. Sau khi bắt đầu tập công ngoài trời, tôi lập tức có cảm giác “…tu luyện như thủa đầu…” (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế New York 2009.) Tôi đã cảm thấy sự khích lệ và lòng từ bi của Sư phụ. Mặc dù địa điểm tập nằm dọc theo một con phố nhỏ, yên tĩnh gần nhà tôi, một người có cơ duyên đến để học các bài tập công ngay trong ngày đầu tiên. Trong ngày thứ hai, trong khi thiền định, tôi đột nhiên ngộ ra lý do tại sao nhiều người chỉ trích tôi như vậy. Đó là để giúp tôi từ bỏ một số chấp trước, và tiêu trừ một phần lớn những oán giận trong lòng. Vào ngày thứ ba, tôi gặp một học viên sống ở vùng ngoại ô gần đó. Chúng tôi không quen biết nhiều. Khi bà ấy nhìn thấy tôi, bà ấy rất vui và khuyến khích tôi lập nhóm tập hàng sáng ở khu ngoại ô. Vì công việc chuẩn bị cho Thần Vận bận rộn, tôi đã bỏ bê việc học thuộc Pháp, nhưng giờ tôi đã tiếp tục lại. Một lần nữa, tôi bày tỏ sự biết ơn đến Sư phụ vì đã dạy Pháp này cho chúng ta.

“Trong tu luyện không có đường tắt cho bất kỳ học viên nào, và đối với học viên mới cũng thế. Hãy tu luyện một cách kiên định và vững vàng, và làm tốt ba điều mà đệ tử Đại pháp nên làm.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế Miền Tây Hoa Kỳ, tạm dịch)

Sau một khoảng thời gian học Pháp và tu luyện vững vàng, tôi đã có thể tĩnh tâm lại, và tôi đã suy nghĩ về trạng thái tu luyện của mình trong khi tổ chức Thần Vận. Tôi bắt đầu nhìn ra những chấp trước và thiếu sót của tôi được phản ánh dưới hình thức những phản hồi và chỉ trích của các đồng tu như thế nào.

Đầu tiên, tôi nhận ra rằng mặc dù có bảy điều phối viên tổ chức Thần Vận ở Sydney, tôi phải gánh 99% trách nhiệm cho những gì diễn ra không suôn sẻ. Là điều phối viên chính, tôi đã không làm hết 100% sức mình, và không toàn tâm chú ý đến nhiều chi tiết. Rất nhiều thứ chỉ được làm qua loa bề mặt. Tôi đã không cởi mở chia sẻ với các điều phối viên khác để xóa bỏ khoảng cách giữa chúng tôi. Khi tôi nhận ra sự sao nhãng khỏi những chiến lược quảng bá đã được đề xuất và những quyết định yếu kém được đưa ra, tôi đã không vạch chúng ra một cách kịp thời để mọi người cùng điều chỉnh. Thay vào đó, tôi chọn cách trốn tránh đưa ra quyết định và giữ một thái độ bị động, vô vọng, vì thế đẩy trách nhiệm ra quyết định cho những điều phối viên khác. Trên bề mặt ý định của tôi là hòa hợp chỉnh thể bằng cách không nhấn mạnh vào ý kiến cá nhân mình. Tôi đã cố tránh tạo ra mâu thuẫn và rào cản trong các học viên. Tuy nhiên, khi hướng nội sâu hơn, tôi nhận ra tôi đã tự bảo vệ mình một cách ích kỷ, tôi đã sợ bị người khác công kích, và tôi đã thiếu trách nhiệm với Pháp và với nghĩa vụ cứu độ chúng sinh.

Cổ nhân có câu: “Đừng dùng người mà bạn nghi ngờ, và đừng nghi ngờ người mà bạn dùng.” Tôi đã có vài ý kiến khác biệt với các điều phối viên khác trong việc thu xếp vé bán theo nhóm và bán cho hội từ thiện. Mặc dù tôi không phản đối hay có ý kiến tiêu cực về cách họ làm, thực ra đó là sự hờ hững của tôi, núp dưới các vỏ bề ngoài là ý muốn hòa hợp chỉnh thể. Tôi cũng đã không cư xử như một đệ tử chân chính vì tôi đã không cố gắng truyền đạt và chia sẻ cởi mở với các điều phối viên khác để loại bỏ khoảng cách giữa chúng tôi. Thay vào đó, tôi chọn cách tránh né vấn đề một cách bị động. Mặc dù chúng tôi dường như hòa hợp ở bề ngoài, nhưng đã có tồn tại những khoảng cách trong tâm. Điều này quả là đã tạo nên một chướng ngại to lớn ở không gian khác làm cản trở đến mục đích chung của chúng tôi là cứu độ chúng sinh.

