Bài viết của Đường Ân

[MINH HUỆ 22 – 03 – 2011] Ethiopia nằm trên vịnh châu Phi và có dân số xấp xỉ 85 triệu người. Đây là đất nước đông dân thứ hai ở châu Phi. Thủ đô Addis Ababa của Ethiopia là thủ đô có độ cao thứ ba trên thế giới, và có khu họp chợ ngoài trời lớn nhất, nổi tiếng khắp châu Phi với tên gọi là Mercato. Những ghi chép sớm nhất về Ethiopia xuất hiện ở Ai Cập cổ. Ethiopia là quốc gia châu Phi duy nhất có hệ thống lịch riêng, và còn giữ được ngôn ngữ và chữ viết bản địa. Pháp Luân Đại Pháp, còn được biết đến là Pháp Luân Công, đã được phổ biến đến quốc gia châu Phi này.

2008-3-8-ethiopialiangong-01--ss.jpg
Một nhóm hơn 200 học viên Pháp Luân Công tập các bài công pháp

Sách Pháp Luân Công của Sư phụ Lý Hồng Chí được xuất bản bằng tiếng Amharic; Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Ethiopia được thành lập

Tháng 3 năm 2006, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Ethiopia chính thức được thành lập sau khi được chính phủ Ethiopia phê chuẩn. Các học viên đã dịch sách Pháp Luân Công của Sư phụ Lý sang tiếng Amharic, là ngôn ngữ chính thức của Ethiopia. Càng ngày càng có nhiều người ở đó bắt đầu học và tập Pháp Luân Công.

2006-8-3-ethiopian-02--ss.jpg
Bìa sách Pháp Luân Công bằng tiếng Amharic

Chia sẻ kinh nghiệm tu luyện có lợi cho sự đề cao

Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Ethiopia đã tổ chức Pháp hội giao lưu tâm đắc thể hội Pháp Luân Đại Pháp Ethiopia đầu tiên vào ngày 15 tháng 9 năm 2007 tại Addis Ababa. Đó là Pháp hội thứ hai ở châu Phi. Ethiopia là một quốc gia với hơn 70 vùng miền và các nhóm dân tộc, vì vậy những học viên từ các nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau đã cùng đến vì sự kiện lớn này.

2007-10-3-ethopiafahui-01--ss.jpg
Pháp hội giao lưu tâm đắc thể hội Pháp Luân Đại Pháp Ethiopia đầu tiên được tổ chức tại Addis Ababa

2007-10-3-ethopiafahui-02--ss.jpg
Các học viên tham dự Pháp hội

Các học viên ở Ethiopia đã tổ chức một Pháp hội giao lư tâm đắc thể hội và một nhóm tập công lớn vào tháng 3 năm 2008 ở Metu. 238 học viên đã tham gia nhóm tập công ở sân bóng Metu trong khi hơn 1.000 người dân địa phương rất quan tâm theo dõi. Pháp hội được tổ chức trong một thính phòng ở địa phương vào buổi tối hôm đó.

2008-3-8-ethiopialiangong-03--ss.jpg
Tháng 3 năm 2008, các học viên Ethiopia tập công tại sân bóng Metu

Hướng dẫn các bài công pháp Pháp Luân Công và truyền đi những thông điệp tốt đẹp và yên hòa

2006-8-3-ethiopian-01--ss.jpg
Các học viên Ethiopia cùng tập công

Chủ nhân của một trung tâm thể dục ở Adis Ababa đã mời các học viên đến biểu diễn bộ năm bài công pháp ở trung tâm thể dục đó vào tháng 8 năm 2004. Ngoài ra, các học viên được một trường võ thuật mời tham dự triển lãm thường niên. Hoạt động này được tổ chức tại một hội trường hòa nhạc nổi tiếng. Các học viên biểu diễn các bài công pháp và phân phát các tờ rơi tới khoảng một nghìn người.

2007-11-7-ethiopia-02--ss.jpg
Các học viên Pháp Luân Công biểu diễn bộ 5 bài công pháp uyển chuyển

Ngày 8 tháng 9 năm 2007, ba ngày trước lễ kỷ niệm Nghìn năm Ethiopia, các học viên Pháp Luân Công ở địa phương được mời đến biểu diễn các bài công pháp Pháp Luân Công tại trường đại học Infonet ở Addis Abeba. Họ được chào đón bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt của những người dân địa phương. Một vài học viên đã biểu diễn bộ 5 bài công pháp với nhạc “Phổ Độ”. Sau sự kiện, mỗi khán giả nhận một tờ rơi Pháp Luân Công.

