Bài viết bởi Chung Duyên

[MINH HUỆ 24-04-2011] Cách đây 12 năm, vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã đến Văn phòng Kháng cáo ở Bắc Kinh, để yêu cầu quyền cơ bản về tín ngưỡng. Các học viên đã tự giữ kỷ luật cao trong suốt quá trình, với thái độ rất ôn hòa và lý trí. Đó là một cuộc thỉnh nguyện lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tuy nhiên, một vài tháng sau, bộ máy tuyên tuyền của chế độ đã biến cuộc thỉnh nguyện ôn hòa thành một “cuộc bao vây” trong nỗ lực biện minh cho cuộc bức hại trong ý thức của người dân.

2004-4-23-425_p--ss.jpg
2005-4-26-425-xfb-1--ss.jpg

“Cuộc thỉnh nguyên ngày 25 tháng 4” năm 1999

Mười ngàn học viên không là quá nhiều

Những người đã quen với lối nghĩ của văn hóa Đảng có thể đồng tình với lý lẽ biện minh của ĐCSTQ – rằng có quá nhiều học viên đến để thỉnh nguyện. Nếu sự việc cảnh sát Thiên Tân đánh đập và giam giữ bất hợp pháp các học viên xảy ra trong một xã hội với một hệ thống pháp lý hợp lý, có lẽ chỉ cần một người thỉnh nguyện là đủ để có được một giải pháp công bằng. Hiến pháp của bất kỳ nước nào [cũng] nên bảo vệ quyền cơ bản của người dân; nhưng hoàn cảnh ở Trung Quốc lại hoàn toàn trái lại. Chúng ta phải thừa nhận thực tế đơn giản rằng quyền lực chính trị vượt trên luật pháp tại Trung Quốc. Người dân Trung Quốc đã mất niềm tin vào chế độ độc tài lâu dài của ĐCSTQ.

Ngay cả khi như vậy, với tâm đại thiện và đại nhẫn, các học viên Pháp Luân Công vẫn quyết định thỉnh nguyện với chính phủ và lý trí giảng rõ sự thật, hy vọng vấn đề sẽ được giải quyết ôn hòa. Pháp Luân Công đã phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc trong thời gian đó – hàng triệu người được hưởng lợi ích từ môn tập. Các học viên không muốn nhìn thấy thêm nhiều vụ đối xử phi lý từ phía chính phủ; Một số người trong số họ tình nguyện đến Văn phòng Kháng Cáo Nhà nước để giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công.

Theo một bài báo của tờ Tân Hoa Xã, đã có 70 đến 80 triệu học viên ở Trung Quốc trong thời gian đó, vì vậy 10.000 người đến thỉnh nguyện chỉ tượng trưng cho một con số nhỏ.

Để thỉnh nguyện tới chính phủ, các học viên đã không thỏa hiệp với quyền lực chính trị, họ cũng không phản kháng dữ dội. Thực tế, phương thức họ lựa chọn để thỉnh nguyện phản ánh chính xác tầng thứ tu luyện của họ và tâm thái từ bi. Họ đã cho các quan chức chính phủ có đủ thời gian để hiểu Pháp Luân Công và đưa ra quyết định đúng đắn. 10 nghìn học viên này đại diện cho yêu cầu và mong muốn của hàng triệu học viên. Trong hoàn cảnh này, 10.000 người là một con số nhỏ.

ĐCSTQ sau đó đã để lộ ý định bức hại Pháp Luân Công

Vài tháng sau cuộc thỉnh nguyện, ĐCSTQ đã xuyên tạc sự thật và bắt đầu đưa tin rộng rãi qua cơ quan ngôn luận của nó rằng 10.000 học viên Pháp Luân Công “đã bao vây” Trung Nam Hải. Cách ĐCSTQ dàn xếp và đàn áp “cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4” ôn hòa cũng đã cho thế giới thấy rằng bản chất tà ác của Đảng sẽ không thay đổi, thậm chí khi họ đối mặt với những học viên ôn hòa nhất, những người chỉ yêu cầu những quyền cơ bản theo hiến pháp. Trong thực tế, không chỉ các học viên Pháp Luân Công mà cả các công nhân bị sa thải, những người bị ngộ độc thực phẩm độc hại và những người từ trận động đất năm 2008 và các nhà hoạt động chính trị, không một ai trong số những nhóm người vốn đang bị đàn áp bởi ĐCSTQ có được quyền kháng nghị cơ bản.

Đối với người dân Trung Quốc, kháng nghị tới chính quyền trung ương luôn luôn là quyền con người cơ bản vốn được công nhận rộng rãi trong suốt lịch sử Trung Quốc; Nhưng ngày nay, ĐCSTQ đã không cho người dân Trung Quốc cái quyền này. Một biểu ngữ [có dòng chữ]: “Đàn áp việc thỉnh nguyện bất hợp pháp” đã được dựng lên ở trạm xe bus ở tỉnh Hà Bắc. Và ở tỉnh Hà Nam, các biểu ngữ với dòng chữ: “Nếu  đi kháng cáo, sẽ phải hối tiếc trong phần đời còn lại.” Các thông điệp khác, như: “Nếu kháng cáo một lần, sẽ bị cảnh cáo nghiêm khắc; và nếu kháng cáo hai lần, sẽ bị bắt giữ; và nếu kháng cáo ba lần, sẽ bị kết án giam giữ ở trại lao động cưỡng bức” được nhìn thấy ở khắp nơi.

2011-4-23-banner_shangfang--ss.jpg
Một biểu ngữ ở huyện Linxian, tỉnh Hà Nam: “Nếu kháng cáo một lần, sẽ bị cảnh cáo nghiêm khắc; và nếu kháng cáo hai lần, sẽ bị bắt giữ; và nếu kháng cáo ba lần, sẽ bị kết án giam giữ ở trại lao động cưỡng bức”

Theo quy định của ĐCSTQ, việc kháng cáo tới chính phủ đã trở thành phi pháp. Chỉ từ một điểm này chúng ta có thể thấy ĐCSTQ đã đem đến cho người dân Trung Quốc một thảm họa nhân quyền như thế nào.

“Cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4” ôn hòa nêu một tấm gương tốt

Đã 12 năm kể từ khi chế độ cộng sản bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Lúc mới bắt đầu ba chính sách đã được áp dụng với các học viên [Pháp Luân Công]: “Bội nhọ thanh danh, vắt kiệt tài lực, và hủy hoại thân thể.” Tuy nhiên, hàng trăm phương pháp tra tấn và các trung tâm tẩy não trên toàn quốc đã không thể nhổ tận gốc được các học viên Pháp Luân Công ngay cả trong những thời khắc đen tối nhất.

Ngược lại, Pháp Luân Công đã phổ truyền tới hơn 100 quốc gia trên thế giới. Sau khi các học viên trong và ngoài nước kiên định giảng rõ sự thật suốt 12 năm qua, ngày càng nhiều người hiểu rõ sự thật và nhận ra bản chất thật sự của ĐCCTQ.

Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa cách đây 12 năm không chỉ là một dấu ấn đạo đức, mà còn là một khuôn mẫu tốt nhất để người dân Trung Quốc có thể biểu lộ sự phản đối của mình trước sự bạo hành của ĐCSTQ và duy trì quyền lợi của bản thân.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/4/24/“四 –8226-二五”万人上访去的人多吗–239498.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/4/26/124660.html
Đăng ngày 29-04-2011: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share