Khi tôi nhìn thấy những nỗ lực quảng bá mà không nằm trong hoạch định ban đầu sẽ thất bại, tôi đã không giúp thay đổi tình hình, và đó là thiếu trách nhiệm với Đại Pháp. Ví dụ, một số lượng lớn các học viên đã dành ra vài tháng gõ cửa khoảng trên một nghìn công ty để quảng bá Thần Vận. Sau khoảng một tháng, không có kết quả cụ thể và cũng không theo dõi kịp thời. Tôi đã không đồng ý với việc sử dụng cách thức này và hình thành những suy nghĩ tiêu cực về những học viên làm theo cách này. Tôi cảm thấy họ chấp trước vào “tự ngã” và không muốn nghe góp ý của người khác. Nhưng bản thân tôi lúc đó đã không bỏ qua được “tự ngã” của mình, tôi cũng không chủ động chia sẻ với các điều phối viên để cải thiện tình hình. Tôi đã tránh né vấn đề và nảy sinh tâm oán giận trong lòng, và không sẵn sàng nói chuyện thẳng thắn với các học viên có liên quan.

Khi tôi nhận ra có nhiều vấn đề với sự điều phối Thần Vận năm nay, tôi đã hình thành một thái độ bị động. Tôi cảm thấy những vấn đề đó thuộc về trách nhiệm của các điều phối viên khác. Đúng như câu chuyện, “Một nhà sư gánh hai xô nước, hai nhà sư thì mỗi người gánh một, nhưng nếu có nhà sư thứ ba thì không ai muốn gánh nữa.” Dường như không có ai thật sự có trách nhiệm. Đội bán vé nhóm bị chia rẽ, và mỗi bên có cách nhìn khác về chiến lược và cách làm. Từ đó hình thành các nhóm độc lập và không có sự chia sẻ hay hợp tác giữa các nhóm. Thậm chí họ đấu tranh với nhau để giành nhân lực. Tôi nhận ra vấn đề, nhưng cảm thấy bất lực không thể cải thiện tình hình. Tôi đã không thật sự có trách nhiệm với Pháp, cũng không chủ động chia sẻ với các học viên để tạo thành một chỉnh thể vững vàng.

Một số điều phối viên nói rằng họ sẽ chịu trách nhiệm vì đã không làm tốt năm nay, nhưng năm tới họ sẽ không sẵn sàng nhận nhiệm vụ điều phối viên nữa. Tôi cũng bắt đầu nghiêm túc xem xét mình có can đảm nhận trách nhiệm cho năm nay hay không. Có thể tôi nên từ chức điều phối viên chính và để cho người khác có khả năng hơn nhận công việc này. Dù thế nào, ở Sydney, có nhiều học viên có năng lực và nhiều học viên lâu năm. Tôi đã làm điều phối viên Thần Vận trong vài năm và chưa bao giờ làm tốt. Có phải tôi chấp trước vào vị trí điều phối này? Một ngày, trong khi phát chính niệm, tôi đột nhiên ngộ ra rằng làm một điều phối viên không phải là chấp trước, cũng không phải là vì quyền lực, đó là lời thệ ước mà đệ tử Đại Pháp đã lập từ rất lâu rồi. Chẳng phải là tôi sẽ phá bỏ thệ nguyện nếu tôi lẩn tránh công việc này? Một đệ tử Đại Pháp liệu có thể không hoàn thành lời thệ ước của mình? Khi đối mặt với áp lực thất bại và chỉ trích, sẽ là quá dễ dàng để thoái lui và tránh né tất cả, nhưng liệu như thế trạng thái tu luyện của tôi có thể tiến bộ được không? Có thể đối diện với những thiếu sót của chính mình và chỉ trích từ bên ngoài, và làm tốt bổn phận và trách nhiệm trong khi tu luyện tinh tấn; đó chẳng phải là những yêu cầu của quá trình tu luyện ư?