Nghị quyết của Tổ chức Nhân quyền APAP: Lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động cuộc bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Công. Hơn 3.400 học viên được xác nhận là đã chết do đàn áp. Hàng chục nghìn học viên bị giam giữ trái phép trong các nhà tù và trại lao động cưỡng bức, hàng nghìn học viên đã bị tiêm những loại thuốc hủy hoại hệ thống thần kinh trung ương, và vô số học viên bị giam giữ trong các trung tâm tẩy não hoặc trở nên vô gia cư để tránh bị đán áp. Nhiều trại lao động cưỡng bức đã phạm tội mổ cướp nội tạng từ những học viên Pháp Luân Công đang còn sống.

2005-3-21-resolu1--ss.jpg

2005-3-21-resolu2--ss.jpg
Tổ chức Nhân quyền APAP của Ethiopia đã thông qua nghị quyết lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chế độ cộng sản Trung Quốc

Hơn 11 năm qua, các học viên trên khắp thế giới đang nói về Pháp Luân Công và vạch trần những tội ác của ĐCSTQ, với một nỗ lực không biết mệt mỏi nhằm chấm dứt cuộc đàn áp. Người dân ở các quốc gia khác nhau dần dần hiểu ra tình huống chân thực ở Trung Quốc. Cộng đồng quốc tế đã lên án cuộc đàn áp phi nhân tính và tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Ngày 15 tháng 3 năm 2005, Tổ chức Nhân quyền Ethiopia, Hội Liên hiệp Nghề nghiệp Hành động vì Người dân (APAP) đã thông qua một nghị quyết lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Nghị quyết kêu gọi ĐCSTQ ngay lập tức chấm dứt việc giết hại,  tra tấn các học viên Pháp Luân Công, và thả ngay lập tức các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp pháp. APAP kêu gọi Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNCHR) ra một tuyên bố chính thức lên án cuộc đàn áp và thúc giục ĐCSTQ chấm dứt đàn áp. Nghị quyết cũng trình lên bà Louise Arbour, Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền, ông Meles Zenawi, Thủ tướng Ethiopia, và ông Seyoum Mesfin, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ethiopia.

Tờ Hope Africa thực hiện một cuộc phỏng vấn học viên Pháp Luân Công

Hope Africa, một tờ báo lưu hành tại châu Âu và châu Phi, đã xuất bản một bài phỏng vấn với một học viên Pháp Luân Công trên ấn bản số 5 vào năm 2005. Bài báo có tiêu đề, “Pháp Luân Công là gì?” Phóng viên đã phỏng vấn ông Yonas Taddesse Biru 37 tuổi, là người sinh ra tại Addis Ababa, Ethiopia.

2005-11-6-hope_africa--ss.jpg
Tờ Hope Africa tiến hành phỏng vấn một học viên Pháp Luân Công Ethiopia

Ông Biru nói trong bài phỏng vấn rằng thông qua tập luyện Pháp Luân Công, các học viên dần dần học được cách đặt người khác lên trước và vứt bỏ những dính mắc ích kỷ. Họ có được trải nghiệm sức khỏe phi thường và năng lượng lớn mạnh trong cuộc sống hằng ngày. Thế giới trở thành một nơi khác. Đây là sức mạnh của cuộc sống khi hòa vào với bản tính của vũ trụ – sức mạnh của trở về với bản nguyên, trở với bản ngã chân chính của con người. Ông Biru nói rằng những ai chân chính tu luyện Pháp Luân Công sẽ trải nghiệm được những cải thiện về sức khỏe, một môi trường an bình và hài hòa và sẽ có khả năng giải quyết những mâu thuẫn một cách hòa bình. Ông chân thành nói, “Những người đồng hương châu Phi của tôi, theo như kinh nghiệm xác thực cá nhân của tôi, tôi khuyên các bạn hãy tìm hiểu kỹ về phương pháp tu luyện rất hay này và hưởng lợi ích từ nó.

Ngoài ra, xin hãy nói ‘không’ với cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Sự giúp đỡ của các bạn sẽ thay đổi số phận bi thảm của rất nhiều người, và lòng tốt của các bạn sẽ chấm dứt cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Sự bước ra của các bạn không chỉ cho người dân Trung Quốc, mà còn bảo vệ các yếu tố cơ bản về lòng tốt và chuẩn mực của con người mà chính sự tồn tại của chúng ta lại dựa vào đó, và bằng cách này khuyến khích việc thiết lập nền hòa bình chân chính và lâu dài”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/3/22/修者足迹遍天涯–埃塞俄比亚(图)-237951.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/3/24/124014.html
Đăng ngày: 11– 04 – 2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share