Một lần trong khi các học viên chia sẻ với nhau, họ phàn nàn về thực tế rằng ở Sydney các điều phối viên tổ chức Thần Vận thay đổi vị trí hàng năm, điều đó khiến cho các học viên làm việc trong dự án không có cơ hội để phát triển và trưởng thành. Khi một cơ cấu quản lý được đề xuất và đến lúc tuyển dụng các ứng viên, nhiều học viên được hỏi liệu họ muốn làm Giám đốc điều hành hay vị trí khác. Không một ai muốn làm vị trí điều phối viên. Có người còn nói, “Đừng bao giờ nghĩ đến chuyện hỏi tôi làm việc này,” và những người khác nói họ quá mệt mỏi và cần nghỉ ngơi, hoặc là họ vừa mới làm một nhiệm vụ khác xong. Tôi biết là làm điều phối viên ở Sydney rất khó. Việc chúng ta phải thay đổi người hàng năm chứng tỏ rằng trong cương vị người điều phối viên chính của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Sydney, tôi đã thất bại trong việc điều động và tổ chức các học viên có năng lực làm việc một cách hiệu quả cùng nhau để quảng bá Thần Vận hay giúp cho các hạng mục Đại Pháp khác. Tôi có thể hiểu lý do tại sao các học viên không muốn nhận lấy công việc điều phối viên. Họ sợ sẽ làm thất vọng các đồng tu và sẽ là một trách nhiệm lớn lao nếu mọi việc không suôn sẻ. Vị trí này đòi hỏi một người có năng lực tầm cỡ để cáng đáng được công việc mà quản lý một khoản tiền lớn. Không những công việc này mang tính chất tự nguyện, mà trong đó cũng có gánh nặng về trách nhiệm tài chính. Có rất nhiều hy sinh như thời gian, công việc và gia đình. Tôi cũng hiểu rằng ở Sydney, mọi người đều sợ làm điều phối viên. Trước mặt nhiều người tài giỏi, người ta càng bị thách thức nhiều hơn để hoàn thành công việc thật tốt. Hoặc nếu bạn đã làm tốt rồi đi nữa, họ sẽ băn khoăn liệu bạn có thể làm tốt hơn nữa không. Cũng có những người dường như chẳng nghĩ gì đến việc sẽ bỏ cuộc giữa chừng. Rõ ràng, nếu họ không thể hoàn thành trọn vẹn, sẽ có người khác có khả năng thay thế. Nhưng trong thực tế, có rất nhiều nhiệm vụ khó khăn mà không ai dám đảm đương. Kinh nghiệm của tôi là đứng dậy sau khi thất bại và tiếp tục gánh vác trách nhiệm còn khó hơn rất nhiều so với lảng tránh trách nhiệm sau khi vấp ngã. Bởi vì rất khó, nên đó mới là tu luyện phải không? Đối mặt với áp lực và hiểu nhầm, tôi có sẵn sàng đảm nhận công việc mà không một lời ca thán? Tôi có sẵn sàng cống hiến hết mình? Nếu không còn ai tu luyện và tôi là người học viên cuối cùng sót lại, liệu tôi có tiếp tục tu hay không? Tôi có can đảm để gắn bó với công việc Chính Pháp và cứu độ chúng sinh hay không?

Tôi viết bài chia sẻ này như một suy ngẫm và tóm lược lại những gì tôi học được từ chính bản thân và trạng thái tu luyện của tôi trong quá trình tổ chức Thần Vận năm nay. Cho phép tôi được trích dẫn đoạn Pháp sau từ kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế New York 2009” để kết lại bài chia sẻ của tôi với các đồng tu,

“…trong tu luyện ấy, mọi người đều biết rằng chịu khổ là rất khó; trên thực tế chịu khổ vẫn không phải là [điều] khó khăn nhất. Khổ ấy, có thêm khổ nữa, [thì] qua rồi là minh bạch ra; nhưng tu âm thầm trong tịch mịch một cách vô vọng, không nhìn thấy hy vọng, đó là khó nhất. Chủng loại tu luyện nào đều sẽ trải qua khảo nghiệm như thế, đều đi trên [đoạn] đường ấy. Có thể kiên trì thường hằng, không ngừng tinh tấn thì mới là tinh tấn thực sự. Lời này là được giảng như thế, [nhưng] khi thực hiện thực sự là khó lắm, vậy nên mới nói cứ tu luyện như thủa đầu, tất thành chính quả.”

Con xin cảm tạ Sư phụ! Cám ơn các bạn đồng tu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/5/31/在做神韵协调人后的反思-241621.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/6/7/125864.html
Đăng ngày 26-06-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share